VỠ TỬ CUNG (Kỳ 2) 3.3.1. Dấu hiệu báo trước khả năng nứt sẹo mổ cũ: - Thai phụ có tiền sử mổ tử cung lấy thai hoặc mổ bệnh lý như bóc nhân xơ tử cung. - Trong ba tháng cuối hay trong chuyển dạ thai phụ thấy: + Đau bụng từng cơn nhẹ trong ba tháng cuối hay đau bụng khi chuyển dạ. + Khi đau bụng thai phụ thấy ở vùng tử cung nơi có sẹo mổ tử cung cũ có một điểm đau khư trú tương ứng với sẹo mổ tử cung cũ. + Khám: nắn trên thành bụng thấy có điểm đau cố định khư trú ở vùng có sẹo mổ tử cung cũ. Đó là ba dấu hiệu lâm sàng báo hiệu sắp nứt vùng sẹo mổ tử cung cũ. 3.3.2. Dấu hiệu nứt sẹo, hay vỡ tử cung ở tử cung có sẹo mổ cũ. - Cơ năng: + Tiền sử có sẹo mổ tử cung cũ, đặc biệt những sẹo mổ do vỡ tử cung, doạ vỡ tử cung, hay bóc nhân xơ tử cung, hay nhiễm trùng sau mổ. + Bệnh nhân thấy đau bụng từng cơn nhẹ nhưng mỗi cơn đau co tử cung bệnh nhân thấy một điểm đau cố định ở vùng sẹo mổ tử cung cũ( ví dụ: sẹo mổ lấy thai có điểm đau ở vùng hạ vị). + Sau đó bệnh nhân thấy ra vài giọt máu đỏ tươi qua âm đạo, cơn co và điểm đau khu trú đó càng rõ rệt hơn. - Thực thể: + Có cơn co tử cung rõ nhưng không mạnh lắm, như bình thường. + Nắn tử cung phát hiện có điểm đau và vị trí đau và tương ứng với đường sẹo mổ tử cung cũ. Nhiều khi vẫn thấy hình dáng tử cung bình thường. + Thăm âm đạo ối còn hay đã vỡ, nhưng quan trọng là máu đỏ tươi theo tay. Đôi khi có thể thấy nứt sẹo hay vỡ tử cung ở tử cung có sẹo cũ không hoàn toàn. Sẹo ở tử cung thì nứt nhưng sẹo ở phúc mạc đoạn dưới thì căng phồng chưa nứt, do đó . - Nhìn vẫn thấy tử cung nhưng phồng ở đoạn tương ứng vết mổ cũ. - Nắn thấy điểm đau khu trú ở vết sẹo mổ cũ. - Thăm âm đạo có máu theo tay. 4. XỬ TRÍ 4.1. Trong khi có thai, đôi khi có nứt sẹo mổ tử cung ở 3 tháng cuối. Do vậy những thai phụ có thai mà tử cung có vết ổ cũ phải đăng kí và quản lý thai nghén ở cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật. Tháng cuối thời kì thai nghén nên vào viện trước ngày dự kiến đẻ khoảng 1 tháng, đặc biệt ở nững thai phụ có vết mổ tử cung cũ dưới 24 tháng. Những thai phụ có khung chậu bất thường như hẹp, méo, gù, vẹo hay người thấp bé, nên đăng kí đẻ ở cơ sở y tế có khả năng phẫu thuật. 4.2. Trong khi chuyển dạ. Những thai phụ có nguy cơ đẻ khó như khung chậu bất thường, người thấp bé, tử cung có sẹo mổ cũ, ngôi bất thường hoặc có tiền sử đẻ khó phải được chuyển tuyến ngay tử tuyến cơ sở lên tuyến có khả năng phẫu thuật, phải được bác sĩ chuyển khoa và nữ hộ sinh điều dưỡng khám xác định. Khi có nguy cơ vỡ tử cung phải đựoc theo dõi sát . 4.2.1. Nếu là doạ vỡ tủ cung. - ở tuyến cơ sở: cần tiêm ngay thuốc giảm co tử cung như papaverin 0,04g buscopan 0,02, ritodron ( Pre- Par) ống 50mg/ml.Tuỳ theo chỉ định của bác sỹ tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch chậm. Sau đó chuyển ngay lên tuyến trên bằng phương tiện nhẹ nhàng an toàn có điều dưỡng viên hoặc nữ hộ sinh, hoặc bác sỹ đi kèm. - ở tuyến bệnh viện có khả năng phẫu thuật: tuỳ theo tình hình điều kiện sản khoa mà có hai hướng: - Nếu đủ diều kiện làm fooc xep lấy thai . - Nếu không đủ điều kiện fooc xep thì phải mổ lấy thai, người điều dưỡng làm công tác chuẩn bị thai phụ để mổ cấp cứu. 4.2.2. Nếu là vỡ tử cung: - ở tuyến cơ sở: hồi sức tích cực và chống sốc rồi chuyển đến cơ sở có phẫu thuật để mổ cấp cứu. - ở tuyến bệnh viện chuyên khoa, tốt nhất xử trí giai đoạn doạ vỡ. Cần hồi sức tích cực bằng nguồn máu và chống sốc, đôi khi vừa hồi sức vừa mổ. 4.2.3 Nếu nứt sẹo mổ cũ: ở tuyến cơ sở: dùng thuốc giảm co mạnh rồi chuyển tuyến trên, nếu có dấu hiệu đau ở vết mổ tử cung cũ. Nếu đã nứt sẹo mổ tử cung cũ: dùng ngay thuốc giảm co và hồi sức tích cức, đồng thời chuyển bệnh nhân lên tuyến trên khi huyết áp ổn định. ở tuyến trên: nếu là nứt sẹo mổ cũ thì vừa giảm co vừa hồi sức và mổ khi huyết áp ổn định. Mục đích mổ vì vỡ tử cung nói chung là để cứu mẹ. Con thường chết sau khi vỡ tử cung và rau bong. Do vậy, đã vỡ tử cung dù thai đã chết vẫn phải mổ để cầm máu. tuỳ từng trường hợp mà bảo tồn hoặc cắt tử cung bán phần. . vùng sẹo mổ tử cung cũ. 3.3.2. Dấu hiệu nứt sẹo, hay vỡ tử cung ở tử cung có sẹo mổ cũ. - Cơ năng: + Tiền sử có sẹo mổ tử cung cũ, đặc biệt những sẹo mổ do vỡ tử cung, doạ vỡ tử cung, hay. vỡ tử cung nói chung là để cứu mẹ. Con thường chết sau khi vỡ tử cung và rau bong. Do vậy, đã vỡ tử cung dù thai đã chết vẫn phải mổ để cầm máu. tuỳ từng trường hợp mà bảo tồn hoặc cắt tử cung. VỠ TỬ CUNG (Kỳ 2) 3.3.1. Dấu hiệu báo trước khả năng nứt sẹo mổ cũ: - Thai phụ có tiền sử mổ tử cung lấy thai hoặc mổ bệnh lý như bóc nhân xơ tử cung. - Trong ba tháng