KẾ HOẠCH BÀI DẠY Tuần: 29 Ngày soạn: 18/3/2010 Ngày dạy: T3/23/3/2010 Môn: Tiếng việt Phân môn: Luyện từ và câu. Bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm. I. MỤC TIÊU: - Giúp học sinh: + Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm Du Lịch – Thám hiểm. + Biết một số từ địa danh, phản ứng trả lời trong trò chơi “Du lịch – trên sông”. II. CHUẨN BỊ: - Sách giáo khoa, tranh ảnh, bảng phụ ghi sẵn đề bài. - Các câu đố ở bài tập 4 viêt từng câu vào các mảnh giấy nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định lớp: (1’). - Giới thiệu giáo viên dự giờ. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’). - Hôm trước các em đã học bài gì? (cách đặt câu khiến). • Gọi 3 HS lên đặt câu kể dạng: - Ai làm gì? - Ai thế nào? - Ai là gì? - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. - GV nhận xét chung. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: (1’). Trong chủ điểm khám phá thế giới, hôm nay các em sẽ học bài mở rộng vốn từ “Du lịch – Thám hiểm” chúng ta cùng tìm hiểu về các dòng sông của nước ta. - Ghi bảng: Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 3.1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1/105: - Yêu cầu 1 HS đọc lệnh. - Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS đọc thầm và trao đổi theo cặp để tìm câu trả lời - 1 HS đọc lệnh. - Chọn ý đúng để trả lời. - 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để chọn ý đúng. đúng. - GV phát bảng nhóm cho 2 nhóm yêu cầu HS làm bằng cách viết ý đúng bằng cách viết ý đúng vào bảng. Cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. - Yêu cầu HS đặt câu với từ Du lịch. - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. * Các em vừa tìm hiểu về du lịch để các em hiểu thêm về những nơi xa lạ, nguy hiểm cô sẽ chuyển sang bài tập 2. Bài 2/105: - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4 tìm câu trả lời đúng. - GV phát bảng phụ cho 4 nhóm làm bài các em lấy bút chì khoanh tròn ý đúng vào SGK. - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm cho 4 nhóm. - Yêu cầu HS đặt câu với từ thám hiểm. - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm. * Các em đã làm xong bài tập 1 và bài 2 để các em hiểu hơn về cuộc sống của chúng ta cô cùng các em chuyển sang bài 3. Bài 3/105. - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm. Ý đúng: Du lịch: Đi chơi xa để nghỉ ngơi ngắm cảnh. - HS tự đặt nối tiếp. VD: - Em thích đi du lịch. - Đi du lịch thật là vui. - Mùa hè gia đình em thường đi du lịch ở Đà Lạt. - 1 HS đọc. - Chọn ý đúng để trả lời. - 4 HS trao đổi. - 4 nhóm làm. Ý đúng: Thám hiểm: Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn có thể nguy hiểm. - 2 3 HS đọc câu của mình đã đặt. VD: - Nhà thám hiểm. - Cô-làm-bô là nhà thám hiểm. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS suy nghĩ sau đó thảo luận theo nhóm 4 để trả lời; - HS đại diện nhóm trình bày. - GV hỏi em nào có ý kiến khác không? - GV nhận xét, kết luận: Câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. + Nghĩa đen: Một ngày đàng là một ngày thêm hiểu biết, học được nhiều điều hay. + Nghĩa bóng: Chịu khó hòa vào cuộc sống, đi đây đi đó con người sẽ hiểu biết nhiều. * Vừa rồi các em đã làm xong bài 3. Vậy em nào có thể kể 1 số tên sông mà em biết ở nước mình (sông Hồng, sông Mã, sông Cửu Long, sông Bạch Đằng, sông Hương). À đúng rồi đó là những con sông đã để lại cho chúng nhiều ấn tượng không thể nào quên để hiểu thêm các con sông này cô và các em sẽ đi vào bài tập 4. Bài 4/105. - Yêu cầu 1 HS đọc đề bài. - Vậy các em có thích trò chơi không? - Bài này cô sẽ tổ chức trò chơi Du lịch trên sông bằng hình thức các em tiếp sức nhau. - GV chia lớp thành 2 nhóm mỗi nhóm cử ra 5 em. - Lấy 2 học sinh làm trọng tài. - 4 HS thảo luận. - HS trả lời. - Đi một ngày đàng học 1 sàng khôn nghĩa là: * Ai đi nhiều nơi sẽ mở rộng được tầm hiểu biết, sẽ khôn ngoan trưởng thành hơn. * Chịu khó đi đây đi đó để học, con người mới sớm khôn ngoan hiểu biết. - HS phát biểu (nếu có). - HS lắng nghe. - 1 HS đọc. - Có. - 2 HS làm trọng tài. - Cách chơi như sau: Cô treo 2 bảng đã ghi sẵn các câu a, b, c,… sau đó các em tìm đáp án đúng gắn lên bảng. - Luật chơi 1 em chỉ lấy 2 câu hỏi nhưng lấy 2 lần khác nhau trong 5 em cử ra 1 người đọc câu hỏi đứng tại bàn. Khi có khẩu lệnh của trọng tài là 4 em bóc thăm câu hỏi rồi lần lượt đưa cho bạn đứng ở vị trí bàn đọc câu hỏi. Sau khi đã nghe câu hỏi từ người đọc rồi người chơi lại chỗ đáp án tìm đáp án phù hợp lên dán trên bảng cvà tiếp tục chơi cho đến khi hết thờigian nhóm nào làm nhanh chính xác thì nhóm đó thắng cuộc. - Trọng tài và giáo viên tuyên bố cuộc chơi. Câu hỏi: a. Sông gì đó nặng phù sa? b. Sông gì lại hóa được ra chín rồng? c. Làng quan họ có con sông. Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì? d. Sông tên xanh biếc sông chi? đ. Sông gì tiếng vó ngựa phi lên trời? e. Sông gì chẳng thể nổi lên Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu? g. Hai dòng sông trước sông sau Hỏi hai sông đó ở đâu? Nơi nào? h. Sông nào nơi ấy sóng trào Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn? Đáp án: a. Sông Hồng. b. Sông Cửu long. c. Sông Cầu. d. Sông Lam. đ. Sông Mã. e. Sông Đáy. g. Sông Tiền, sông Hậu. h. Sông Bạch Đằng. 4. Củng cố: - Hôm nay các em đã học bài gì? (Mở rộng vốn từ: Du lịch – Thám hiểm). - Các em hãy nhìn lên bức tranh đây là các bạn đang đi du lịch trên núi để khám mọi cảnh thiên nhiên và đây là các bạn đang nhìn xem con cá trong bình. - Đây là bức tranh con người muốn tìm tòi khám phá những gì mình chưa biết nên họ đã tìm mõi cách để khám phá mọi cái ở dướilòng đại dương. 5. Nhận xét dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn dò: Về nhà các em hãy hoàn thành các bài tập vào vở và chuẩn bị cho bài sau. * Rút kinh nghiệm: . mảnh giấy nhỏ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định lớp: (1’). - Giới thiệu giáo viên dự giờ. 2. Kiểm tra bài cũ: (4’). - Hôm trước các em đã học bài gì? (cách đặt câu khiến). • Gọi 3