Tại sao nên uống nhiều nước khi mang thai? Nước là một nhu cầu thiết yếu nhưng với các bà bầu, cần uống bao nhiêu nước/ngày và làm thế nào để đảm bảo lượng nước đó? Cần lưu ý những gì? Câu trả lời dưới đây có thể sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên vì thú vị đấy! Nước quan trọng thế nào với bà bầu? Dù mang thai hay không thì nước luôn là một trong những yếu tố duy trì sức khỏe cơ thể. Đó là một trong những chất lỏng quan trọng nhất của cơ thể cũng như duy trì chức năng của các cơ quan nội tạng. Trong quá trình thai nghén, cơ thể bạn cần nhiều nước hơn để đáp ứng nhu cầu đang thay đổi từng ngày của cơ thể. Nước rất thiết yếu đối với các tế bào máu cũng như phòng ngừa tình trạng khử nước. Nước cũng là thành phần thiết yếu trong sữa mẹ cũng như hỗ trợ quá trình tiết sữa. Uống nước mang lại ích lợi gì? Nước giúp cơ thể luôn tràn đầy sức sống và uống đủ nước sẽ ngăn ngừa tình trạng khử nước. Tình trạng khử nước khi mang thai có thể dẫn tới những hậu quả như đau đầu, khả năng giữ nước, buồn nôn, chuột rút, phù nề và chóng mặt. Nước cũng quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ khi tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con co bóp, dẫn tới sẩy thai. Cách tốt nhất để biết cơ thể có bị thiếu nước không là xem nước tiểu. Nếu nước tiểu đậm màu thì bạn cần uống nhiều nước hơn. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là cơ thể đủ nước. Một số chị em còn nhận thấy rằng uống nước thường xuyên còn giảm thiểu được tình trạng ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu. Nó còn duy trì thân nhiệt, làm mát cơ thể, đặc biệt là trong những tháng nóng nực, ẩm ướt. Nó cũng giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm niệu đạo, một hiện tượng rất phổ biến khi có thai. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nước cũng có tác dụng giảm táo bón, trĩ và phù nề. Nên uống bao nhiêu nước khi mang thai? Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai, bạn cần uống khoảng 3 lít nước (10 - 12 cốc nước). Thêm một ly nước sau khi tập luyện nhẹ nhàng. Nếu là mùa hè thì cần uống thêm 1 - 2 ly nữa (11 - 13 cốc) để bù lại lượng nước bị thất thoát qua đường mồ hôi. Nước quả cũng có thể coi là nước bổ sung nhưng cần nhớ là chúng cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn. Tránh các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, co la và trà bởi vì chúng rất lợi tiểu, làm cơ thể bạn nhanh mất nước. Nếu không chắc chắn về lượng nước bạn uống mỗi ngày thì hãy chuẩn bị sẵn các chai nước và cố gắng uống nó hết vào cuối ngày. Nếu không thích uống nước trắng? Nếu bạn không thích nước trắng thì có thể cho thêm hương vị vào bằng cách cho vài giọt dầu bạc hà hay lát chanh hay đơn giản là vài giọt nước hoa quả. Đặc biệt nước chanh có thể giúp giảm cảm giác buồn nôn nếu bạn ốm nghén. Thay vì cho các viên đá, bạn có thể cho các loại quả đông lạnh như cam, chanh, kiwi, đào, mơ và mận đông lạnh hay đơn giản hơn là chút tinh dầu hoa quả. Một số loại nước khác nên uống là nước dừa, sữa lắc Những điều cần lưu ý Một trong những điều cơ bản là uống nước sạch, đảm bảo vệ sinh ở tất cả mọi lúc, mọi nơi. Tốt nhất chỉ nên uống nước đã đun sôi không quá hai ngày hay nước đóng chai để tránh nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi đi ra ngoài, tốt nhất là nên mang theo nước uống. Không bao giờ uống nước cho thêm đá viên; tránh uống nước có ga vì dễ đầy bụng. Nhớ là không uống nhiều nước cùng 1 lúc, chỉ nên uống từng chút một, cơ thể vừa dễ hấp thu vừa có lợi cho sức khỏe. . Tại sao nên uống nhiều nước khi mang thai? Nước là một nhu cầu thiết yếu nhưng với các bà bầu, cần uống bao nhiêu nước/ ngày và làm thế nào để đảm bảo lượng nước đó? Cần lưu. phổ biến khi có thai. Nếu bạn uống đủ nước, nước tiểu sẽ loãng hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm. Nước cũng có tác dụng giảm táo bón, trĩ và phù nề. Nên uống bao nhiêu nước khi mang thai? . thiếu nước không là xem nước tiểu. Nếu nước tiểu đậm màu thì bạn cần uống nhiều nước hơn. Nếu nước tiểu có màu vàng nhạt là cơ thể đủ nước. Một số chị em còn nhận thấy rằng uống nước thường