Công nghệ gì ẩn chứa trong chiếc vỏ Real Power 550? Sơn tĩnh điện trên chiếc vỏ PSU đã làm nhiệm vụ cách điện khá xuất sắc, do vậy để chiếc nắp có thể tiếp mass tốt nhằm chống xung nhiễu ảnh hưởng đến PC, bắt buộc trong thiết kế phải có ít nhất hai điểm tiếp xúc không được phủ sơn. Hai điểm này nằm ở ngay vị trí bắt ốc trên hai mối ghép của vỏ PSU. Mô tả quá trình chuyển biến năng lượng cơ bản của PSU: Dòng điện đầu vào qua các bộ lọc EMI tránh nhiễu và sốc điện từ điện lưới > Dòng điện xoay chiều (AC) từ lưới được Diode cầu có sức chịu dòng lớn nắn thành dòng điện một chiều (DC) > Điện áp DC này đi qua cuộn dây cảm ứng (PFC) và được lọc trên cặp tụ nguồn chính, nhờ có mạch điều khiển PFC mà điện áp tại các đầu tụ sẽ được nâng lên và ổn định ở mức đã được thiết kết (khoảng 300VDC) cho dù điện áp đầu vào có thay đổi-tiền ổn áp cho mạch chuyển đổi năng lượng chính - -> Dòng điện DC này lại được cặp CMOS công suất "lắc lưu" ở tần số từ 40KHz~60KHz (tùy mạch dao động điều khiển và cố định ở mức tần số nhất định) > Biến áp (cách ly điện lưới và cung cấp điện áp theo yêu cầu của PC) nhận các dao động này và chuyển nó qua bên kia tuyến "lửa" > Các dao động này lại được các Diode nắn lại thành dòng điện DC ra với các mức áp như: 3.3V, 5V, 12V, > Lại được lọc qua các bộ EMI và tụ > Thành phẩm là các điện áp DC ổn định và sạch. Nhiễu điện trên lưới được lọc khá kỹ bởi các bộ lọc LCR nằm nối tiếp nhau trước Diode cấu. Bộ lọc CR đầu tiên còn có nhiệm vụ chống tia lửa phát sinh khi ta cắm dây điện vào PSU. Bộ lọc thứ hai đây cũng là bộ lọc chính (EMI) được cấu thành từ nhiều tụ ©, cuộn dây (L) và điện trở. Cũng tại bộ lọc EMI này, còn có các thành phần nhạy cảm với