CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 6) pps

6 224 0
CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 6) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 6) b. Viễn thị (hyperopie hoặc hypermetropie). Khác với cận thị là có sự tăng độ cận theo tuổi ở lức trưởng thành và có thể là trạng thái bệnh lý (cận thị bệnh), viễn thị chỉ đơn thuần là tật khúc xạ. Theo tuổi lớn lên của trẻ em, viễn thị lại giảm số đi do trục nhãn cầu dài thêm. Mắt viễn thị có tiêu điểm sau ở phía sau võng mạc do đó người viễn thị sẽ dùng lực điều tiết đưa ảnh về phía trước, tới võng mạc để nhìn cho rõ. Người trẻ tuổi với khả năng điều tiết tốt có thể dùng hoàn toàn lực điều tiết để bù trừ cho tật khúc xạ viễn thị nhưng khi lớn tuổi (trên 40 tuổi), khả năng điều tiết kém đi khi đó viễn thị sẽ biểu hiện trên lâm sàng. Do phải điều tiết liên tục để bù trừ độ viễn thị cho nên người viễn thị hay kêu mỏi mắt, mắt bị đỏ, chảy nước mắt (mà không phải do tắc lệ đạo), viêm bờ mi, có thể gặp lác trong. Tình trạng này chỉ có thể khắc phục được bằng kính hội tụ (kính lão, kính viễn). Như vậy cũng như mắt cận thị, mắt viễn thị sẽ có một dãy ba bốn số kính liền nhau cho thị lực tốt nhất nhưng điều khác với mắt cận là ở đây chúng ta lại chọn lấy số kính cao nhất trong dãy đó. Với số kính này ảnh sẽ được đưa về đúng võng mạc mà mắt bệnh nhân không cần phải điều tiết thêm. Theo tuổi tác, lực điều tiết càng ngày càng kém đi, số kính viễn sẽ dần phải tăng lên. c. Loạn thị: Bệnh nhân loạn thị có thể có 3 triệu chứng chủ yếu: - Nhìn mờ: Thị lực kém ở mọi cự ly gây ra mỏi mắt, khó chịu. - Song thị: Loạn thị là nguyên nhân hay gặp nhất của song thị một mắt. - Quáng mắt: Anh sáng mặt trời làm mắt quáng, rất khó chịu. Loạn thị chủ yếu là do giác mạc có độ cong không đều ví dụ kinh tuyến ngang có bán kính độ cong khác với kinh tuyến đứng. Khuyết tật này sẽ làm cho ảnh của một điểm không phải là một điểm mà là hai đường thẳng vuông góc với nhau, ta gọi đó là hai đường tiêu. Kinh tuyến đứng của giác mạc có ảnh là một đường tiêu nằm ngang. Kinh tuyến ngang của giác mạc có ảnh là một đường tiêu đứng dọc. Tuỳ theo vị trí tương quan giữa các đường tiêu này mà ta có: - Loạn thị thuận: Kinh tuyến đứng có độ cong cao hơn (khúc xạ mạnh hơn) tức là đường tiêu nằm ngang nằm ở phía trước đường tiêu đường dọc. Đây là loại loạn thị hay gặp nhất. - Loạn thị ngược: Kinh tuyến ngang có độ cong cao hơn (khúc xạ mạnh hơn), tức là đường tiêu đứng dọc nằm ở phía trước đường tiêu ngang. Theo vị trí của các đường tiêu so với võng mạc người ta phân ra các kiểu loạn thị: - Loạn thị cận: Hai đường tiêu đều ở trước võng mạc. - Loạn thị viễn: Hai đường tiêu đều ở sau võng mạc - Loạn thị hỗn hợp: Một đường tiêu ở trước, một đường tiêu ở sau võng mạc Ở người bình thường cũng có loạn thị nhưng chênh lệch khúc xạ giữa 2 kinh tuyến của giác mạc chỉ ở mức nhỏ hơn 0,75 diôp. Khi mức chênh lệch đó lớn hơn 0,75D thì loạn thị có thể phải được điều chỉnh với kính trụ vì kính trụ cho phép điều chỉnh độ khúc xạ của từng kinh tuyến. Nói chung loạn thị không tiến triển, loạn thị nhẹ có thể không cần điều chỉnh vì ít gây khó chịu nhưng với loạn thị nặng thì thị lực giảm, chỉ có dùng kính thường xuyên mới làm cho thị lực tăng. b. Lão thị: Ơ người lớn tuổi, thể thuỷ tinh giảm sức đàn hồi, cơ thể mi bị yếu không làm chùng được các dây chằng Zinn. Những yếu tố này đưa đếu hậu quả là lực khúc xạ chung của mắt yếu đi tức là ảnh ngày càng bị đưa lùi xa về phía sau võng mạc. Trên lâm sàng, ở người bình thường tới khoảng 45 tuổi thì mắt nhìn gần trở nên khó khăn, phải để sách báo ra xa mắt hơn bình thường và cần phải có đèn sáng mới đọc được. Để khắc phục tình trạng này chỉ có cách dùng kính cầu hội tụ (kính lão). Nếu mắt viễn thị thì tình trạng trên gặp ở tuổi sớm hơn và nếu cận thị thì muộn hơn, thậm chí nếu cận ≥ 4D sẽ không cần phải dùng kính lão để đọc sách. Nhìn chung số kính lão cho người chính thị như sau : 45 tuổi dùng kính + 0,5D 50 tuổi dùng kính + 1D 55 tuổi dùng kính + 2D 60 tuổi dùng kính + 2,5D 65 tuổi dùng kính + 3D 70 tuổi dùng kính + 4D Các số kính có thể khác đi tuỳ tình trạng lão suy, tuỳ công việc phải đọc viết ít hay nhiều .v.v… c. Giác mạc đục: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng kém trong suốt của giác mạc. - Viêm loét giác mạc để lại sẹo, sẹo có thể dày mỏng rộng hẹp tuỳ theo quá trình viêm loét sâu hay nông, rộng hay hẹp, lâu hay mau… - Sang chấn phẫu thuật trên nhãn cầu: Lớp bào nội mô lót ở mặt sau giác mạc có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự trong suốt của giác mạc rất dễ bị tổn thương khi có sự va chạm cơ học, khi mở nhãn cầu quá lâu. Số lượng tế bào nội mô là hằng định, khi có tổn thương, các tế nào nội mô của vùng lành sẽ dát phẳng thêm để lấy diện tích bù vào chỗ thiếu hụt. Tổn thương quá nhiều tế bào nội mô đến mức mất bù sẽ gây đục giác mạc. - Loạn dưỡng giác mạc: Có hai nhóm căn nguyên chính gây loạn dưỡng và hậu quả sẽ là đục giác mạc, giảm thị lực. * Nhóm căn nguyên do di truyền: Bệnh giác mạc hình chóp, các loạn dưỡng ở mặt trước giác mạc, loạn dưỡng ở nhu mô, loạn dưỡng ở nội mô… * Nhóm căn nguyên do hậu quả lâu dài của phẫu thuật: Sau mổ vào nội nhãn, nhất là các cuộc mổ có biến chứng phòi dịch kính gây ra sự tiếp xúc dịch kính – giác mạc hoặc thể thuỷ tinh nhân tạo – giác mạc. Điều trị loạn dưỡng giác mạc ngoài việc giải quyết căn nguyên như lấy bỏ hoặc đặt lại thuỷ tinh thể nhân tạo lệch hoặc cắt dịch kính… Thường phải dùng thuốc chống nề phù giác mạc (nước muối 5%), mỡ kháng sinh khi có tổn thương biểu mô, thuốc gây liệt thể mi (atropin 1%) thuốc hạ nhãn áp khi có tăng nhãn áp và khả năng cuối cùng là ghép giác mạc. . CHẨN ĐOÁN MỜ MẮT (Kỳ 6) b. Viễn thị (hyperopie hoặc hypermetropie). Khác với cận thị là có sự tăng độ cận. yếu: - Nhìn mờ: Thị lực kém ở mọi cự ly gây ra mỏi mắt, khó chịu. - Song thị: Loạn thị là nguyên nhân hay gặp nhất của song thị một mắt. - Quáng mắt: Anh sáng mặt trời làm mắt quáng, rất. tụ (kính lão, kính viễn). Như vậy cũng như mắt cận thị, mắt viễn thị sẽ có một dãy ba bốn số kính liền nhau cho thị lực tốt nhất nhưng điều khác với mắt cận là ở đây chúng ta lại chọn lấy số

Ngày đăng: 03/07/2014, 05:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan