BỆNH LÝ LỆ ĐẠO (Kỳ 4) * ppsx

5 264 0
BỆNH LÝ LỆ ĐẠO (Kỳ 4) * ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH LÝ LỆ ĐẠO (Kỳ 4) * Đặt vật ngăn cách trong lệ đạo: Đối với một số hình thái tắc lệ đạo như: Tắc lệ quản, tắc hỗn hợp, hẹp ông lệ mũi… điều trị bằng bơm rửa, thông lệ đạo ít có kết quả. Những trường hợp này cần được điều trị bằng đặt vật ngăn cách trong lệ đạo. Từ đầu thế kỷ XX, nhiều tác giả đã nghiên cứu những chất liệu khác nhau đặt trong lệ đạo. Berry J.C (1909) dùng chỉ lụa, Veirs E.R (1952) dùng ống Polyethylène. Sử dụng các chất liệu này tuy có đem lại kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số nhược điểm nhất định về độ cứng, sự dung nạp của tổ chức… Vì vậy người ta đã nghiên cứu những chất liệu khác nhau để thay thế như: Cao su, chỉ kim loại, ống Silicon. Trong đó ống Silicon là có ưu điểm hơn cả. Năm 1967 Gibbs D.S sử dụng ống Silicon để điều trị những trường hợp đứt lệ quản. Quickert M.H, Dryen R.M (1970) là những tác giả đầu tiên dùng ống Silicon luồn qua lệ đạo xuống hốc mũi để điều trị tắc ống lệ mũi. Từ đó đến nay ống Silicon được sử dụng rất rộng rãi. Chỉ định: Đặt ống Silicon được áp dụng cho tất cả các trường hợp tắc ống lệ mũi sau khi điều trị thông lệ đạo không kết quả, tắc ống lệ mũi có kèm theo hẹp hoặc tăc lệ quản. Kỹ thuật: Sau khi gây mê với trẻ em (ở người lớn chỉ cần gây tê), tiến hành nong điểm lệ bằng que nong, ống Silicon được luồn vào một que kim loại dẻo (Thường làm bằng bạc) để dẫn đường vào đưa vào lệ đạo giống như kỹ thuật thông lệ đạo. Sau đó que dẫn đường được rút bỏ qua ngách mũi dưới kéo theo ống Silicon. Lặp lại thao tác kỹ thuật như trên để luồn ống Silicon còn lại xuống ngách mũi. Hai đầu ống được buộc chặt và cố định ở ngách mũi dưới. Hiện nay nhờ có sự trợ giúp của nội soi mũi mà thủ thuật được tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn. Ống Silicon thường được rút bỏ sau khi đặt trong lệ đạo khoảng 3 – 6 tháng qua đường lệ quản hoặc đường mũi. Nhược điểm của ống Silicon: Có thể gây rách điểm lệ, kích thích kết mạc, giác mạc, nhiễm trùng, phản ứng tạo u hạt vùng góc trong mắt, sót ống silicon trong đường lệ khi rút bỏ, viêm xoang, chảy máu mũi. Từ trước đến nay đã có nhiều tác giả sử dụng ống Silicon đặt vào đường lệ cho kết quả khả quan: Migliori M.E (1988) có tỷ lệ thành công là 100% Pe M.R (1998) thành công 94% với tắc lệ mũi bẩm sinh. Người ta có thể đặt ống silicon từ trên lệ quản xuống hoặc từ dưới mũi lên (Ngược dòng). Đặc biệt là với sự trợ giúp của nội soi mũi cho tỷ lệ thành công cao. * Nong ống lệ mũi: Chỉ định: Các trường hợp tắc ống lệ mũi bẩm sinh đã điều trị thông lệ đạo hoặc đặt ống Silicon thất bại. Kỹ thuật: Luồn một ống thông đặc biệt (Có thể co giãn được) vào ống lệ mũi, sau đó bơm khí vào để nong ống lệ mũi trong thời gian là 90 giây. * Điện đông ống lệ mũi (Electrocoagulation of the nasolacrimal duct): Dùng điện cực đặc biệt đưa vào lệ đạo đến chỗ tắc. Sức nóng của điện cực sẽ làm thông chỗ tắc. 3.2. Điều trị phẫu thuật Có nhiều phương pháp phẫu thuật điều trị tắc lệ đạo. Tuỳ thuộc vào từng vị trí tắc, từ đơn giản đến phức tạp. * Tắc trước túi lệ: - Mở rộng điểm lệ. - Cắt chỗ hẹp lệ quản. - Nối thông hồ lệ – miệng: Tạo một đường hầm từ hồ lệ xuống miệng. - Nối thông kết mạc – xoang hàm. - Nối thông kết mạc – túi lệ. - Nối thông kết mạc – túi lệ – mũi. * Tắc sau túi lệ: Chủ yếu là phẫu thuật nối thông túi lệ mũi. Nguyên lý là tạo một đường dẫn nước mắt mới từ túi lệ sang hốc mũi không qua ống lệ mũi bị tắc. Đây là phương pháp chính điều trị tắc ống lệ mũi mắc phải. Có hai phương pháp phẫu thuật, đó là: Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi và phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường rạch da. + Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường mũi: Có ưu điểm là thời gian phẫu thuật ngắn, ít sang chấn mô lành xung quanh đường lệ, không để lại sẹo nhưng kết quả thường thấp hơn phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường rạch da. + Phẫu thuật nối thông túi lệ mũi qua đường rạch da: Hiện nay có hai phẫu thuật chính thường áp dụng là phẫu thuật Taumi và phẫu thuật Dupuy-Dutemps. 4. Chấn thương đứt lệ quản. + Chấn thương đứt lệ quản có thể xảy ra do tác dộng trực tiếp của những tác nhân nhọn hoặc có cạnh sắc: Song đa số thường gặp là tác động gián tiếp do co kéo đột ngột mi theo chiều ngang gây đứt gân góc trong mắt và lệ quản. Có thể chẩn đoán dễ dàng bằng bơm hoặc thông lệ quản. + Điều trị: Phẫu thuật khâu nối lệ quản và đặt ống Silicon trong lòng lệ quản. Có thể tiến hành phẫu thuật ngay sau khi xảy ra chấn thương hoặc mổ trì hoãn trong vòng 48h để chuẩn bị các dụng cụ phẫu thuật cần thiết vì đây là khoảng thời gian quá trình tăng sinh xơ - tổ chức hạt chưa bắt đầu. Ống Silicon được để lưu từ 3 – 12 tháng tùy theo mức độ nặng nhẹ của tổn thương. . BỆNH LÝ LỆ ĐẠO (Kỳ 4) * Đặt vật ngăn cách trong lệ đạo: Đối với một số hình thái tắc lệ đạo như: Tắc lệ quản, tắc hỗn hợp, hẹp ông lệ mũi… điều trị bằng bơm rửa, thông lệ đạo ít có. tắc lệ đạo. Tuỳ thuộc vào từng vị trí tắc, từ đơn giản đến phức tạp. * Tắc trước túi lệ: - Mở rộng điểm lệ. - Cắt chỗ hẹp lệ quản. - Nối thông hồ lệ – miệng: Tạo một đường hầm từ hồ lệ xuống. túi lệ. - Nối thông kết mạc – túi lệ – mũi. * Tắc sau túi lệ: Chủ yếu là phẫu thuật nối thông túi lệ mũi. Nguyên lý là tạo một đường dẫn nước mắt mới từ túi lệ sang hốc mũi không qua ống lệ

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan