Cách tính bus RAM khi dùng AMD K8 Như mọi người biết với thế hệ A64, tốc độ RAM = tốc độ CPU / yyy. yyy là 1 số nguyên. Mỗi CPU có 1 HSN riêng nên ứng với các mức bus RAM 100, 120, 133, 140, 150, 166, 180, 200, 216, 233, 250, 266, 333, 400, 533 MHz sẽ có 1 số yyy nhất định (1) Những mức bus RAM trên là xung nhịp gốc của RAM, ko phải là xung nhịp DDR. Nếu qui ra DDR thì đó các mức DDR-200/240/266/280/300/333/366/400/433/466/500. DDR2-400/533/667/800/1066. Nhiều bạn thắc mắc không biết khi chỉnh các mức bus lạ (không là bội số của 100) thì bus RAM sẽ bao nhiêu, mobo cũng chỉ để các giá trị MHz danh định của RAM mà thôi. Có 2 cách xác định : 1 là dùng soft có sẵn , 2 là tự tính theo công thức. Tui thì khuyên các bạn dùng soft cho nhanh vì các soft cũng được viết theo công thức dưới đây. Soft: A64MemFreq A64Info Công thức yyy = tốc độ CPU / tốc độ RAM xxx = mức bus RAM danh định (danh sách (1) ) Tốc độ CPU df = HSN x HT bus df Tốc độ CPU khi oc = HSN x HT bus oc (lưu ý là HSN phải giống nhau, nếu tăng hoặc giảm HSN thì ta sẽ cùng thay đổi ở cả 2 công thức) yyy = tốc độ CPU df / xxx Từ phép tính trên, yyy có thể là số nguyên hoặc số thập phân. Nếu là số nguyên thì giữ nguyên yyy. Nếu là số thập phân thì ta phải làm tròn yyy thành số nguyên lớn hơn gần yyy nhất. Vd: yyy=14,6 >yyy=15. yyy=14,2 >yyy=15. Tốc độ RAM khi oc = tốc độ CPU khi oc / yyy Vd 1: CPU ở df có tốc độ là 2200MHz (11x200MHz). Bạn chọn mức bus RAM là 216 MHz. yyy=2200/216=10,1=11 Bạn oc lên mức 2607MHz (11x237MHz) Bus RAM khi oc = 2607/11 = 237 MHz Vd 2: CPU ở df có tốc độ là 2200MHz (11x200MHz). Bạn chọn mức bus RAM là 200 MHz. yyy=2200/200=11 Bạn oc lên mức 2607MHz (11x237MHz) Bus RAM khi oc = 2607/11 = 237 MHz Vd 3: CPU ở df có tốc độ là 2200MHz (11x200MHz). Bạn chọn mức bus RAM là 233 MHz. yyy=2200/233=9,4=10 Bạn oc lên mức 2607MHz (11x237MHz) Bus RAM khi oc = 2607/10 = 260 MHz Bạn lưu ý là trong các thế hệ core K8: E core mới có các mức bus 216, 233, 250. F core mới có các mức bus 266, 333, 400. Các mức bus RAM đó là của dòng AMD K8. Hiện nay còn có mức 533MHz nữa nhưng AMD chưa chính thức công bố, do đó tui ko liệt kê vào danh sách đó. Mặc định bus ram đối với từng loại CPU của AMD ntn, bro có thể ví dụ ko Inteo có vẻ dễ tính hơn, vd A; bus CPU là 400 thì bus ram là 266 B: bus CPU là 533 thì bus ram là 333 C; bus CPU là 800 thì bus ram là 400 AMD ko cần tính đâu bạn, cách tính trên là giúp người dùng xác định được chính xác bus RAM khi ép xung, chứ chạy mặc định thì xung RAM đã được qui định sẵn ở danh sách 1 rồi, RAM tốc độ bao nhiêu, gắn vào sẽ chạy tương ứng tốc độ đó. Những công thức trên đã được người ta viết thành soft rồi, tui cũng cho link những soft đó. AMD không giống Intel. Intel : Memory Controller Hub nằm ở cấu bắc, tốc độ = FSB. AMD K8: MCH nằm ngaytrong CPU, có tốc độ = tốc độ CPU. Bạn ví dụ Intel thì tui đóan bạn cũng chưa nắm rõ về công nghệ của AMD. Như thế này cho dễ hiểu: Khi chạy mặc định (tức là không ép xung) Với AMD Sempron 754, Athlon 64 759/939 đời core E: Tốc độ RAM tối đa được hỗ trợ là DDR-500, bạn gắn DDR-500 vào thì RAM sẽ chạy ở mức 500Mhz, nếu bạn muốn DDR-500 chạy ở 400/333/266/200MHz thì bạn có thể tự chỉnh lại divider. Với K8 đời D core trở về trước thì chỉ hỗ trợ tối đa là DDR-400. Với AMD Sempron, Athlon 64 socket AM2 đời core F: Các mức bus RAM hỗ trợ là DDR2-400/533/667 (còn DDR2-800 thì thực tế vẫn chạy tốt nhưng AMD ko xác nhận). Với Athlon 64 X2 AM2 F core: Các mức bus RAM hỗ trợ là DDR2-400/533/667/800 Với Athlon 64 FX AM2 F core: Các mức bus RAM hỗ trợ là DDR2-400/533/667/800 (còn DDR2-1066 thì thực tế vẫn chạy tốt nhưng AMD ko xác nhận). Bài viết lấy từ vOzforums.com của mem moi’tapchoi Cơ bản về nguồn máy tính - PSU Mong mọi người bổ sung thêm những chỗ thiếu, hoặc góp ý những chỗ chưa hợp lý: Tài liệu tham khảo: Các thông tin trong bài viết đều sử dụng lại hoặc trích dẫn của các bài viết và bài báo dưới đây: 1.Bộ nguồn sức sống bí ẩn: ITConnect số 02 tháng 07-2005 2.Tại sao & như thế nào: Thư viện ITConnect số 02 tháng 07-2005 3.Khám phá bí ẩn PSU: bài post trên diễn đàn phần cứng Am-techvn 4.Giải bài toán nguồn điện: TGVT A tháng 5/2005 Ngoài ra có tham khảo thêm thông tin từ Internet: http://www.tomshardware.com/2004/01/22/getting_the_right_power http://www.extremeoverclocking.com/articles/guides/Power_Supply_Guide_1.htm l http://www.firingsquad.com/guides/power_supply http://www.pcguide.com/ref/power/sup/index.htm http://www.hardwaresecrets.com/article/181 POWER SUPPLY UNIT – PSU I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA PSU: Các thiết bị điện tử gia dụng hay chuyên dùng không thể sử dụng trực tiếp dòng điện xoay chiều (AC) từ lưới điện được mà phải thông qua bộ chuyển đổi nhằm hạ thế và chuyển thành dòng điện một chiều (DC) cung cấp cho các linh kiện điện tử trong thiết bị đó. Các bộ chuyển đổi này được gọi chung là bộ nguồn của thiết bị. Không ngoại lệ, máy vi tính cũng có bộ nguồn riêng của mình, vậy bộ nguồn máy tính có gì khác biệt so với các bộ nguồn thông thường? Bộ nguồn là một thiết bị phần cứng quan trọng, cung cấp năng lượng hoạt động cho toàn hệ thống. Với hàng loạt công nghệ mới chạy đôi hoặc "2 trong 1" như RAM Dual Channel, đĩa cứng RAID, đồ họa SLI/CrossFire, CPU DualCore Bộ