quy chuẩn kỹ thuật quốc qia - quy chuẩn công trình ngầm đô thị

56 398 0
quy chuẩn kỹ thuật quốc qia - quy chuẩn công trình ngầm đô thị

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 08 : 2009/BXD QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA CÔNG TRÌNH NGẦM ĐÔ THỊ PHẦN 1. TẦU ĐIỆN NGẦM Vietnam Building Code for Urban Underground Structures Part 1. The Underground HÀ NỘI – 2009 QCVN 08 : 2009/BXD Mục lục 1 Phạm vi áp dụng 3 2 Tiêu chuẩn viện dẫn 3 3 Qui định chung 3 4 Công tác khảo sát, xây dựng 5 5 Yêu cầu thiết kế 6 5.1 Khả năng chạy tầu và vận chuyển 6 5.2 Mặt bằng và mặt cắt dọc 6 5.3 Nhà ga 6 5.4 Đường hầm tầu chạy, đường hầm nối, các công trình tuynen phụ cận 7 5.5 Các công trình hạ tầng đô thị 8 5.6 Kết cấu xây dựng 8 5.7 Đường tầu và ray tiếp xúc 9 5.8 Thông khí 10 5.9 Cấp, thoát nước 11 5.10 Cấp điện 12 5.11 Điều khiển các thiết bị điện 14 5.12 Điều khiển tầu chạy 15 5.13 Thông tin, liên lạc 16 5.14 Bố trí nhân viên vận hành 16 5.15 Trạm đầu mối 16 5.16 An toàn cháy 18 5.17 Đảm bảo vệ sinh dịch tễ 25 5.18 Bảo vệ môi trường 27 5.19 Bảo vệ cho các công trình đô thị chống ồn, rung động và dòng điện 27 5.20 Bảo vệ kết cấu tránh các tác động do môi trường xâm thực 28 5.21 Bảo vệ công trình và các thiết bị tuyến tầu điện ngầm do ăn mòn gây bởi dòng điện 28 5.22 Báo hiệu bảo vệ 28 5.23 Nhà chính – sản xuất 29 5.24 An toàn công nghiệp 29 5.25 Các khu vực kỹ thuật và bảo vệ 29 2 QCVN 08 : 2009/BXD 6 Thi công 30 7 Nghiệm thu đưa vào khai thác 32 Phụ lục A Giải thích từ ngữ 34 Phụ lục B Một số quy định về kích thước của đường tầu điện ngầm 37 Phụ lục C Phân loại kỹ thuật về an toàn cháy 42 Phụ lục D Các mức giới hạn cho phép về siêu âm và rung động 50 Mục lục 54 3 QCVN 08 : 2009/BXD Lời nói đầu QCVN 08 : 2009/BXD do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ trình và Môi trường duyệt và được ban hành theo Thông tư số: /2009/TT-BXD ngày tháng năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Quy chuẩn QCVN 08 : 2009/BXD bao gồm các phần: Phần 1. Tầu điện ngầm; Phần 2. Gara ôtô. 4 QCVN 08 : 2009/BXD 1. Phạm vi áp dụng Quy chuẩn này bao gồm các quy định bắt buộc áp dụng trong việc: lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình tầu điện ngầm; thiết kế, xây dựng và cải tạo các tuyến đường, các hạng mục công trình riêng lẻ và các trang thiết bị của tầu điện ngầm. 2 Giải thích từ ngữ Các thuật ngữ sử dụng trong quy chuẩn này được trình bày trong Phụ lục A. 3. Qui định chung 3.1 Công trình tầu điện ngầm phải đảm bảo vận chuyển hành khách an toàn, đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn về: vệ sinh dịch tễ; an toàn lao động cho nhân viên vận hành; bảo vệ môi trường xung quanh và phòng chống cháy. 3.2 Các tuyến tầu điện ngầm phải được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phát triển tổng thể của tất cả các loại hình giao thông đô thị, sơ đồ phát triển đã được duyệt của tầu điện ngầm về hướng tuyến, độ dài, vị trí các nhà ga, trạm đầu mối, các nhà hành chính, các xưởng sản xuất, các kết nối với các đường của mạng đường sắt chung và phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị. 3.3 Các nhà ga phải được bố trí tại các trung tâm của vùng có nhiều hành khách, gần các nhà ga đường sắt, các bến ôtô buýt, các bến tầu thủy và các địa điểm tập trung đông người khác của thành phố. Khi giữa các nhà ga liền kề có khoảng cách từ 3000 m trở lên, thì ở giữa đoạn đường này cần có lối thoát bổ sung cho hành khách từ đường hầm lên mặt đất hoặc vào một vùng bảo vệ tập thể hành khách. 3.4 Các tuyến tầu điện ngầm về nguyên tắc cần được đặt ngầm, nông hoặc sâu. Khi cắt ngang sông hồ, qua các khu vực không co dân cư, dọc theo các tuyến đường sắt , có thể đặt các đoạn nổi trên mặt đất, trên cao trong các hành lang kín hoặc hở. 3.5 Không cho phép xây dựng các tuyến hầm đặt nông, thi công đào mở trên các khu đất bảo tồn, rừng cấm, vườn thực vật, công viên lâm học, công viên rừng và trong các vùng bảo vệ của các di tích lịch sử, văn hóa. 3.6 Để đảm bảo xây dựng các đoạn tuyến hầm đặt nông, phải bố trí các vùng kỹ thuật chiều rộng không nhỏ hơn 40 m. Không cho phép thi công các nhà trong các vùng kỹ thuật này trước khi hoàn thành xây dựng các công trình của tầu điện ngầm. 3.7 Việc đặt các hệ thống kỹ thuật ngầm (đường điện, nước ), trồng cây và bố trí các thảm cỏ trong các vùng kỹ thuật cũng như xây dựng ở giải đất rộng 30 m liền kề hai bên ranh giới các vùng kỹ thuật cần phải có sự đồng ý của cơ quan thiết kế tàu điện ngầm. 3.8 Các vị trí giao cắt giữa các tuyến tầu điện ngầm với nhau và với các tuyến đường của các loại hình giao thông khác phải được đặt ở các mức khác nhau. 5 QCVN 08 : 2009/BXD Tại các vị trí giao cắt của các tuyến đường cần có các đường nhánh nối một chiều. 3.9 Mỗi tuyến tầu điện ngầm phải bố trí chạy tầu độc lập. Tại các nút giao thông phức tạp, cho phép liên kết giữa các tuyến và tổ chức chạy tầu theo hành trình. 3.10 Các tuyến đường tàu điện ngầm phải là đường đôi, hướng đi bên phải. Mỗi tuyến đường phải có trạm đầu mối, đoạn đường cụt và trạm phục vụ kỹ thuật toa xe. 3.11 Tuyến tầu điện ngầm đầu tiên phải được kết nối với các đường trong mạng đường sắt chung. Khi tăng mạng lưới tầu điện ngầm, cứ mỗi 50 km cần có thêm một kết nối bổ sung với các đường trong mạng đường sắt chung. 3.12 Khi thiết kế đường tầu điện ngầm, cần sử dụng tối đa không gian ngầm để bố trí các công trình hạ tầng đô thị. 3.13 Các thông số cơ bản của các công trình và các trang thiết bị của tuyến đường phải đảm bảo năng lực vận chuyển luợng hành khách tính toán lớn nhất ở các giai đoạn khai thác như sau: Giai đoạn 1: từ năm thứ nhất đến năm thứ 10; Giai đoạn 2: từ năm thứ 10 đến năm thứ 20; Giai đoạn 3: theo thời gian khai thác tính toán (hơn 20 năm). 3.14 Kết cấu các lối vào các công trình ngầm phải loại trừ được khả năng tràn nước vào hầm khi lũ, lụt với xác suất vượt mực nước cao nhất 1 lần trong 300 năm. 3.15 Trên các tuyến tầu điện ngầm, phải có các biện pháp bảo vệ các không gian của các nhà ga cũng như của các nhà nằm dọc tuyến khỏi bị ồn, rung khi tàu chạy, khi các thang cuốn và các thiết bị khác của tàu điện ngầm hoạt động. 3.16 Trong công trình tàu điện ngầm cần có các công trình và thiết bị bổ sung để sử dụng cho mục đích phòng thủ. 3.17 Gần các nhà ga phải bố trí các khu vệ sinh công cộng phù hợp với quy hoạch xây dựng đô thị. 3.18 Nhà cho các nhân viên quản lý-điều hành, khai thác, phục vụ điều độ, cho các bộ phận sửa chữa - lắp ráp, y tế và các bộ phận chuyên môn khác cần được bố trí trên mặt đất. Các bộ phận liên quan trực tiếp đến phục vụ tuyến đường cần được bố trí tại các nhà ga. 3.19 Các khu vực thương mại, gian trưng bày và các hạng mục phục vụ hành khách khác trong công trình tầu điện ngầm không được phép bố trí ở phía dưới của tầng đặt gian bán vé tại tiền sảnh ga. Các hạng mục công trình này không được cản trở lưu thông, phục vụ hành khách và không được gây tác động bất lợi đối với công nghệ phục vụ của tàu điện ngầm. 3.20 Các giải pháp kỹ thuật và kỹ thuật mới thuộc lĩnh vực xây dựng và khai thác tàu điện ngầm, mà chưa có trong các tài liệu tiêu chuẩn, có thể được áp dụng trước tiên 6 QCVN 08 : 2009/BXD trong khuôn khổ thử nghiệm khoa học được các cơ quan giám định xác nhận, sau đó nếu cần thiết thì điều chỉnh lại tài liệu thiết kế. 3.21 Khi thiết kế, xây dựng và cải tạo các công trình tàu điện ngầm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Các giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo không gây sự cố trong quá trình xây dựng và khai thác công trình; - Sử dụng các vật liệu, thiết bị, các chế phẩm hiện đại, phù hợp với các tiêu chuẩn, cũng như sử dụng các vật liệu, thiết bị, các chế phẩm được chế tạo theo các tiêu chuẩn nước ngoài có chứng nhận kỹ thuật tương ứng. - Công nghiệp hoá xây dựng trên cơ sở các phương tiện hiện đại của tổ hợp cơ giới hóa và tự động hóa quá trình thi công, cũng như áp dụng các kết cấu điển hình, chi tiết thiết bị và máy móc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; - Các phương tiện kỹ thuật, giải pháp quy hoạch - không gian công trình ngầm và các điều kiện khai thác phải đảm bảo an toàn cháy, an toàn chạy tàu, an toàn cho hành khách trên tầu, trên thang cuốn, trong thang máy, trên sân ga và trong các đường hầm; - Các giải pháp kỹ thuật phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, quy định bảo hộ lao động cho công nhân và nhân viên phục vụ trong các giai đoạn xây dựng và khai thác sử dụng; - Cơ giới hoá và tự động hoá tối đa các quá trình khai thác sử dụng, nâng cao tiên nghi đi lại của hành khách, nâng cao năng suất lao động của nhân viên, tuân thủ các nguyên tắc sinh thái lao động và thẩm mỹ kỹ thuật; - Có biện pháp thích hợp bảo vệ môi trường xung quanh, di tích lịch sử và văn hoá. 4. Công tác khảo sát xây dựng 4.1 Việc khảo sát xây dựng phải được thực hiện phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình và các bước thiết kế theo quy định. Nội dung khảo sát phải bao gồm khảo sát địa chất công trình, trắc địa công trình, địa kỹ thuật môi trường và khảo cổ khi cần thiết. Các kết quả khảo sát phải là cơ sở để xác định các phương pháp thi công hợp lí, loại trừ được các tác động nguy hiểm cho môi trường xung quanh. Khảo sát xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn đồng bộ với hệ thống tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 4.2 Trạng thái đất nền phải được điều tra trong phạm vi được xác định có tương tác của thi công và khai thác tuyến tàu điện ngầm và môi trường địa chất. Khi đó, độ sâu khảo sát phải lớn hơn chiều sâu đáy các đường hầm không ít hơn 10 m. 4.3 Các hố khoan thăm dò thực hiện trong quá trình khảo sát phải được lấp đầy toàn trụ. 7 QCVN 08 : 2009/BXD 4.4 Khảo sát địa kỹ thuật môi trường cần phải đảm bảo: - Đánh giá tổng hợp được các điều kiện tự nhiên và kỹ thuật; - Dự báo được những biến đổi có thể xảy ra của hệ tự nhiên khi xây dựng và khai thác công trình tàu điện ngầm; - Đề xuất được giải pháp ngăn ngừa những hậu quả bất lợi đối với môi trường và luận cứ được các giải pháp bảo vệ và khôi phục trạng thái môi trường tự nhiên. 5. Yêu cầu thiết kế 5.1 Khả năng thông tầu và vận chuyển 5.1.1 Khả năng thông tầu của tuyến cần chọn không lớn hơn 40 đoàn tầu trong một giờ. Để tính toán các thiết bị cấp điện và điểu khiển chạy tầu, khả năng thông tầu cần tăng thêm 20%. 5.1.2 Số lượng tối đa toa tầu trong một đoàn tầu phải được xác định cho từng giai đoạn khai thác. 5.2 Mặt bằng và mặt cắt dọc 5.2.1 Chiều sâu tối thiểu để đặt các công trình ngầm phải đủ để có thể làm trên nó một lớp áo đường. 5.2.2 Các đoạn thẳng của đường tầu khi chuyển làn phải ghép nối với nhau bằng các đường cong tròn và chuyển tiếp. 5.2.3 Trên các đoạn cong của các đường tầu chính và đường tầu nối, ray phía ngoài phải được bố trí cao hơn ray phía trong. 5.2.4 Kích thước bao gần đúng của đường hầm và khoảng cách giữa các trục của các đường ray liền kề lấy theo Phụ lục B. 5.2.5 Độ dốc dọc của các đoạn tuyến ngầm, của các đoạn tuyến kín đặt trên mặt đất và trên cao không được nhỏ hơn 3 o / oo và không được lớn hơn 45 o /oo , của các đoạn tuyến hở trên mặt đất và trên cao - không được lớn hơn 35 o / oo . 5.3 Nhà ga 5.3.1 Các nhà ga, trên mặt bằng cần được bố trí ở các đoạn thẳng của tuyến; theo mặt cắt dọc cần được bố trí ở những nơi cao, dốc một chiều với độ dốc bằng 3 o /oo . Cho phép bố trí các nhà ga tại những đoạn đường cong có bán kính cong không nhỏ hơn 800 m và độ dốc dọc tới 5 o /oo hoặc trên các diện tích bằng phẳng với điều kiện đảm bảo thoát nước. 5.3.2 Nhà ga phải có ít nhất hai tiền sảnh. 8 QCVN 08 : 2009/BXD 5.3.3 Tại các nhà ga và công trình chuyển bến giữa các ga phải có thang cuốn ở các đoạn chênh cao lớn hơn 3,5 m trên đường đi của hành khách. Số lượng thang cuốn trong nhà ga phải được xác định trên cơ sở đồng thời đảm bảo các điều kiện sau: - Thông được luồng hành khách tính toán tối đa khi phải giải thoát người từ nhà ga; - Một thang cuốn phải sửa chữa; - Dừng một thang cuốn do nguyên nhân không dự kiến trước. Cùng các điều kiện trên, cần đảm bảo ở một sảnh trong một ga phải có không ít hơn 4 chiếc thang cuốn, ở sảnh khác – theo tính toán, nhưng không ít hơn 3 chiếc. Ở các công trình chuyển bến không phân luồng hành khách theo các hướng khác nhau, số lượng thang máy phải xác định theo tính toán, nhưng không ít hơn 4 chiếc; khi có phân luồng – theo tính toán, nhưng không ít hơn 2 theo mỗi hướng. 5.3.4 Trong các nhà ga phải có các thang máy, thang nâng, hoặc đường lăn cho ngư- ời khuyết tật. Trong các ô thang máy phải bố trí các thang bộ, chiếu sáng thoát hiểm và cấp không khí có áp để khi có hỏa hoạn sử dụng làm lối thoát hiểm cho hành khách và cho các đơn vị chống cháy tiếp cận nhà ga. 5.3.5 Trong các hành lang giữa các nhà ga và trong các đường vượt ngầm dài trên 100m cần phải có băng tải chuyển hành khách. 5.3.6 Trên các ga chuyển tầu, cần phải có sảnh riêng cho mỗi nhà ga. Khi đảm bảo được sự làm việc độc lập của các ga trong thời gian xảy ra hỏa hoạn, tại một trong các ga có thể bố trí một sảnh chung. 5.3.7 Tại các nhà ga cần có các phòng sản xuất, các phòng sinh hoạt cho kỹ thuật viên và các phòng chăm sóc sức khỏe. 5.3.8 Tại các nhà ga đặt sâu và các nhà ga đặt nông khi có thể, cần có các đường hầm cáp đặt các tuyến cáp chính. Các đường hầm cáp này được nối với các công trình gần nhà ga và các đường hầm chạy tầu. 5.3.9 Vật liệu hoàn thiện kiến trúc cho các gian hành khách của nhà ga phải dùng các loại bền lâu, dễ làm sạch. 5.4 Đường hầm chạy tầu, đường hầm nối, các công trình phụ cận đường hầm 5.4.1 Các đường hầm chạy tầu và đường hầm nối phải có kích thước trong đảm bảo thông tàu phù hợp với các yêu cầu trong Phụ lục B, cũng như bố trí được trong nó các thiết bị của đường tầu, các cầu công tác, các thiết bị, đèn chiếu sáng, các cáp thông tin phục vụ và thiết bị khác. 5.4.2 Vị trí và các kích thước trong của các công trình trong đường hầm có chức năng sản xuất, làm các lối ra bổ sung lên mặt đất và vào các vùng bảo vệ tập thể hành khách, cũng như làm đường thông giữa các đường hầm chạy tầu một chiều 9 QCVN 08 : 2009/BXD phải được xác định trên cơ sở công năng của chúng có kể đến các yêu cầu về công nghệ và khai thác, tình trạng xây dựng đô thị và an toàn cháy. 5.4.3 Ở các đoạn hở trên mặt đất của tuyến tầu điện ngầm phải được chiếu sáng và rào kín với chiều cao không dưới 2,5 m. 5.5 Các công trình hạ tầng đô thị 5.5.1 Việc thiết kế tuyến đường tàu điện ngầm phải được thực hiện có kể đến việc khai thác tổng hợp đất đai đô thị, trong sự kết nối các công trình hạ tầng đô thị ngầm và nổi tiếp cận với các nhà ga và đường hầm. Chức năng hoạt động của các công trình này không được gây ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo an toàn của công trình tàu điện ngầm. 5.5.2 Các kết cấu chịu lực của các công trình đô thị ngầm và nổi, kết nối với các công trình của tầu điện ngầm, cần được thiết kế phù hợp với qui chuẩn này. 5.5.3 Hệ thống đảm bảo kỹ thuật và an toàn cháy của các công trình hạ tầng đô thị phải hoàn toàn độc lập với hệ thống tương ứng của tàu điện ngầm. 5.6 Kết cấu xây dựng 5.6.1 Các kết cấu bao che và kết cấu chịu lực bên trong các công trình ngầm cũng như vật liệu hoàn thiện kiến trúc các công trình phải đáp ứng yêu cầu về độ bền, độ bền lâu, an toàn cháy, ổn định dưới các tác động khác nhau của môi trường bên ngoài. Các kết cấu, vật liệu xây dựng được sử dụng và các phương pháp thi công phải đảm bảo tuổi thọ qui định của vỏ công trình ngầm. 5.6.2 Vỏ hầm phải kín và được làm từ các cấu kiện bê tông cốt thép lắp ghép hoặc các cấu kiện gang, hoặc bê tông hoặc bê tông cốt thép toàn khối. 5.6.3 Tải trọng từ áp lực đất lên vỏ hầm và các hệ số độ tin cậy tương ứng với chúng cần được xác định trên cơ sở kết quả khảo sát địa chất công trình và những số liệu thực nghiệm đã tích lũy về tải trọng được đo trong những điều kiện xây dựng tương tự. 5.6.4 Tải trọng tạm thời tiêu chuẩn theo phương đứng và phương ngang tác dụng lên vỏ hầm từ các phương tiên giao thông trên mặt đất; tải trọng tạm thời lên vỏ hầm phát sinh trong quá trình xây dựng có kể đến đặc điểm tác dụng lên vỏ của các thiết bị nâng-vận chuyển, thiết bị khác lấy theo hệ thống tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 5.6.5 Tải trọng tạm thời lên vỏ hầm phát sinh trong quá trình xây dựng được lấy có kể đến đặc điểm tác dụng lên vỏ của các thiết bị nâng-vận chuyển, thiết bị lắp ráp hoặc thiết bị khác. Các hệ số độ tin cậy đối với các tải trọng này và các tải trọng tạm thời khác lấy theo hệ thống tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng. 5.6.6 Tính toán các kết cấu ngầm phải thực hiện theo các trạng thái giới hạn có kể đến các tổ hợp tải trọng và tác động bất lợi có thể xảy ra tác dụng lên các bộ phận 10 [...]... 6.6 Các công việc thuộc địa chất công trình trong quá trình xây dựng phải đảm bảo: 32 QCVN 08 : 2009/BXD - Có tài liệu thực tế về địa chất công trình của các công trình đang xây dựng; - Xác định sự phù hợp giữa các số liệu địa chất công trình trong hồ sơ thiết kế so với các số liệu thực tế, được thiết lập tại hiện trường; - Dự báo trước các điều kiện địa chất công trình trong khu vực đào hầm; - Quan... toàn vẹn của nhà, công trình và hệ thống kỹ thuật ngầm đô thị Không cho phép để lại các khoảng trống giữa bề mặt của vỏ ngoài công trình và đất 6.8 Công trường xây dựng phải được rào kín theo quy định 6.9 Chỉ cho phép bắt đầu các công việc xây dựng chính sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng các phòng hành chính-sinh hoạt tạm thời và hệ thống đảm bảo kỹ thuật 6.10 Trước khi thực hiện các công việc xây lắp... và nhà công cộng theo các quy định cần được thực hiện khi tầu chạy ở chế độ khai thác 5.19.3 Các công trình ngầm đô thị cần được bảo vệ khỏi ảnh hưởng ăn mòn của dòng điện (ăn mòn điện hóa) Việc kiểm tra tính hiệu quả của việc bảo vệ các công trình này phải được thực hiện trong 2 năm đầu tiên khác thác tuyến tầu điện ngầm 5.19.4 Khi kết hợp các công trình của tuyến tầu điện ngầm với các công trình có... môi trường xung quanh và hệ kỹ thuật - tự nhiên; - Đảm bảo an toàn cho các công tác đào hầm bằng việc đánh giá sự ổn định của đất nền trong hố đào; - Can thiệp kip thời vào quá trình xây dựng trong trường hợp có nguy hiểm do điều kiện địa chất bất lợi gây ra; - Tham gia nghiên cứu đất nền công trình; - Lập báo cáo kết quả các công tác địa chất công trình phục vụ xây dựng 6.7 Công nghệ xây dựng phải đảm... năng của tuyến tầu điện ngầm phải có: - Nhà hành chính của tuyến để bố trí các bộ máy điều hành, nhân viên kỹ thuật- hành chính và các bộ phận khác - Nhà để bố trí các trạm điều độ của tuyến tầu điện ngầm, hệ thống kỹ thuật quản lý điều độ, hệ thông thông tin, trung tâm máy tính và các phương tiện kỹ thuật khác có liên quan tới điều khiển tầu điện ngầm; - Nhà để bố trí cán bộ kỹ thuật chỉ đạo từ xa các... lắp trong điều kiện ngầm được xếp vào hạng công trình sản xuất nguy hiểm 6.2 Khi chuẩn bị và tiến hành công tác xây lắp cần tổ chức và thực hiện việc kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu về an toàn công nghiệp, trong đó: - Phải có tài liệu kỹ thuật tiêu chuẩn qui định các qui tắc tiến hành công việc và khoanh vùng các sự cố có thể xảy ra - Tiến hành quan trắc trạng thái các nhà và công trình trong vùng có... thành phần tổ hợp khởi động: - Nhà và công trình phục vụ những người làm việc của tàu điện ngầm; - Công trình và thiết bị đảm bảo điều kiện sức khoẻ và an toàn lao động cho những người làm việc của tàu điện ngầm; 34 QCVN 08 : 2009/BXD - Công trình và thiết bị bảo đảm an toàn cháy; - Các giải pháp bảo vệ môi trường xung quanh; - Các đường nhánh nối giữa các tuyến đường tàu điện ngầm và các đường tầu trong... thác tuyến tầu điện ngầm 5.25.3 Ở các nhà ga trên mặt đất phải có các khu vực kỹ thuật xây dựng rộng 20 m và chiều dài không nhỏ hơn 60 m về mỗi phía để đảm bảo cho việc cải tạo mở rộng kích thước nhà ga 31 QCVN 08 : 2009/BXD 6 Thi công 6.1 Việc chuẩn bị thi công xây dựng phải được thực hiện theo quy định hiện hành về tổ chức thi công xây dựng công trình Các công trình của tầu điện ngầm liên quan đến... dựng, các quá trình công nghệ, vật liệu và kết cấu xây dựng phải tuân thủ các yêu cầu về an toàn công nghiệp 5.25 Các khu vực kỹ thuật và bảo vệ 5.25.1 Các công trình của tuyến tầu điện ngầm phải được đánh dấu trên bản độ địa hình thành phố tỉ lệ 1 : 500 có ký hiệu gianh giới các khu vực khai thác kỹ thuật và bảo vệ 5.25.2 Việc tiến hành công việc nào đó trong phạm vi các khu vực kỹ thuật và bảo vệ... trình đô thị 5.19.1 Nhà và các công trình đô thị phải được bảo vệ chống ồn và rung xuất hiện khi xây dựng và khi tầu chạy trong quá trình khai thác sử dụng tầu điện ngầm 5.19.2 Trong các phòng của nhà ở và nhà công cộng, các mức ồn và các mức hạ âm không được vượt quá các giá trị nêu trong QCVN 05 : 2008/BXD Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ và các quy định hiện hành Giá trị . quá trình thi công, cũng như áp dụng các kết cấu điển hình, chi tiết thiết bị và máy móc đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế; - Các phương tiện kỹ thuật, giải pháp quy hoạch - không gian công trình ngầm và. Các công trình hạ tầng đô thị 5.5.1 Việc thiết kế tuyến đường tàu điện ngầm phải được thực hiện có kể đến việc khai thác tổng hợp đất đai đô thị, trong sự kết nối các công trình hạ tầng đô thị ngầm và. các công trình này không được gây ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo an toàn của công trình tàu điện ngầm. 5.5.2 Các kết cấu chịu lực của các công trình đô thị ngầm và nổi, kết nối với các công trình

Ngày đăng: 03/07/2014, 04:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • a) Vật liệu không cháy, khi đồng thời:

  • b) Vật liệu cháy là vật liệu khi thí nghiệm, không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan