1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Ebook Photoshop Easy-Hard part 130 pot

5 164 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nội dung của trang này thuộc bản quyền của © Bá tước Monte Cristo - Final Fantasy và www.bantayden.com. Những bài viết trong này có thể được in ra để dùng với mục đích cá nhân và phi thương mại. Nếu bạn muốn phát hành lại trong trang web của bạn làm ơn liên lạc với tôi hoặc ít nhất phải trích dẫn lại nguồn là: Bá tước Monte Cristo - Final Fantasy và www.bantayden.com Bạn đã hoàn thành việc tô màu, chúng ta sẽ học các bước sau đây để hoàn thiện tấm hình của ban. Một khi bạn đã hoàn thành việc tô màu cho bức tranh của bạn, bạn vẫn cần thực hiện thêm một vài bước nhỏ nữa. Nếu bạn xem lại bức tranh mà chúng tôi đã thực hiện trong chương 2, chúng tôi đã làm nổi các đường nét của bức tranh trên background. Khi mà bạn đã hoàn chỉnh việc tô màu, thì đó cũng là lúc bạn sẽ kết hợp các hình ảnh khác với một hình nền. Vì vậy, bạn có thể cho in ấn sản phẩm của bạn. Nhưng đáng tiếc là hầu hết các máy in không thể in được các tài liệu theo định dạng nguyên gốc trong PTS, vì vậy, các tác phẩm của bạn phải được lưu lại với một định dạng tương thích với máy in. Trong hầu hết các trường hợp, định dạng thích hợp là file .TIF. Đây là điều quan trọng vì bạn muốn lưu lại file của bạn dưới dạng không bị “ép phẳng”. Bạn hãy tạo một bản copy của file bạn muốn, sau đó sao lưu nó, nhưng hãy thật cẩn thận khi bạn bảo toàn file chưa được “ép phẳng”. Bạn phải nhớ một điều rằng, khi bạn đã “ép phẳng” bức ảnh của bạn thì sẽ rất khó khăn khi bạn muốn sửa chữa sau này. Vì đôi khi, bạn tìm ra một lỗi cần phải sửa chữa hay có yêu cầu sửa chữa. Bất cứ vì lý do gì, việc bảo toàn file gốc định dạng .PSD cũng sẽ đảm bảo cho bạn cả hai yêu cầu sửa chữa dễ dàng và nhanh chóng. “Ép phẳng” bức hình của bạn Để làm điều này, bạn chọn trong Palette Layers (Windows > Layers), trong menu mở ra, bạn hãy chọn Flatten Image. Như vậy là bức tranh của bạn chỉ còn lại một layer duy nhất và dễ dàng để chuyển nó sang chế độ CMYK cho việc in ấn (Image > Mode > CMYK color). Điều này quan trọng vì file của bạn không có nhiều lớp, do đó, hầu hết phần mềm của máy in không thể nhận biết được sự liên hệ giữa các layer. Bây giờ, bạn có thể lưu với nhiều định dạng khác nhau, nhưng định dạng phổ biến nhất là .TIF. Trong một tác phẩm tô màu, rất nhiều phần mềm có thể sử dụng để tạo nên bức tranh cuối cùng. Trong khi PTS được sử dụng cho hầu hết các ứng dụng nghệ thuật, tô màu, viết chữ, …thì các kỹ xảo có thể được tạo ra bởi các phần mềm khác như Illustrator hay Freehand. “Ép phẳng” một bức ảnh dùng Channels Nếu bạn thiết lập các đường làm việc trên một kênh (channel) thay vì một layer, sử dụng Image > Apply Image… để hợp nhất các đường làm việc trên channel thành dữ liệu màu. Thiết lập channel thành đường làm việc, đổi chế độ hoà trộn thành “multiply” và opacity là 100%. Click OK và bạn thấy là chúng sẽ được hợp nhất với nhau. Chú ý rằng các chanel đường bao chi tiết vẫn làm việc, để chắc chắn nó đã được bỏ đi bạn cần kiểm tra nó sau khi đã hợp nhất đúng cách. Các định dạng file Khi bạn lưu file, hãy lưu nó ở định dạng mà bạn cho là phục vụ tốt nhất cho công việc mà bạn muốn làm. Hãy chú ý là một vài phần mềm trong quá trình chuyển đổi sẽ làm mất một số pixel trong tác phẩm của bạn, nhưng một số khác thì nén tác phẩm đó thành không gian lưu trữ. Nó được xem như là “sự mất mát trong quá trình định dạng” - “lossy” vì khi bạn lưu hình ảnh, sẽ không thể giống hoàn toàn với file ảnh gốc. Một vài định dạng khác lại không hề làm mất đi các thông tin của bức ảnh, định dạng đó được xem là “không mất mát trong quá trình định dạng” – “non-lossy”. Một vài định dạng file lại tương thích với các dạng hình ảnh, với các chương trình hay với cơ sở máy tính khác. Để hiểu về chúng, sau đây bạn sẽ tìm hiểu tổng quát về các định dạng ảnh khác nhau, các ưu và nhược điểm của chúng. .PSD: đây là định dạng file nguyên bản của PTS. Dung lượng file lớn nhưng thuận lợi của định dạng này là bạn có thể lưu các thông tin về file của bạn một cách nguyên vẹn. Có nghĩa là tất cả các lớp riêng biệt, các mặt nạ, các layer style, các nhóm, … đều được lưu. Nhược điểm của nó là không tương thích với các phần mềm đồ hoạ khác ngoài bộ các phần mềm của Adobe. Tuy nhiên, đây vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho bạn nếu bạn muốn lưu file ảnh của bạn mà không mất bất kỳ thông tin nào. Chú ý: Để làm tăng tính tương thích với các phiên bản cũ hơn của PTS, bạn hãy chỉnh lại Preferences của bạn bằng cách Edit > preferences > file handling > always maximize compatibility with PTS (psd) files]. [non-lossy] [cross-platform]. .BMP: Windows Bitmap File Format. Một định dạng cũ, nhưng vẫn là định dạng phổ biến. Nén nhỏ nhất nhưng không thích hợp cho việc tô màu [non-lossy] [somewhat cross-platform]. .GIF: Viết tăt của Graphics Interchange Format. Không thích hợp cho việc tô màu. Nén nhỏ nhất, mất hoàn toàn trên hệ màu 24-bit. Định dạng này chỉ nhớ được 256 màu. GIF89 không hỗ trợ trong suốt (transparencies), do đó hữu dụng cho Net. [lossy] [cross-platform]. .EPS – (PTS EPS), viết tắt cuả Encapsulated PostScrip. Định dạng này được sử dụng để xác định tính chất cho cả dữ liệu dạng vector và raster. Với dạng dữ liệu vector, định dạng này không làm mất đi chi tiết khi phóng to hay thu nhỏ hình ảnh. Đây là một định dạng tuyệt vời cho quá trình chuyển thông tin sang PTS, đặc biệt là các đối tượng dạng vector như font, các thành phần đồ họa, các logo hay kỹ xảo âm thanh. Các đối tượng dạng .EPS được chuyển vào PTS có thể chuyển đổi thành dạng bitmap với bất kỳ kích cỡ nào bạn muốn. Định dạng này hữu dụng khi bạn lưu thông tin từ PTS. Trong khi dạng dữ liệu vector rất nhỏ thì file bitmap định dạng EPS lại có dung lượng lớn. Định dạng EPS có thể hữu dụng khi chuyển hình ảnh sang các chương trình khác khi các định dạng khác mang lại kết quả không mong muốn. PTS DCS (Desktop Color Separations) cũng là các file được định dạng .EPS, các file dạng này cho phép bạn lưu dữ liệu CMYK và các màu vết (Spot color). DCS hữu dụng trong một vài trường hợp đặc biệt đối với màu Duo- tone và các quá trình in ấn chuyên biệt khác. [non-lossy/lossy (nếu định dạng nén JPEG được chọn)][cross-platform] .JPEG (cũng như .JPG). Viết tắt của cụm từ Joint Photographic Experts Group. Đây là một trong những định dạng phổ biến nhất cho Web site. Bằng việc sử dụng một loạt mã hoá, định dạng này nến hình ảnh thành lưới 8x8, thông tin màu sắc và chi tiết ở mức trung bình. Định dạng này hoàn toàn không phù hợp với việc tô màu. Định dạng này chỉ hữu dụng nhất cho Internet vì khả năng nén rất tốt của nó . các file được định dạng .EPS, các file dạng này cho phép bạn lưu dữ liệu CMYK và các màu vết (Spot color). DCS hữu dụng trong một vài trường hợp đặc biệt đối với màu Duo- tone và các quá trình

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20