6 dấu hiệu bà bầu nên đi khám sớm Bạn nên đi kiểm tra nếu xuất hiện những dấu hiệu như ra máu, thai ít máy, bị nôn nhiều… Bạn cần cẩn trọng với những cơn co tử cung. \ 1. Bị nôn nghiêm trọng Phần lớn các trường hợp nôn do nghén không gây hại nhưng nếu bạn bị nôn quá nhiều, dẫn tới mất nước quá mức (bạn không có cảm giác buồn tiểu) thì bạn nên đi khám ngay. “Điều này sẽ khiến cơ thể bị thiếu nước nặng nên không tốt cho bạn và bé” – Label Blumberg (chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ) cho biết. Nguyên nhân bị nôn nhiều có thể do bị ngộ độc thức ăn nhưng bạn lại nhầm tưởng rằng do nghén. Nếu bị nôn kèm dấu hiệu sốt cao, bạn càng nên sớm đi kiểm tra sức khỏe. 2. Thai ít máy Nếu khoảng 1 giờ đồng hồ, bạn không cảm nhận được thai máy thì bạn không cần đi khám vội; thay vào đó, bạn thử uống một cốc nước hoa quả (lượng đường tự nhiên trong hoa quả có tác dụng làm tăng lượng đường trong máu của bé – tạo điều kiện để bé bắt đầu “đạp mẹ”); sau đó, bạn thử nghỉ trong một căn phòng yên tĩnh. Nếu trong vòng 30-60 phút tiếp theo, bạn không thấy thai máy thì lúc này, bạn có thể đi khám. “Không phải mọi trường hợp thai ít máy đều nghiêm trọng nhưng bạn vẫn nên đi khám để bác sĩ kết luận không có chuyện xấu xảy đến với bé” – chuyên gia Label cho biết thêm. Điều này sẽ tốt hơn việc bạn ngồi nhà rồi tự suy đoán này nọ. Nếu có bất kỳ sự lo lắng nào xuất hiện, tốt hơn cả, bạn nên trao đổi điều này với bác sĩ. 3. Đau bụng dữ dội Nếu thai nhỏ hơn 12 tuần tuổi, bạn xuất hiện những cơn đau nhói (đôi khi như bị chuột rút) ở một bên bụng, thì có thể đó là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung (bác sĩ sẽ kiểm tra và kết luận qua siêu âm). Cũng có khi chứng đau bụng dữ dội ở bà bầu có liên quan đến nguy cơ viêm ruột thừa. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, đau bụng có thể là dấu hiệu cho biết bạn sắp chuyển dạ. 4. Những cơn co tử cung hoặc bạn có dấu hiệu vỡ nước ối Càng gần ngày dự sinh, sự chảy nước ở âm đạo càng có liên quan đến tình trạng vỡ nước ối; do đó, bạn nên nhập viện sớm. Nếu đột nhiên bạn có dấu hiệu vỡ ối trước tuần thứ 37, bạn cũng nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Đây có thể là do túi nước ối bị vỡ và bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non. “Thai phụ nên nghĩ ngay tới tình trạng vỡ ối sớm qua dấu hiệu bé liên tục đạp vào bàng quang mẹ và khiến mẹ đi tiểu liên tục” – chuyên gia Label cho biết. Những cơn co tử cung là dấu hiệu tiềm ẩn của chuyển dạ sớm. Ngay khi bạn cảm nhận được những cơn co trong tuần thứ 24 đến 36 của thai kỳ, bạn nên chú ý; cũng có đôi khi, đó chỉ là những cơn co Braxon Hicks vô hại. 5. Ra máu Dấu hiệu ra máu ở bất kỳ khoảng thời gian nào trong thai kỳ, bạn cũng nên thận trọng. Quý II hoặc quý III, ra máu có thể do chấn thương ở nhau thai (hoặc những vấn đề khác), có thể được chẩn đoán qua siêu âm. Phần lớn các trường hợp ra máu thường không kéo dài, cho nên, bạn không cần quá lo lắng. Nếu bạn bị ra máu trong vòng 12 tuần lễ đầu thì dấu hiệu này chưa hẳn là bạn sẽ bị sảy thai. 6. Đau đầu nghiêm trọng hoặc bị phù quá mức Nếu bạn bị đau đầu nặng trong quý II hoặc quý III, kèm theo dấu hiệu: chân và mặt bị sưng phù quá mức, thì có thể bạn mắc phải chứng tiền sản giật. Trường hợp này, bạn nên đi khám sớm. Ngoài ra, dấu hiệu khác của tiền sản giật là thị giác bị thay đổi (hoa mắt) hoặc bạn bị cao huyết áp. . 6 dấu hiệu bà bầu nên đi khám sớm Bạn nên đi kiểm tra nếu xuất hiện những dấu hiệu như ra máu, thai ít máy, bị nôn nhiều… . II hoặc quý III, kèm theo dấu hiệu: chân và mặt bị sưng phù quá mức, thì có thể bạn mắc phải chứng tiền sản giật. Trường hợp này, bạn nên đi khám sớm. Ngoài ra, dấu hiệu khác của tiền sản giật. phải đối mặt với nguy cơ chuyển dạ sớm, sinh non. “Thai phụ nên nghĩ ngay tới tình trạng vỡ ối sớm qua dấu hiệu bé liên tục đạp vào bàng quang mẹ và khiến mẹ đi tiểu liên tục” – chuyên gia Label