Thuốc nam điều trị bỏng I. Mở đầu: Đã từ lâu trong dân gian Việt Nam và nhiều nước đã dùng các loại thuốc sử dụng cây con để điều trị các bệnh nói chung và vết thương bỏng nói riêng. Là nguồn dược liệu sẵn có, chế biến đơn giản, điều trị có hiệu quả. Ngày nay việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại là việc làm đúng đắn có ý nghĩa. Đem lại hiệu quả kinh tế cao, cứu chữa được nhiều bệnh nhân. Có rất nhiều thuốc chữa bỏng sử dụng cây và con, điều trị toàn thân và tại chỗ. Nhưng để có được kết quả về khoa học và thực tiễn phải trải qua nhiều giai đoạn: - Phát hiện (trong dân gian) - Kiểm tra về dược học, độc học, vi sinh. - Thử nghiệm trên động vật - Kiểm tra về cận lâm sàng - Nghiên cứu ứng dụng lâm sàng diện hẹp - Đánh giá kết quả lâm sàng ở một nơi thực hiện, ở một số bệnh viện có khả năng. - Tổng hợp. - Sản xuất, đóng gói, phát hành. Trong dân gian đã có nhiều cách điều trị bỏng nhưng có những cách điều trị không đúng cho toàn thân và taị chỗ như: Bôi mực tàu, thuốc đánh răng, ngâm bùn, ngâm vào nồi nước giải, bôi mắm, bôi tương Vì vậy cần phải nắm được một số thuốc nam để điều trị khi có bệnh nhân bỏng. II. CÁC LOẠI THUỐC ĐÃ ĐƯỢC DÙNG: 1. Các bước tiến hành khi sử dụng: 1.1. Sơ cứu bỏng: - Làm ngay khi bị bỏng - Phải loại trừ tác nhân, ngâm lạnh ngay trong nước sạch 30 phút để giảm nhiệt độ, giảm đau, giảm nề, băng ép vừa. 1.2. Điều trị thực thụ: - Xác định diện tích, độ sâu bỏng. - Điều trị toàn thân: Nếu có sốc hoặc đe doạ sốc phải truyền dịch hoặc uống dịch thể sớm (Oresol), giảm đau. - Điều trị tại chỗ: xử trí bỏng kỳ đầu cơ ban: nhanh, sạch, lấy bỏ các dị vật, các phần da hoại tử đã bong. - Sau đó đưa thuốc điều trị tại chỗ. 2. Nhóm thuốc tạo màng: 2.1. Nguyên lý: Các thuốc tạo màng có nồng độ Tanin cao (khoảng 30%). Tanin làm kết tủa Protein tiết ra từ vết thương tạo thành màng, dính vào vết thương bỏng tạo thành màng, dính vào vết thương bỏng. Khi khỏi sẽ từ bong màng. 2.2. Chỉ định: Dùng trong bỏng nông độ II, III, vùng bỏng chưa bị nhiễm trùng (thời gian 1-2 ngày đầu) diện tích dùng dưới 20% diện tích cơ thể. 2.3. Chống chỉ định: Bỏng sâu, bỏng ở mặt cổ, tầng sinh môn, các ngón tay, ngón chân, không bôi kín chu vi chi (để chống garo tự nhiên do màng thuốc). 2.4. Cách sử dụng thuốc: Phun, rắc, bôi lên trên mặt vết bỏng một lớp mỏng (0,5-1mm). Bệnh nhân sẽ bị sót 10-15 phút rồi sẽ hết. Sau khi dùng thuốc khoảng 7 giờ sẽ tự khô hoặc dùng sức nhiệt để sấy (bóng điện, máy sấy tóc). Tiết kiệm băng gạc. 2.5. Một số loại thuốc tạo màng: * B 76 - chế biến từ cây xoan trà, dạng bột hoặc keo. Thành phần có: Tanin 32%, gôm nhựa 14%, Flavon 5,4%, dầu béo, Quinon - sử dụng trên vết bỏng, trên đường khâu vết mổ vô trùng. * Kháo nhớt, kháo nhậm, hu đay, săng lẻ, cao lá sim, cao sến (cao sến ngoài tác dụng tạo màng còn dùng tẩm vào gạc băng kín, để chống nhiễm trùng). * Chitosan: Chế xuất từ vỏ tôm. 3. Nhóm thuốc làm rụng hoại tử bỏng sâu: Việc loại trừ sớm hoại tử bỏng là việc cần thiết để chống nhiễm độc, nhiễm trùng, ghép da sớm. Có nhiều biện pháp: - Bằng phẫu thuật cắt bỏ hoại tử sớm. - Dùng hoá chất axit Salicilic 40% - Men Trypsin, Chymotrypsin - Thực vật: Dùng Papain (mủ đu đủ), Bromelain (nõn dứa) Các loại thực vật làm rụng họai tử chậm hơn hoá chất. Thời gian sử dụng: Tuần thứ 2 sau bỏng (8-10 ngày). Diện tích dùng một lần dưới 10% diện tích cơ thể (vì còn có điều kiện ghép da). 4. Nhóm thuốc kháng hoặc ức chế vi khuẩn: * Berberin (từ cây vàng đắng) dạng viên để uống. Dạng dung dịch 1% để băng. Đã từ lâu Berberin được sử dụng rộng rãi, không phải mua Furacilin của nước ngoài. * Nước sắc lá móng, lá sòi, dung sạn, mã đề, lân tơuyn, tinh dầu chàm * Hiện đang sử dụng nhiều cao lá sến (Madhuxin), dạng cao và dầu. Đã kết hợp với một số cây khác (lân tơuyn, phá cố chỉ, lá diếp cá, bạch hào xà, lá dâu, hoa hoè) có tên là Selafin. 5. Nhóm thuốc tái tạo vết thương: Thuốc này kích thích tổ chức hạt phát triển, kích thích biểu mô.Sử dụng muộn. * Dampomat: thuốc của sư cụ Đàm Lương, thành phần có hồng đơn, mật đà tăng, sáp ong, dầu luyn thường sử dụng trong những vết loét nhỏ, không cần ghép da, thay băng tự liền. * Ngoài ra còn dùng: Dầu gan cá thu, mỡ rau má, kem nghệ (kem nghệ ngoài việc kích thích liền da còn có tác dụng làm giảm bớt thay đổi màu sắc của sẹo. Ngoài ra còn có tác dụng tốt trong viêm bàng quang ) * Mật ong, mỡ trăn, ca trứng gà cũng được sử dụng trong những vết loét lâu liền, bỏng sâu, diện hẹp, làm tăng cường dinh dưỡng tại chỗ. Là môi trường ưu trương chống phù nề, giảm mức độ nhiễm khuẩn. 6. Nhóm tác dụng lợi tiểu: Có thể dùng trong thời kỳ nhiễm độc, nhiễm khuẩn: Hay dùng - Nước sắc râu ngô - Lá rau ngót tươi giã lấy nước để uống. 7. Nhóm thuốc chống sẹo lồi: Hiện nay còn vướng mắc về cơ chế và điều trị sẹo lồi. Nhưng để có tác dụng bổ sung trong các biện pháp chống sẹo lồi thì dùng: Rau má tươi, khô, sắc lấy nước uống hàng ngày, còn có chế phẩm viên Ramasol. 8. Nhóm có tác dụng che phủ tạm thời vết bỏng: * Da ếch, da lợn (dị loại) Sử dụng dạng tươi hoặc bảo quản đông khô, tiệt trùng bằng tia gama tác dụng là một màng sinh học để: - Hạn chế thoát huyết tương - Hạn chế vi khuẩn xâm nhập - Giảm đau - Kích thích biểu mô và kích thích tổ chức hạt Có thể dùng đơn thuần hoặc kết hợp khi ghép da tự thân kiểu Mowlem jackson hoặc ghép da mắt lưới kiểu Sandwich. . Thuốc nam điều trị bỏng I. Mở đầu: Đã từ lâu trong dân gian Việt Nam và nhiều nước đã dùng các loại thuốc sử dụng cây con để điều trị các bệnh nói chung và vết thương bỏng nói riêng nắm được một số thuốc nam để điều trị khi có bệnh nhân bỏng. II. CÁC LOẠI THUỐC ĐÃ ĐƯỢC DÙNG: 1. Các bước tiến hành khi sử dụng: 1.1. Sơ cứu bỏng: - Làm ngay khi bị bỏng - Phải loại. 1.2. Điều trị thực thụ: - Xác định diện tích, độ sâu bỏng. - Điều trị toàn thân: Nếu có sốc hoặc đe doạ sốc phải truyền dịch hoặc uống dịch thể sớm (Oresol), giảm đau. - Điều trị tại