1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bệnh án bỏng (Kỳ 2) pps

5 670 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 209,49 KB

Nội dung

Bệnh án bỏng (Kỳ 2) 2. Tâm thần kinh: - Cần đặc biệt lưu ý khi bệnh nhân có tiền sử động kinh, bệnh tâm thần, bệnh tim mạch, khi bỏng kèm theo chấn thương, khi bỏng vùng đầu, bỏng sâu sọ (bỏng điện) - Phát hiện trạng thái kích thích: la hét, vật vã, kêu đau đớn, tăng cảm khi thăm khám và vận chuyển, thay băng - Trạng thái ức chế: Li bì, thờ ơ ngoại cảnh, giảm cảm giác. - Nặng: hôn mê. Mức độ hôn mê (theo thang điểm Glasgow), phát hiện tổn thương thần kính kèm theo nếu có. - Thường giai đoạn II: Có biểu hiện mất ngủ, suy nhược thần kinh. 3. Tuần hoàn: a. Mạch: - Có thể bắt các động mạch lớn ngay dưới da: Cảnh, nách, cánh tay, quay, bẹn, khoeo, mu chân, thái dương ), khi động mạch nhỏ cần phân biệt với mao mạch của chính người bắt. - Nghe tim: nhịp tim và phát hiện các rối loạn. Khi bắt mạch cần phát hiện: - Tần số: thường gặp mạch nhanh - Trương lực: + mạch nhanh, nhỏ, khó bắt + Mạch xẹp + Mạch không bắt được + Mạch căng nảy b. Huyết áp động mạch: - Vị trí đo: Cánh tay hoặc khoeo chân (giá trị huyết áp sẽ khác nhau) - Trị giá: + huyết áp tăng: khi sốc cương, khi bệnh cao huyết áp + huyết áp thấp, nghe mờ, thậm chí không nghe được (HA = 0). c. áp lực tĩnh mạch trung tâm: Nếu bệnh nhân đã luồn Catheter tĩnh mạch dưới đòn, cần phải đo áp lực này (CPV). Là áp lực đo ở tâm nhĩ phải hoặc tĩnh mạch chủ trên hay dưới - Dụng cụ đo: + Hiện dùng thước đo của .BBraun, tiện lợi + Dụng cụ chuyên dùng cổ điển: Phức tạp. + Có thể đo phương Pháp cải tiến. - Trị giá; + Bình thường 8 - 10 cm H 2 O. + Tăng: Trên 10 cm H 2 O: Do truyền dịch nhiều, do suy tim. + Giảm: Thậm chí = 0, áp lực âm tính, thường do thiếu dịch. - Là một trị giá có ý nghĩa chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. 4. Hô hấp: Đặc biệt lưu ý khi có bỏng hô hấp. - Tình trạng ứ trệ, ùn tắc đờm rãi. - Tình trạng suy hô hấp: thở nhanh nông, rút lõm hố hượng đòn, liên sườn, lồng ngực, tím tái - Tần số hô hấp. - Các bệnh lý hô hấp: Viêm phổi, viêm phế quản, OAP - Các rối loạn hô hấp chu kỳ: Thở chậm nông, thở ngáp cá, ngừng thở 5. Tiêu hoá: - Cảm giác ăn? - Rối loạn tiêu hoá. +Chán ăn, ăn không tiêu, không muốn ăn. + Táo bón: Hay gặp + ỉa lỏng: Số lần, số lượng? Tính chất: Nhầy, mũi, nước lỏng, sền sệt Trong bỏng hay gặp ỉa chảy do nhiễm độc bỏng, do dùng kháng sinh, do rối loạn điện giải. - Tình trạng nôn, buồn nôn: Số lần, số lượng, tính chất. - Tình trạng bụng chướng hơi: Mức độ nhẹ, vừa, nặng, mức độ gây cản trở hô hấp. Trong bỏng thường do rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn điện giải. - Bụng chướng dịch: Gặp ở giai đoạn suy mòn. - Tình trạng xuất huyết nếu có: Nôn ra máu, ỉa phân đen. Cần thăm khám kỹ và theo dõi diễn biến. - Chú ý khám gan: nếu gan to: Trong bỏng hay gặp do nhiễm độc ( kèm theo hội chứng vàng da) Hoặc do tiền sử sốt rét, bệnh gan cũ. . Bệnh án bỏng (Kỳ 2) 2. Tâm thần kinh: - Cần đặc biệt lưu ý khi bệnh nhân có tiền sử động kinh, bệnh tâm thần, bệnh tim mạch, khi bỏng kèm theo chấn thương, khi bỏng vùng đầu, bỏng sâu. lỏng: Số lần, số lượng? Tính chất: Nhầy, mũi, nước lỏng, sền sệt Trong bỏng hay gặp ỉa chảy do nhiễm độc bỏng, do dùng kháng sinh, do rối loạn điện giải. - Tình trạng nôn, buồn nôn: Số lần,. tính, thường do thiếu dịch. - Là một trị giá có ý nghĩa chẩn đoán, tiên lượng và điều trị. 4. Hô hấp: Đặc biệt lưu ý khi có bỏng hô hấp. - Tình trạng ứ trệ, ùn tắc đờm rãi. - Tình trạng

Ngày đăng: 03/07/2014, 03:20