1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Ebook Photoshop Easy-Hard part 116 ppsx

6 79 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 138,11 KB

Nội dung

của bạn sẽ như thế này. Bạn có thể nhấp đúp chuột vào tên layer và đổi tên cho nó. Tôi thích đặt tên cho nó là "Line art". Sau khi đặt tên layer rồi, thay đổi chế độ hoà trộn thành Multiply. Layer Palette của bạn sẽ như hình sau Hình phác thảo của bạn đã được nâng lên trên và nó tạm thời an toàn rồi! để tô màu chúng ta chỉ đơn giản chọn layer "Background" trên layer Palette và bắt đầu tô màu. Một số người thích khoá layer vẽ phác để họ không may di chuyển nó hoặc vẽ đè lên nó. Bạn có thể khoá nó bằng cách chọn nó và nhấn vào biểu tượng cái khoá. (Khoá layer của bạn lại để nó không bị ảnh hưởng) Vậy là công việc chuẩn bị đã xong! điều này rất quan trọng mà bạn phải học, nhưng khi bạn đã quen với quá trình này thì bạn có thể thấy rất chán khi phải làm cả chục hình một lần. Cho nên tôi đã ghi lại quá trình này thành một Photoshop Action mà có thể sử dụng trên một hình đơn, hoặc thậm chí cả một thư mục. Để sử dụng Action, mở Action Palette lên (Window > Action) và sử dụng mũi tên kéo xuống ở bên phải dưới hình tam giác. shortage. Đến lúc này tôi đã chỉ cho bạn những điều căn bản nhất để thiết lập một hình trước khi tô màu, nếu bạn muốn học cách tô màu ngay thì bỏ qua và nhảy sang phần 3. Những phương pháp khác nhau để thiết lập một hình trước khi tô. Giống như nhiều việc khác được tiến hành trong Photoshop, thiết lập file hình để tô màu có thể được làm bằng nhiều cách. Phương pháp được chỉ ra ở đây có thể là cách dễ hiểu nhất, và cũng là cách làm dễ nhất. Tuy nhiên trong một số ít các trường hợp, bạn sẽ phải thiết lập hình bằng một cách khác, có lẽ một công ty nào đó muốn bạn làm nó bằng cách khác, hoặc một lý do kỹ thuật không định trước bắt bạn phải thay đổi. Dưới đây là hai cách thêm để bạn thiết lập file hình dùng để tô màu. Phương pháp Layer Adjustment Phương pháp này giống với phương pháp chuẩn về layer mà bạn vừa học. Hình phác của bạn được đặt trên một layer khác nằm trên layer Background. Nhưng thay vì sử dụng chế độ hoà trộn là "Multiply" bạn thay đổi tính năng Adjustment của layer đó để bạn có thể nhìn xuyên qua layer ở dưới. Làm điều này bạn hãy mở hộp thoại Layer Style (Layer > Layer Style > Blending Option) hoặc đơn giản hơn là nhấp đúp vào biểu tưởng nhỏ trên layer Palette. Để làm cho vùng trắng của layer phác hoạ thành trong suốt, bạn vào lựa chọn Advanced Blending Option và chú ý "Blend if" được đặt thành Gray Tiếp đến điều chỉnh thanh trượt từ bên trái cho đến khi nó có giá trị là 254. Đố là hình tam giác màu trắng ở phía bên tay phải. Bây giờ bạn có thể tô màu ở dưới layer phác thảo mà không có vấn đề gì. Phương pháp Channel Phương pháp này cũng giống như phương pháp bạn vừa học, nhưng khác ở chỗ thay vì đẩy layer phác thảo thành một layer riêng biệt thì đây mình sẽ sang chế độ channel. Theo những bước được chỉ ra cho scan hình và chuyển hình từ chế độ bitmap thành Grayscale sau đó thành RGB. Hình phác của bạn sẽ có thể được cắt (Ctrl-X) nhưng khoan hãy dán, mà hãy mở hộp thoại Channel (Window > Channel) và tạo một channel mới sử dụng nút "Create new Channel", nhìn nó giống như một xấp giấy á. Channel mới sẽ tự động được tạo ra và được chọn và có tên là Alpha 1. Dán (Ctrl- V) hình phác thảo của bạn vào channel mới này. Hình này bây giờ phải ở trên layer Background. Để bắt đầu to màu, bạn chỉ cần chọn RGB channel (Ctrl-~) và đánh dấu vào con mắt của channel thứ 4. Lưu ý bạn một điều, channel nào được tô màu xanh có nghĩa là bạn đang làm việc trên channel đó, cho nên trên Channel Palette của bạn hãy chọn đúng channel mà bạn muốn. Bạn sẽ có hình như thế này. Cuối cùng, phương pháp sử dụng channel yêu cầu một cách làm khác để hợp nhất hình phác và layer Background khi bạn hoàn tất. Hãy cẩn thận khi hợp nhất (merge) hoặc flatten. Tô màu trong chế độ RGB hoặc CMYK? một vấn đề gây bàn cãi Bạn có thể nhận ra rằng những phương pháp tôi đã liệt kê ra đều dùng để tô màu trong chế độ RGB. Tuy nhiên, những file dùng để in offset chuyên nghiệp thì bắt buộc phải là CMYK. Trong thực tế, nhiều nhà tô màu thích tô trực tiếp trong chế độ CMYK. Bạn chuyển sang chế độ CMYK trước hoặc sau khi tô màu? đây là một câu hỏi gây nhiều tranh luận nhất trong giới hoạ sĩ tô màu. RGB là chữ viết tắt của Red, Green và Blue, đó là 3 channel mà tất cả các màu được chia ra như thế. RGB là dạng màu của máy tính, cho phép chúng thể hiện 16.7 triệu màu. CMYK là chữ viết tắt của Cyan, Magenta, Yellow và Key (hoặc là Black), là 4 channel dùng để xác định màu khi in ấn. Dù cho sử dụng 4 channel chứ không phải là 3, màu CMYK thể hiện một lượng nhỏ màu sắc hơn - những màu mà thực tế sẽ được in ra. Không cần phải nói nhiều, những hình ảnh mà mục đích dùng là để in ra thì bắt buộc phải ở chế độ CMYK. Vấn đề nảy sinh bởi vì rất nhiều màu sáng, đặc của chế độ RGB lại không thể được thể hiện trong quá trình in 4 màu sử dụng trong truyện hoạt hoạ. Những màu này gọi là "màu nghịch" hoặc "out of gamut". Cho nên khi một hình ở chế độ RGB được chuyển sang CMYK thường trở lên dại hơn, hoặc màu sắc thay đổi một chút, bởi vì những "màu nghịch" được photoshop chuyển thành những màu tương đồng gần nhất với nó. Do vậy tại sao không tô màu luôn ở chế độ CMYK để tránh những màu sắc không mong đợi? Những người thích sử dụng CMYK cho rằng đây là cách tốt nhất để đảm bảo độ chính xác của màu sắc. Còn những người thích sử dụng RGB lại nói rằng, bởi vì màn hình máy tính là ở chế độ RGB, cho nên xem dưới chế độ CMYK cũng không chính xác. Tôi thì thấy rắng tô màu ở chế độ CMYK thì khá chính xác. CMYK bắt buộc bạn phải sử dụng những màu "hợp lệ". Tuy nhiên, những tài liệu ở chế độ CMYK thường lớn hơn 25%, tạo cho chúng chậm hơn một chút và hơi khó để làm việc. CMYK cũng giới hạn một số công cụ và filter trong Photoshop. Bởi vì khi chuyển sang CMYK là sự mất mát màu sắc (có nghĩa rằng một khi bạn đã chuyển đổi, một vài dữ liệu trong hình của bạn sẽ bị mất hoặc vĩnh viễn thay đổi). Nhiều người đồng ý rắng, bạn không nên thay đổi qua lại giữa hai chế độ này. Cho nên nếu hình ảnh của bạn yêu cầu mưc độ chính xác của màu sắc phải cao, và bạn có một thanh RAM khoẻ, chú bộ nhớ rộng rãi thì hãy dùng chế độ CMYK là tốt nhất. Nếu bạn muốn biết nhiều hơn, tôi sẽ chỉ ra những phương pháp tiên tiến hơn, nhưng đây chỉ là chương sách bổ trợ. Nhưng tôi lưu ý bạn rằng những kỹ năng đó sẽ phức tạp hơn nhiều và bạn rất có thể nhầm lẫn. Do vậy tôi khuyên bạn nên tô màu ở chế độ RGB ở những tác phẩm của mình. Nó nhỏ hơn, dùng được nhiều filter và công cụ hơn và nhanh hơn. Bạn cũng nên lưu ý việc biến đổi sang chế độ CMYK, nó sẽ giới hạn sự sử dụng màu sắc có độ đậm cao của bạn. Thật may mắn là chế độ RGB trong Photoshop có chức năng xem trước ở chế độ CMYK nó cho phép bạn xem trước hình của bạn sẽ như thế nào khi nó được chuyển sang chế độ CMYK, mà không phải biến đổi nó. Chế độ xem trước CMYK có thể được bật lên bằng cách vào View > Proof Colors hoặc phím tắt là Ctrl-Y. Bạn thậm chí có thể để nguyên chế độ đó trong khi tô màu, nhưng nó sẽ làm chậm tốc độ làm việc của máy vì Photoshop phải tính toán và điều chỉnh màu khi bạn thao tác. . thấy rất chán khi phải làm cả chục hình một lần. Cho nên tôi đã ghi lại quá trình này thành một Photoshop Action mà có thể sử dụng trên một hình đơn, hoặc thậm chí cả một thư mục. Để sử dụng. pháp khác nhau để thiết lập một hình trước khi tô. Giống như nhiều việc khác được tiến hành trong Photoshop, thiết lập file hình để tô màu có thể được làm bằng nhiều cách. Phương pháp được chỉ. thường trở lên dại hơn, hoặc màu sắc thay đổi một chút, bởi vì những "màu nghịch" được photoshop chuyển thành những màu tương đồng gần nhất với nó. Do vậy tại sao không tô màu luôn ở

Ngày đăng: 03/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN