1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Bà bầu cẩn trọng khi tăng cân quá mức pot

4 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 117,21 KB

Nội dung

Bà bầu cẩn trọng khi tăng cân quá mức Nhiều bà bầu quan niệm sai lầm rằng tăng cân nhiều là tốt. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến mắc đái tháo đường, khiến thai chết lưu hoặc con sinh ra bị dị tật. ThS Nguyễn Thu Huyền, Phó trưởng khoa ĐTĐ, BV Nội tiết TƯ cho biết, ước tính tại Việt Nam có tới 5,2% phụ nữ mang thai bị đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ thai kỳ sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và con: mẹ có thể trở thành bệnh nhân ĐTĐ typ 2, thai chết lưu; trẻ sinh ra có thể bị dị tật bẩm sinh (cao gấp 8 lần bình thường), hoặc mắc các bệnh vàng da kéo dài, hạ canxi máu, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết… Sảy thai nhiều lần Chị T.T.M (ở Hải Hậu, Nam Định) có tiền sử bị sảy thai đến 7 lần, nhưng đi khám từ tuyến xã lên tuyến tỉnh vẫn không tìm ra nguyên nhân. Chỉ đến lần mang thai lần thứ 8, ngay từ tháng thứ hai, chị quyết định lên thẳng BV Phụ sản TƯ khám. Qua thăm khám, biết chị M. có tiền sử thai chết lưu, các BS đã tiến hành làm các xét nghiệm phát hiện chỉ số đường huyết của chị M. rất cao. Bệnh nhân được chẩn đoán bị ĐTĐ thai kỳ và được chuyển sang BV Nội tiết TƯ theo dõi điều trị. Do được kiểm soát đường huyết tốt nên đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường. Khi mang thai, chị N.T.H, (Từ Liêm, Hà Nội) chỉ đi kiểm tra sức khỏe tại một phòng khám tư gần nhà do ngại đi xa và chờ đợi lâu trong BV. Chỉ đến khi thai nhi được 31 tuần tuổi chị mới đi khám tại BV Phụ sản TƯ. Thấy chị H. tăng cân quá nhiều (tăng 22kg) các BS cho kiểm tra ngay đường huyết và phát hiện bệnh nhân này đã bị ĐTĐ. Mặc dù chị được nhập viện và kiểm soát đường huyết nhưng do đi khám quá muộn, con chị H. sinh ra vẫn bị dị tật không có dạ dày, hở van tim. Kiểm soát tốt đường huyết Theo ThS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nội tiết TƯ, do dấu hiệu của bệnh rất nghèo nàn và không đặc trưng nên cách tốt nhất là thai phụ phải được kiểm tra đường huyết. “Nhiều bà mẹ cho rằng càng tăng cân nhiều càng tốt, nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Với những sản phụ tăng cân quá nhiều thì nguy cơ bị ĐTĐ càng lớn”, ThS Nguyễn Thị Ngọc Huyền nói. Các bác sĩ khuyến cáo, để phát hiện sớm nguy cơ bị ĐTĐ thai kỳ, phụ nữ mang thai nên tiến hành làm các test sàng lọc và chẩn đoán ĐTĐ ở tuần mang thai thứ 24 - 28. Với những thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao như có tiền sử sản giật, thai chết lưu, sinh con to trên 4 kg hoặc nhỏ dưới 2 kg thì cần theo dõi thêm tim thai từ tuần thứ 27 với tần suất 1 - 3 lần một tuần. Những người đã bị ĐTĐ thai kỳ phải tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, phối hợp cả ba phương pháp: dùng thuốc, luyện tập và chế độ ăn. Tuy nhiên, chỉ có 15% phụ nữ ĐTĐ thai kỳ phải dùng thuốc để kiểm soát lượng đường huyết, đề phòng tai biến. Do đó, chế độ ăn và luyện tập có vai trò quan trọng. Phụ nữ bị ĐTĐ thai kỳ nên chia chế độ ăn làm ba bữa chính và ba bữa phụ, lựa chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tránh ăn hoa quả quá ngọt, hạn chế ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Đồng thời hàng ngày nên tập thể dục đi bộ nhẹ nhàng. Phải đi khám thai định kỳ và đăng ký quản lý thai ở các cơ sở y tế. . Bà bầu cẩn trọng khi tăng cân quá mức Nhiều bà bầu quan niệm sai lầm rằng tăng cân nhiều là tốt. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhiều có thể dẫn đến mắc đái tháo đường, khi n thai. phải được kiểm tra đường huyết. “Nhiều bà mẹ cho rằng càng tăng cân nhiều càng tốt, nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Với những sản phụ tăng cân quá nhiều thì nguy cơ bị ĐTĐ càng lớn”,. chị H. tăng cân quá nhiều (tăng 22kg) các BS cho kiểm tra ngay đường huyết và phát hiện bệnh nhân này đã bị ĐTĐ. Mặc dù chị được nhập viện và kiểm soát đường huyết nhưng do đi khám quá muộn,

Ngày đăng: 03/07/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN