1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài 26 Sinh Sản Sinh Dưỡng

11 261 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Phạm Lưu Thuỳ Tiên Giáo án Sinh học 6: Bài 25 Tiết 31: BIẾN DẠNG CỦA LÁ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Học sinh nêu được một số đặc điểm hình thái và chức năng của một số loại lá biến dạng - Hiểu được một số ý nghĩa biến dạng của lá 2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức 3.Thái độ: - Giáo dục vận dụng kiến thức đã học vào thực tế trồng trọt tại địa phương II.Chuẩn bị:- - GV: Giáo án, mẫu vật : cây mây, hành ta, tranh cây nắp ấm - HS: Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị cây mây, bèo đất III.Tiến trình bài dạy 1.Kiểm tra bài cũ ( 5 ′ ) - Phần lớn nước vào cây đi đâu ? Đáp án : Phần lớn nước vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua lỗ khí ở lá. 2.Giảng bài mới: a.Vào bài: Ngoài chức năng quang hợp lá một số loại cây còn có những chức năng khác vì thế chúng đã bị biến dạng. Lá biến dạng như thế nào ? b.Cách tiến hành: Hoạt động GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu một số loại lá biến dạng Mục tiêu: Học sinh nắm bắt được một số loại lá biến dạng Tiến hành: - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin  mục 1, quan sát mẫu vật và hình 25.1 → 7 SGK và thảo luận trả lời câu hỏi: + Lá cây xương rồng có đặc điểm gì? Vì sao giúp cây sống được nơi khô hạn thiếu nước ? - HS: Đọc thông tin, thảo luận nhóm ( 3 ′ ) + Tiêu giảm  Giảm sự thoát hơi nước qua lá - GV: cho HS quan sát cây đậu Hà lan và cây mây: Lá chét có gì khác với lá thường? Vậy nó thực hiện chức năng gì đối với cây? - HS: dạng tua cuốn hoặc tay móc  giúp cây leo lên. -GV: cho HS quan sát củ giềng và củ dong ta: Tìm những vảy nhỏ ở trên thân rễ? Hãy mô tả hình dạng và màu sắc chúng?Những vảy đó có chức năng gì? - HS: hình vảy, màu trắng  bảo vệ thân rễ. - GV: phần phình to của củ do phần nào của lá biến đổi và có chức năng gì? - HS: bẹ lá biến đổi thành  dự trữ chất hữu cơ. 1. Những loại lá biến dạng: - Lá biến thành lá gai: xương rồng… - Lá biến thành tua cuốn, tay móc: cây mây, đậu Hà Lan… - Lá vảy: dong ta Phạm Lưu Thuỳ Tiên - GV: yêu cầu HS đọc thông tin mục về hình 25.6 và 25.7 tìm hiểu về lá bèo đất và nắp ấm. Giải thích rõ hơn về chúng cho HS hiểu thêm. - HS: tự đọc thông tin, chú ý nghe GV giải thích. - GV: lá bèo đất có chức năng gì? - HS: bắt mồi và tiêu hoá. - GV: trong thành bình cây nắp ấm có cái gì? - HS: chất dính, mùi hương hấp dẫn sâu bọ. -GV: lá đó có chức năng gì? - HS: bắt mồi và tiêu hoá. - GV: cho HS rút ra kết luận về sự biến dạng đó. Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của lá biến dạng Mục tiêu : So sánh đặc điểm hình thái chức năng chủ yếu của lá biến dạng với lá bình thường để khái quát về ý nghĩa biến dạng của lá. Tiến hành: - GV yêu cầu HS các nhóm vận dụng kiến thức phần 1 để hoàn thiện lệnh mục 2 SGK: - GV: Dựa vào bảng trên hãy cho biết: + Có nhận xét gì về hình thái của lá biến dạng so với lá bình thường? + Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? - HS: + Hình dạng lá biến dạng khác với những lá bình thường. + Biến đổi thích nghi với những điều kiện sống của cây. - GV: nhận xét, cho HS rút ra kết luận. - Lá dự trữ: củ hành - Lá bắt mồi: cây nắp ấm, bèo đất 2. Ý nghĩa của lá biến dạng: - Lá của một số cây biến đổi hình thái thích hợp với các chức năng khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái của lá biến dạng Chức năng của lá biến dạng Tên lá biến dạng Xương rồng Lá có dạng gai nhọn Giảm thoát hơi nước Lá biến thành gai Đậu Hà Lan Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên Tua cuốn Lá cây mây Lá ngọn có dạng tay có móc Giúp cây leo lên Tay móc Dong ta Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng Che chở và bảo vệ cho chồi và thân rễ Lá vảy Củ hành Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng Chứa chất dự trữ Lá dự trữ Cây bèo đất Trên lá có lông và chất dính Bắt và tiêu hoá con mồi Lá bắt mồi Cây nắp ấm Gân lá phát triển thành bình có nắp Bắt và tiêu hoá con mồi Lá bắt mồi Phạm Lưu Thuỳ Tiên IV. Kiểm tra đánh giá: Có những loại lá biến dạng nào? a. Lá bắt mồi, lá vảy, lá biến thành gai b. Lá dự trữ, tua cuốn, tay móc c. Cả a và b đều đúng d. Cả a và b đều sai Đáp án : c V.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà ( 1 ′ ) - Học bài , trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc phần "Em có biết", ôn lại kiến thức cũ trong chương IV. VI. Rút kinh nghiệm: Phạm Lưu Thuỳ Tiên Giáo án Sinh học 7: Bài 28 Tiết 30: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP SÂU BỌ I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Thông qua các đại diện nêu được sự đa dạng của lớp sâu bọ. - Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. - Nêu được vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. 2.Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và phân tích kênh hình. 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ các sậu bọ có ích. II.Chuẩn bị: - GV: hình 27.1  27.7 SGK, bảng phụ. - HS: đọc trước bài 27, kẻ bảng 1+2 SGK vào vở. III.Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu. Vai trò. - VD về loài biến thái không hoàn toàn và hoàn toàn. 3.Giảng bài mới: a. Vào bài: Bài trước ta đã biết về đặc điểm cấu tạo của lớp sâu bọ. Vậy để hiểu rõ hơn về đặc điểm chung cũng như lối sống tập tính, môi trường sống của lớp sâu bọ; nay ta qua bài mới bài 28: Đa Dạng Và Đặc Điểm Chung Của Lớp Sâu Bọ. b.Cách tiến hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung - HS đọc phần đầu bài và cho biết: phần trên cho em biết điều gì? HS phát biểu, GV chốt lại. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số sâu bọ khác Mục tiêu: Biết được đặc điểm, vai trò của một số đại diện của lớp sâu bọ. Tiến hành: - GV: yêu cầu HS quan sát hình 27.1  27.7 SGK, đọc chú thích các hình trả lời các câu hỏi: + Mọt hại gỗ sống ở đâu? Vai trò? + Bọ ngựa, chuồn chuồn, ve sầu, bướm cải, muỗi, ruồi sống ở đâu? Vai trò? - HS: chú ý quan sát hình, trả lời câu hỏi: + Sống trong gỗ, làm hư hại gỗ. + Ruồi muỗi sống trên không, nó lây truyền các mầm bệnh… - GV: đại diện nào là biến thái hoàn toàn, đại diện nào biến thái không hoàn toàn? - HS: + Không hoàn toàn: chuồn chuồn, bọ ngựa,… + Hoàn toàn: mọt hại gỗ, bướm cải,… I.Một số đại diện sâu bọ khác: 1.Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính: - Số loài lớn: chuồn chuồn, ve sầu,… - Môi trường sống: nước, cạn, cây, Phạm Lưu Thuỳ Tiên - GV: gọi HS nhận xét về môi trường sống, tâp tính, số lượng của lớp sâu bọ. - HS: nhận xét và tự rút ra kết luận. - GV: cho HS thảo luận nhóm 3’ theo bàn làm  bảng 1 SGK trang 91, treo bảng phụ. - HS: thảo luận đưa ra ý kiến kết kuận chung của nhóm. Đại diện nhóm trình bày trên bảng phụ của GV, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét ý kiến và đưa ra kết luận chung. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung và vai trò thực tiễn Mục tiêu: Biết được đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ. Tiến hành: - GV: cho HS đọc thông tin  SGK trang 91, yêu cầu HS đọc từng đặc điểm dự kiến trong SGK tìm hiểu thật kĩ và cho VD. - HS: chú ý đọc thông tin, tìm hiểu thật kĩ về các đặc điểm, cho VD. - GV: yêu cầu HS cho 1 vài VD về loài khác mà chúng cũng có đặc điểm đó, gợi ý HS rút ra đặc điểm chung. - HS: cho VD, rút ra đặc điểm chung. - GV: yêu cầu HS đọc thông tin  SGK, làm bài tập bảng 2 SGK trang 92. Gợi ý 1 vài đại diện cho HS: ruồi, muỗi, bướm, mọt hại gỗ,… - HS: đọc thông tin, tìm vai trò các đại diện. - GV: gọi HS trình bày ý kiến. - HS: trình bày, nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét và chốt lại ý kiến. - HS: rút ra vai trò của sâu bọ. - GV: ngoài ra sâu bọ còn có vai trò nào khác? - HS: làm sạch môi trường; làm hại các cây nông nghiệp;… không,… - Có lối sống và tập tính phong phú. 2.Nhận biết một số đại diện và môi trường sống: - Ở nước: ấu trùng chuồn chuồn, bọ vẽ… - Ở cạn: dế mèn… - Kí sinh: chấy, rận II.Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn: 1.Đặc điểm chung: - Cơ thể sâu bọ có 3 phần: đầu, nực, bụng. - Phần đầu có 1 đôi râu; phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. - Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí. 2.Vai trò thực tiễn: - Ích lợi: + Làm thuốc chữa bệnh; làm thực phẩm; thụ phấn cho cây trồng; làm thức ăn cho động vật khác;… - Tác hại: + Là động vật trung gian truyền bệnh; gây hại cho cây trồng;… IV.Kiểm tra đánh giá: Nêu 1 số biện pháp phòng trừ sâu bọ tại địa phưong. V. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới, ôn tập chuẩn bị thi HKI. VI.Rút kinh nghiệm: Phạm Lưu Thuỳ Tiên Giáo án Sinh học 8: Bài 30 Tiết 32: VỆ SINH TIÊU HOÁ I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Biết được các tác nhân ảnh hưởng đến cơ quan, hoạt động của cơ thể. - Nêu được các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá. 2.Kĩ năng: - Rèn luyện cho HS khả năng làm việc theo nhóm. 3.Thái độ: - Có ý thức giữ gìn vệ sinh ăn uống. II.Chuẩn bị: - GV: giáo án, tài liệu cần thiết. - HS: học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới thật kĩ. III.Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định tổ chức: 2.Kiểm tra bài cũ: Vai trò của gan? Vì sao người uống rượu bia nhiều lại bị đau dạ dày? 3.Giảng bài mới: a.Vào bài: Chúng ta đã biết tiêu hoá có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Nhưng trong cuộc sống của mỗi người ai cũng có lần trục trặc về tiêu hoá. Vì saqo như vậy, chúng ta cần phải làm gì để quá trình tiêu hoá thu được hiệu quả tốt. Đó là nội dung ta cần nghiên cứu trong bài học hôm nay: bài 30: Vệ Sinh Tiêu Hoá. b.Tiến hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá Mục tiêu: Biết được các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá của cơ thể. Tiến hành: - GV: yêu cầu HS đọc thông tin  SGK trang 97, thảo luận nhóm hoàn thành phần bảng mục  SGK trang 98. - HS: chú ý đọc thông tin, nghiên cứu để hoàn thành bảng trang 98 SGK (5’) - GV: chuẩn bị bảng điền từ, gọi đại diện nhóm lên hoàn thành bảng. - HS: thảo luận rút ý kiến trong nhóm, đại diện 1 vài nhóm lên hoàn thành bảng dựa vào bảng nhóm đã thảo luận. - GV: gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung và chốt lại hoàn thiện bảng. - HS: kẻ bảng vào vở và sửa nhanh. I.Các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá: Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng Vi khuẩn Răng Hỏng lớp men răng, ngà răng Phạm Lưu Thuỳ Tiên Dạ dày, ruột Bị viêm, loét Các tuyến tiêu hoá Bị viêm Giun sán Ruột Tắc ruột Các tuyến tiêu hoá Gây tắc ống mật Ăn uống không đúng cách Các tuyến tiêu hoá Bị viêm Hoạt động tiêu hoá Rối loạn Hoạt động hấp thụ Giảm hiệu quả Khẩu phần ăn không hợp lí Các cơ quan tiêu hoá Dạ dày ruột mệt mỏi, gan xơ Hoạt động tiêu hoá Rồi loạn Hoạt động hấp thụ Kém hiệu quả - GV: ngoài ra còn có các tác nhân nào khác gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. - HS: màu thực phẩm, chất độc trong thực phẩm, trùng kiết lị gây rối loạn tiêu hoá… Hoạt động 2: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá Mục tiêu: Hiểu và biết các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá. Tiến hành: - GV: yêu cầu HS đọc mục  SGK trang 98, trả lời câu hỏi: vệ sinh răng miệng đúng cách là như thế nào? - HS: đánh răng 2 lần/ngày, dùng bàn chải mềm, chải răng đúng cách, dùng kem đánh răng giàu Flo và Canxi. - GV: thế nào là ăn uống hợp vệ sinh? - HS: không ăn thức ăn ngoài đường, ăn chín uống sôi, quả và rau sống phải rửa sạch. - GV: tại sao ăn uống đúng cách lạigiúp cho hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả? - HS: ăn chậm, nhai kĩ → hấp thụ chất dinh dưỡng; đúng giờ, đúng bữa → tiết chất dịch tiêu hoá đúng giờ; ăn vui vẻ hợp vệ sinh, sạch sẽ chất dịch tiêu hoá tiết ra thuận lợi và tốt hơn. - GV: nhận xét, chốt lại ý kiến của HS, cho HS tự rút ra kết luận về biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá. II.Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hoá: - Ăn uống hợp vệ sinh. - Khẩu phần ăn hợp lí. - Vệ sinh răng miệng. - Ăn uống đúng cách. IV.Kiểm tra đánh giá: Vì sao người lái xe thường bị đau dạ dày? V.Hướng dẫn về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Đọc nục “ Em có biết”. - Tìm hiểu bài sau. VI.Rút kinh nghiệm: Phạm Lưu Thuỳ Tiên Giáo án Sinh học 9: Chương V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI Bài 2 Tiết 31: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI I.Mục tĩêu: 1.Kiến thức: - Hiểu được và sử dụng được phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích 1 hay nhiều tính trạng, đột biến ở người. - Phân biệt 2 trường hợp sinh đôi cùng trứng và khác trứng. - Hiểu ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền. 2.Kĩ năng: - Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình, kĩ năng hoạt động nhóm. 3.Thái độ: - Giáo dục HS tập nghiên cứu. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh hình 28.1 và 28.2, tài liệu cần thiết. - HS: Xem lại kiến thức cũ, đọc bài mới trước ở nhà. III.Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định tổ chức: 2.Giảng bài mới: a.Vào bài: Ở người cũng có hiện tượng di truyền biến dị. Việc nghiên cứu di truyền ở người gặp 2 khó khăn chính như SGK đã nêu. Ngoài ra còn gặp 1 số khó khăn khác: không thể tiến hành thí nghiệm trên cơ thể người, không thể tạo các điều kiện đồng nhất cho thí nghiệm… Vì vậy, ta có những phương pháp nghiên cứu di truyền ở người. Để hiểu về phương pháp đó nay ta học bài mới: bài 2 Tiết 31: Phương Pháp Nghiên Cứu Di Truyền Người. b.Cách tiến hành: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu phương pháp nghiên cứu phả hệ. Mục tiêu: Biết thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ. Tiến hành: - GV: giải thích từ phả hệ; yêu cầu HS nghiên cứu thông tin  mục I SGK và trả lời câu hỏi: hiểu các kí hiệu trong SGK như thế nào? I.Nghiên cứu phả hệ: - Phả hệ là bản ghi chép các thế hệ. Phạm Lưu Thuỳ Tiên - HS: giải thích các kí hiệu + Nam: Nữ: + Nam, nữ không mắc bệnh: + Nam, nữ mắc bệnh: + Biểu thị kết hôn, cặp vợ chồng: - GV: yêu cầu HS nghiên cứu VD1, nghiên cứu hình 28.1 SGK, treo tranh cho HS giải thích các kí hiệu. Cho HS thảo luận nhóm: + Mắt nâu và mắt đen tính trạng nào trội? Vì sao? + Sự di truyền màu mắt có liên quan tới giới tính không? Vì sao? - HS: quan sát kĩ hình, đọc thông tin và thảo luận nhóm trình bày được: + F1 100% mắt nâu, con trai và con gái mắt nâu lấy vợ hoặc chồng mắt nâu sinh ra con đều là mắt nâu hay đen → mắt nâu trội. + Không liên quan tới giới tính vì tính trạng mắt nâu, mắt đen đều có ở cả nam và nữ. - GV: yêu cầu HS đọc VD2: + Lập sơ đồ phả hệ của VD2 từ P đến F1. + Bệnh máu khó đông do gen lặn hay gen trội qui định? + Sự di truyền bệnh máu khó đông có liên quan tới giới tính không? Vì sao? - HS: + Lập sơ đồ phả hệ. + Do gen lặn qui định. + Sự di truyền máu khó đông có liên quan tới giới tính, vì chỉ xuất hiện ở nam gen gây bệnh nằm trên NST X, không có gen tương ứng trên Y. - GV: từ VD1, 2 hãy cho biết: + Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? + Phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì? - HS: đại diện nhóm trình bày, nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, chốt lại ý kiến. Hoạt động 2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh Mục tiêu: Hiểu thế nào là phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa của phương pháp - Là phương pháp theo dõi di truyền của 1 cặp tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng dòng họ, để xác định đặc điểm di truyền. Phạm Lưu Thuỳ Tiên nghiên cứu trẻ đồng sinh. Tiến hành: - GV: đồng sinh là gi? - HS: là những trẻ được sinh ra trong cùng 1 lần sinh. - GV: yêu cầu HS quan sát hình 28.2 và trả lời: + Sơ đồ a và b giống và khác nhau ở điểm nào? + Tại sao trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng giới tính? + Trẻ đồng sinh khác trứng có cùng giới tính không? Vì sao? - HS: chú ý quan sát hình 28.2, trà lời: + Giống: đều sinh đôi, có quá trình thụ tinh. + Khác: + Vì cùng kiểu gen. + Vì không cùng kiểu gen. - GV: gọi HS nhận xét bổ sung, chốt lại ý kiến của HS. - GV: yêu cầu HS đọc kĩ thông tin  mục 2 và phần em có biết, trả lời câu hỏi: + Phú và Cường là sinh đôi cùng trứng hay khác trứng? Vì sao? + Những tính trạng nào không thay đổi? + Những tính trạng nào thay đổi? - HS: II.Nghiên cứu trẻ đồng sinh: 1.Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng: - Đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra từ 1 lần sinh. - Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen → cùng giới. - Đồng sinh khác trứng không cùng kiểu gen → có thể cùng hay khác giới. 2. Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ Cùng trứng Khác trứng - 1 trứng được thụ tinh với 1 tinh trùng → hợp tử - Ở lần phân bào đầu tiên của hợp tử, 2 phôi bào tách rời nhau, mỗi phôi bào phát triển thành 1 cơ thể riêng rẽ. - Đều tạo ra từ 1 hợp tử nên KG giống nhau luôn cùng giới. - 2 trứng được thụ tinh với 2 tinh trùng → hợp tử - Mỗi hợp tử phát triển thành 1 phôi, mỗi phôi phát triển thành 1 cơ thể. - Tạo ra từ 2 hay nhiều trứng khác nhau nên KG khác nhau có thể cùng giới hay khác giới. [...]... tham gia thụ tinh - Kiểu gen - Kiểu hình - Giới tính V Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài mới trước ở nhà VI Rút kinh nghiệm: đồng sinh: - Nghiên cứu trẻ đồng sinh nhằm xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu; tính trạng nào chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và xã hội Đồng sinh khác trứng ...Phạm Lưu Thuỳ Tiên + Sinh đôi cùng trứng vì giống nhau như 2 giọt nước + Không thay đổi: màu tóc, dạng tóc, màu mắt + Thay đổi: nước da, chiều cao, giọng nói - GV: nghiên cứu trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì? - HS: suy nghĩ và trả lời - GV: nhận xét, chốt lại ý kiến trình bày của HS IV Kiểm tra đánh giá: - Cho HS đọc kĩ kết luận SGK - Hướng dẫn bài tập: Đặc điểm Đồng sinh cùng trứng - Số trứng tham . Hướng dẫn về nhà: - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Chuẩn bị bài mới, ôn tập chuẩn bị thi HKI. VI.Rút kinh nghiệm: Phạm Lưu Thuỳ Tiên Giáo án Sinh học 8: Bài 30 Tiết 32: VỆ SINH TIÊU HOÁ I.Mục tiêu: 1.Kiến. sinh cùng trứng và khác trứng: - Đồng sinh là những đứa trẻ cùng được sinh ra từ 1 lần sinh. - Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen → cùng giới. - Đồng sinh khác trứng không cùng kiểu gen → có. SGK. - Hướng dẫn bài tập: Đặc điểm Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng - Số trứng tham gia thụ tinh - Kiểu gen - Kiểu hình - Giới tính V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài, trả lời câu

Ngày đăng: 03/07/2014, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w