TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Năm học 2009 - 2010 Ngày soạn: 20/03/2010 Ngày dạy: 22/03/2010 Tiết CT:38. BÀI 30 CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : Nhằm giúp HS hiểu rõ: - Sự phát triển của kinh tế Bắc Mĩ theo hướng TBCN và sự kìm hãm của chính quyền thực dân Anh là nguyên nhân sâu xa bùng nổ cách mạng. - Nó diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc đồng thời giải quyết những nhiệm vụ kinh tế và xã hội của 1 cuộc cách mạng tư sản. - Cuộc cách mạng có ý nghĩa lớn nhưng còn hạn chế. 2. Tư tưởng : Vai trò của quần chúng thể hiện rõ rệt ngay từ đầu. 3. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện. II. THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Bản đồ 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Sử dụng giáo án điện tử. - Ảnh bạo động ở Bô- xtơn, Gioóc giơ Oa-sinh-tơn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh? 3. Giới thiệu bài mới: Khoảng gần 1 thế kỉ sau thắng lợi của CMTS Anh thì 1 cuộc biến động xã hội – chính trị hết sức to lớn mà hệ quả của nó là sự ra đời của 1 quốc gia dân tộc tư sản mới. Đó chính là cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ mà thực chất là 1 cuộc CMTS. Vậy để biết được nguyên nhân vì sao cuộc chiến tranh – cách mạng nổ ra? Nó diễn ra như thế nào? Và vì sao Lê Nin gọi đây là “1 cuộc chiến tranh thực sự, cách mạng thực sự” Ta cùng nhau tìm hiểu bài 30. 4. Nội dung bài mới: TG HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN 3’ GV : 13 thuộc địa được thành lập từ khi nào? HSTL: Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều người Châu Âu di cư sang Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ với dân số khoảng 1,3 triệu người. GV sử dụng máy chiếu. chiếu lược đồ 13 thuộc địa ở bắc Mĩ và giới thiệu sơ lược về Bắc Mĩ. + Nằm ở phía Bắc châu Mĩ + Bắc Mĩ vốn là vùng đất của người da đỏ. Sau cuộc phát kiến địa lí của Côlômpô phát hiện ra châu Mĩ (1492), người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha di cư sang chiếm làm thuộc địa sau đó là Hà Lan và Pháp. + Thế kỉ XVII, Anh tới và loại bỏ dần các đối thủ của mình lần lượt chiếm đất lập 13 vùng thuộc địa. Thuộc địa đầu tiên thành lập vào năm 1607 là Vieecghinia. Đến 1732 thuộc địa thứ 13 được thiết lập là Gioocgia. -GV: Vì sao 13 thuộc địa lại được thiết lập dọc bờ Đai Tây Dương? 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh a. Sự hình thành 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, người Anh đã lập được 13 thuộc địa ven bờ Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ. GIÁO ÁN: LỊCH SỬ 10 – CB GIÁO VIÊN: VÕ TÁ TÁO Trang - 1 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Năm học 2009 - 2010 3’ 6’ 3’ -HSTL+GVKQ: Vì ở đây có những điều kiện hết sức thuận lợi đó là có khí hậu mát mẻ, gần biển thuận lợi cho việc đi lại chủ yếu bằng tàu thuyền lúc bấy giờ, có nguồn thủy hải sản phong phú và đa dạng. Với những điều kiện thuận lợi đó cho nên dân cư tập trung đông đúc hình thành nên 13 thuộc địa. GV: Sự phát triển đó được biểu hiện như thế nào? HSTL – GV dùng máy chiếu trình bài lại. - Ở miền Bắc: Sản xuất rượu, dệt đay, thuỷ tinh và đóng tàu. - Ở miền Nam: Sản xuất lương thực, bông, mía, thuốc lá… GV: Cơ sở nào để cho một thị trường thống nhất dần được hình thành ở Bắc Mĩ? HSTL – GV nhấn mạnh thêm: Kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hoá tăng, sự tiến bộ về thông tin liên lạc và giao thông. GV: Tại sao chính phủ anh lại cấm Bắc Mĩ phát triển? HSTL+GVKQ: Sự phát triển kinh tế của Bắc Mĩ đã cạnh tranh với nước Anh. GV: Chính phủ Anh đã sử dụng những biện pháp nào để cấm kinh tế Bắc Mĩ phát triển? -HSTL+GVKQ và chiếu hình ảnh minh hoạ. - Cấm Bắc Mĩ sán xuất nhiều loại hàng công nghiệp. - Cấm mở doanh nghiệp. - Cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang. - Ban hành chế độ thuế khóa nặng nề như thuế tem, thuế chè… - Cấm không được thông thương với các nước khác. - Cấm nhân dân thuộc địa khai hoang những vùng đất miền Tây. GV: Tại sao chính phủ Anh lại tìm mọi cách để cấm kinh tế 13 thuộc địa phát triển? HSTL-GV KQ: Đối với Chính phủ Anh 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ cũng đơn thuần như bao thuộc địa khác mà thội, phải làm tròn nghĩa vụ đối với chính quốc, đó là: Cung cấp nguyên liệu; nhân công rẻ và là nới tiêu thụ hàng hoá của chích quốc.Nhưng 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ lại làm điều ngược lại. GV: Sự kiện nào dẫn tới sự bùng nổ của cách mạng? HSTL – GVKQ và sử dụng ảnh ở Bôn-tơn. - Tháng 12/1773, ba chiếc tàu chở chè của công ty Đông Ấn của Anh cập bến cảng Bôx-tơn. Nhân dân địa phương cải trang thành thổ dân da đỏ, tấn công 3 chiếc tàu chở chè này và ném 343 thùng chè trị giá 100 bảng Anh xuống biển. - Sau sự kiện này chính phủ Anh liền trừng phạt, ra lệnh phong tỏa cảng Bôx-tơn và điều quân đến chiếm b. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Đến giữa thế kỉ XVIII, nền công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ở 13 thuộc địa có bước phát triển đáng kể. c. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc chiến tranh. - Kinh tế thuộc địa ở Bắc Mĩ phát triển cạnh tranh với nước Anh và Chính phủ Anh tìm mọi cách ngăn cản, kìm hãm như tăng thuế, cấm sản xuất nhiều loại hàng công nghiệp, độc quyền buôn bán trong và ngoài nước… - Những chính sách đó đã làm tổn lại tới quyền lợi của nhân dân thuộc địa và mâu thuẫn ngày càng trở nên gay gắt. 2. Diễn biến chiến tranh và sự thanh lập Hợp chủng quốc Mĩ. a. Nguyên nhân trực tiếp: Sự kiện “chè Bô-xtơn” cuối năm 1773 đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở BắcMĩ GIÁO ÁN: LỊCH SỬ 10 – CB GIÁO VIÊN: VÕ TÁ TÁO Trang - 2 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Năm học 2009 - 2010 13’ đóng ở vùng này đã làm cho việc buôn bán bị ngừng trợ, công nhân thất nghiệp, không khí khủng bố tràn ngập. Nguy cơ 1 cuộc chiến tranh đang tới gần. GV: Trước những chính sách trừng phạt của chính phủ Anh, nhân dân thuộc địa đã có phản ứng gì? HSTL – GVKQ và sử dụng may chiếu địa điểm diễn ra đại hội. - Tháng 9 – 1774 đại hội đại biểu được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a – Đại hội lục địa lần thứ nhất. Các đại biểu yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. GV: Vua Anh có chấp nhận yếu của thuộc địa đưa ra không? HS: Không chấp nhận yêu cầu đó, vua Anh tuyên bố sẽ trừng trị, nếu các thuộc địa “nổi loạn”. GV: Trong giai đoạn đầu cuộc chiến nổ ra như thế nào? HS: - Tháng 4 – 1775 Chiến tranh bùng nổ. - Nghĩa quân lúc đầu chiến đấu rất dụng cảm, song do lực lượng yếu, tổ chức kém nên không thắng quan của vua Anh. - GV giảng: Cuộc chiến sẽ diễn ra bất lợi cho các thuộc địa nếu như tình hình đó kéo dài. Cho nên vấn đề cấp thiết lúc này cần phải làm sao xây dựng được 1 đội quân chính quy, thiện chiến, có tổ chức để có thể đương đầu với đội quân chính quy của vua Anh. Vì thế Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập tháng 5 – 1775. GV hỏi: Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập tháng 5 – 1775 đã đưa ra những quyết sách gì? Những quốc sách đó đem lại kết gì? HSTL – GVKQ và chiếu hình ảnh của Gioóc giơ Oa-sinh-tơn. - Gióoc-giơ Oa-sinh-tơn một sĩ quan có tài quân sự và giàu có được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy quân đội, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội – Vì thế cuộc đấu tranh không ngừng phát triển. - Các thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh. GV giảng và hỏi HS : Sau khi nhiều thuộc địa tuyên bố tách khỏi nước Anh, thì ngày 4 – 7 – 1776 Đại hội thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập. Vậy em nào có thể cho biết bản Tuyên ngôn đã đề những vấn nào? HSTL – GVKQ và chiếu hình ảnh đại hội… - Tố cáo chế độ áp bức thuộc địa của thực dân Anh. - Chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc. - Thành lập 1 quốc gia độc lập- Hợp chúng quốc Mĩ. GV hỏi: Ý nghĩa và hạn chế của bản Tuyên ngôn? b. Diễn biến: - Tháng 9 – 1774 đại hội đại biểu được triệu tập ở Phi-la-đen-phi-a, yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp ở Bắc Mĩ. Vua Anh đã khước từ. - Tháng 4 – 1775 Chiến tranh bùng nổ. Tháng 5 – 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập. Gióoc-giơ Oa- sinh-tơn được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy quân đội, đồng thời kêu gọi nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội – Cuộc đấu tranh không ngừng phát triển. - Các thuộc địa lần lược tuyên bố tách khỏi nước Anh. -Ngày 4-7-1776, bản “Tuyên ngôn độc lập” được công bố, tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, GIÁO ÁN: LỊCH SỬ 10 – CB GIÁO VIÊN: VÕ TÁ TÁO Trang - 3 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Năm học 2009 - 2010 4’ HSTL – GVKQ và chiếu hình ảnh bản tuyên ngôn? - Lần đầu tiên các quyền con người và quyền công dân được chính thức công bố trước toàn thể nhân loại. - Khẳng định chủ quyền tối cao của quốc gia thuộc về nhân dân. - Không xóa bỏ chế độ nô lệ. - Không xóa bỏ việc bọc lột giai cấp công nhân và nhân dân lao động. GV hỏi: Vậy bản tuyên ngôn của nước Mĩ năm 1776 có liên quan gì đến bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945? HSTL – GVKQ lại. - Nănm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những điều bất hủ của bản Tuyên ngôn nước Mĩ vào bản Tuyên ngôn nước ta nhằm khảng đinh… GV giảng: Mặc dù có những hạn chế nhưng trong hoàn cảnh đó dưới tác động hết sức to lớn của «Tuyên ngôn» cùng với sự xuất hiện của Oa-sinh-tơn có tài năng quân sự kết hợp với ý chí quyết tâm của quần chúng nhân dân, tận dụng vào hậu phương rộng lớn hiểm trở để phát huy lối đánh du kích nên quân đội lục địa liên tiếp giành thắng lợi. GVhỏi: Những trận đánh quyết định nào dẫn tới sự thắng lợi của nhân dân thuộc địa ? HSTL – GV KQ lại và sử dụng lược đồ để trình chiếu. -Tháng 10 - 1777, quân thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ra, làm cho quân Anh suy yếu, tạo ra bước ngoặt của chiến tranh. -Năm 1781, thắng trận quyết định ở I-oóc-tao, Toàn bộ lực lượng quân Anh phải ra đầu hàng. Năm sau chiến tranh kết thúc. GV hỏi: Yếu tố nào giúp nghĩa quân Bắc Mĩ chiên thắng quân Anh? HSTL: - Tài chỉ huy quân sự của Oa-sinh-tơn. - Quân sĩ chiến đấu dũng cảm. - Dựa vào địa thế hiểm trở. - Nhân dân 13 thuộc địa ủng hộ. - Các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp cùng nhiều nước châu Âu ủng hộ. GV sử dụng máy chiếu chiếu bảng thông kê lại các sự kiện chính của cuộc chiến. Giáo viên chuyển ý để dẫn dắc vấn đề: Chúng ta đã tìm hiểu xong nguyên nhân và diễn biến của cuộc chiên tranh cách mạng. Vậy kết quả ra sao và ý nghĩa như thế nào? Ta bước vào mục 3: GV hỏi: Kết quả của cuộc nội chiến như thế nào? thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chủng quốc Mĩ. Nhưng thực dân Anh vẫn không chấp nhận và cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. -Tháng 17 - 10 - 1777, quân thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ra, làm cho quân Anh suy yếu. -Năm 1781, thắng trận I-oóc-tao, chiến tranh kết thúc. 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập. GIÁO ÁN: LỊCH SỬ 10 – CB GIÁO VIÊN: VÕ TÁ TÁO Trang - 4 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Năm học 2009 - 2010 5’ HSTL – GVKQ và chiếu hình ảnh lên. - Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc- xai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. - Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hoà liên bang, đứng đầu là Tổng thống nắm quyền hành pháp, Quốc hội nắm quyền lập pháp. - Năm 1789, Gióoc-giơ Oa-sinh-tơn được đầu làm tổng thống đầu tiên của nước Mĩ. GV: Hiến pháp này quy định những vấn đề gì? -HSTL+GVKQ: - Mĩ là 1 nước cộng hòa liên bang. - Được tổ chức theo nguyên tắc «tam quyền phân lập» + Quyền lập pháp nằm trong tay quốc hội gồm 2 viện: Thượng viện và hạ viện. + Quyền hành pháp nằm trong tay Tổng thống. Tổng thống có quyền hạn lớn, do dân bầu(qua đại cử tri) nhiệm kì 4 năm và tái cử 1 lần. + Quyền tư pháp thuộc về Tòa án. → Hiến pháp 1787 về cơ bản duy trì cho đến ngày nay và nước Mĩ có chế độ cộng hòa ổn định nhất. GV hỏi: Ý nghĩa và tính chất và hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập. HSTL-GVKQ và chiếu so đồ minh hoạ. + Giành độc lập cho dân tộc. + Thành lập 1 nhà nước mới. + Mở đường cho nên kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Mĩ. + Thúc đẩy phong trào cách mạng chống phong kiến ở châu Âu. + Ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào đấu tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. - Mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chiến trang giải phóng dân tộc. -Tuy nhiên, cũng như CMTS Anh, cuộc CM này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng gì. a. Kết quả. Năm 1783, thực dân Anh phải kí Hiệp ước Véc-xai, công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa. -Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp, quy định Mĩ là nước cộng hoà liên bang, đứng đầu là Tổng thống nắm quyền hành pháp, Quốc hội nắm quyền lập pháp. b. Ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến tranh giành độc lập. Đây là cuộc CMTS (lần 1), nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ : lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển. -Tuy nhiên, cũng như CMTS Anh, cuộc CM này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động nói chung không được hưởng gì. IV. CỦNG CỐ - BÀI TẬP VỀ NHÀ: 1. Củng cố: 3’ - GV đưa ra bảng so sánh giữa CMTS Anh và cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ với các tiêu chí.(GV sử dụng máy chiếu ) - Quá trình thành lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. - Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ bùng nổ chiến tranh. - Diễn biến chính, kết quả, tính chất và ý nghĩa của nó. 2. Bài tập về nhà:1’ - Làm các bài tập trong sách giáo khoa. - Học bài cũ và xem trước bài mới. GIÁO ÁN: LỊCH SỬ 10 – CB GIÁO VIÊN: VÕ TÁ TÁO Trang - 5 - . CT:38. BÀI 30 CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức : Nhằm giúp HS hiểu rõ: - Sự phát triển của kinh tế Bắc Mĩ theo hướng TBCN và sự kìm hãm của. thủ của mình lần lượt chiếm đất lập 13 vùng thuộc địa. Thuộc địa đầu tiên thành lập vào năm 1607 là Vieecghinia. Đến 1732 thuộc địa thứ 13 được thiết lập là Gioocgia. -GV: Vì sao 13 thuộc. thuộc địa giành thắng lợi lớn ở Xa-ra-tô-ra, làm cho quân Anh suy yếu. -Năm 1781, thắng trận I-oóc-tao, chiến tranh kết thúc. 3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập. GIÁO