1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

vận đơn hàng hải

6 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 38,76 KB

Nội dung

Vận Đơn Hàng Hải 1.Định Nghĩa Vận đơn đường biển (Bill of Lading, Ocean Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa do người chuyên chở hay đại diện của người chuyên chở cấp phát cho người gửi hàng sau khi hàng hoá được xếp lên tàu hay sau khi nhận hàng để chở. Người cấp vận đơn là người chuyên chở, chủ tàu, người thuê lại tàu để kinh doanh và khai thác tàu, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở. Thời điểm cấp vận đơn là sau khi hàng hoá được xếp lên tàu (Shipping on board) hay sau khi nhận hàng để xếp lên tàu (Received for Shipment). Khi đó, ngày phát hàng vận đơn cũng được coi là ngày giao hàng, trừ TH vận đơn có ghi sẵn ngày giao hàng. Chữ ký trên vận đơn: Khi cấp vận đơn, người chuyên chở, chủ tàu hay người đại diện của họ phải kí vào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý. Hình thức vận đơn truyền thống: Vận đơn thường được phát hành theo các bản gốc (Original) và các bản sao (Copy). Một bộ vận đơn bao gồm từ một đến ba vận đơn gốc giống nhau và số lượng bản sao phụ thuộc vào mục đích sử dụng của người gửi hàng. Muốn nhận được hàng, người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc. Vận đơn này có thể được dùng để chuyển nhượng , giao dịch hàng hóa bằng cách ký hậu 2. Ý nghĩa of vận đơn: Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được kí kết. Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở. Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn 3. Phân loại vận đơn đường biển Dựa vào đặc đIểm của hành trình, tình trạng hàng hoá, ghi chú nhận xét ghi trên vận đơn…. có thể phận loại như sau: • Căn cứ vào khả năng lưu thông: Vận đơn đích danh (Straight B/L), vận đơn vô danh (Bearer B/L) và vận đơn theo lệnh (To order B/L) • Căn cứ vào việc ghi chú trên vận đơn: Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) và vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L) Vận đơn hoàn hảo : là vận đơn đã được công ty vận tải xác nhận về tình trạng không có vấn đề gì bên ngoài của hàng hóa và bao bì. Vận đơn này rất quan trọng vì nó sẽ kết hợp với các chứng từ khác mà người bán sẽ nhận được tiền. Vận đơn không hoàn hảo: là vận đơn có xác nhận của công ty vận tải về 1 số vấn đề bất thường của hàng hóa, bao bì. Khi đó, ngân hàng có thể từ chối thanh toán. • Căn cứ vào việc xếp hàng: Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) và vận đơn nhận hàng để xếp (Received for Shipment). • Căn cứ vào qui trình vận tải: Vận đơn đi thẳng (Direct B/L), vận đơn chở suốt (Through B/L) và vận đơn chuyển tải liên hợp (Combined Transport B/L) • Căn cứ vào việc đơn giản hoá chứng từ: Vận đơn đường biển (Ocean B/L) và Giấy gửi hàng đường biển (Sea waybill) 4. Nội Dung của vận đơn: adding form 5. Nhược điểm của vận đơn Tốc độ gửi vận đơn gốc chậm hơn hàng hóa :Trong rất nhiều trường hợp, hành trình của vận đơn theo đường hàng không hay đường bưu điện chậm hơn rất nhiều so với hành trình trên biển của hàng hóa. Do đó, người nhận hàng không có vận đơn để nhận hàng, đồng thời phải mất thêm chi phi lưu kho, lưu bãi. Sử dụng vận đơn đường biển rất tốn kém. Thứ nhất, chi phí in ấn và phát hành vận đơn không nhỏ bởi vận đơn được in thành nhiều bản gốc và bản sao, và mỗi lần gửi hàng là một lần phát hành vận đơn. Thứ hai, do vận đơn có tính tiêu chuẩn không cao, mỗi hãng tàu đều phát hành một loại vận đơn khác nhau,  Hiện nay vận đơn điện tử được sử dụng rộng rãi hơn. B.Vận đơn đường biển không giao dịch được Loại chứng từ này được dùng thay thế cho vận đơn đường biển thường được lập đích danh tên người thụ hưởng hàng ,nên không thể chuyển nhượng cho ngươig khác bằng cách ký hậu đc.  Thường dùng trong trường hợp 2 bên mua bán quen biết, thanh toán tiền bằng cách ghi sổ. C.VẬN ĐƠN CHỞ SUỐT 1. khái niệm: Là loại chứng từ vận tảu đường biển được xác định theo hành trình chuyên chở. 2. Đặc điểm. - Vận đơn dung trong việc vận tải hàng giữa các cảng từ cảng bốc đến cảng dỡ cuối cùng. - Người cấp vận đơn phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng gửi hàng đến cảng dỡ cuối cùng. - Vận đơn chở suốt thuận tiện ở chỗ người gửi hàng và nhận hàng chỉ biết có hợp đồng vận tải đầu tiên, người vận tải đầu tiên đó chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc thực hiện hợp đồng, dù hành trình đó có hai hay nhiều tàu vận chuyển kế tiếp tàu thứ nhất. * Chú ý: Vận đơn chở suốt không phải là vấn đề chia sẻ hàng để vận tải trên nhiều thuyền khác nhau, mà chỉ liên hệ đến tàu chứ không liên quan đên hàng. D.VẬN ĐƠN ĐI THẲNG Vận đơn đi thẳng là vận đơn dùng trong trường hợp hàng hóa được chuyển chở thẳng từ cảng bốc tới cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải ( việc chuyển tải hàng hóa dọc đường không được phép dỡ hàng xuống rồi bốc hàng lên sang tàu khác ) Lưu ý Đây là chứng từ quan trọng vì nó là chứng từ sở hữu hàng hóa, được sử dụng vào nhiều mục đích công việc khác nhau, đặc biệt là trong giao nhận hàng hóa và thanh toán quốc tế bằng LC. Cần lưu ý: - Tiêu đề vận đơn đường biển - Tiêu đề người chuyên chở - Người nhận hàng - Người thông báo - Số bản vận đơn gốc được phát hành - Mã hiệu, kí hiệu, số lượng và mô tả hàng hóa - Địa chỉ, ngày tháng phát hành vận đơn - Nội dung về con tàu và hành trình vận đơn - Tình trạng giao nhận hàng hóa - Cước phí vận chuyển - Ký vận đơn Khi vận đơn được kiểm tra đảm bảo tính chính xác sẽ giúp các giao dịch được thuận tiện và hạn chế rủi ro tranh chấp có thể xảy ra E. VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG 1.Khái niệm Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chứng từ do cơ quan vận tải hàng không cấp cho ngườu gửi hàng để xác nhận hàng đã chở. Vận đơn hàng không bao gồm một số chức năng như sau: + Là bằng chức của một hợp đòng vận tải đã được ký kết giữa người chuyên chở và người gửi hàng + Là bằng chứng của việc người chuyên chở hàng không đã nhận hàng Thông thường, trên chứng từ vận tải có ghi tên người thụ hưởng. Vì vậy, vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên không ky hậu được, 2 Phân loại vận đơn * Căn cứ vào người phát hành, vận đơn được chia làm hai loại: - Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): Vận đơn này do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở ( issuing carrier indentification). - Vận đơn trung lập ( Neutral airway bill): Loại vận đơn này do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành. *. Căn cứ vào việc gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại: - Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gom hàng và làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gom hàng. - Vận đơn của người gom hàng (House airway bill-HAWB): Là vận đơn do người gom hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. Vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gom hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để nhận hàng hoá giữa người gom hàng với các chủ hàng lẻ. Nhìn chung, chúng ta có thể hình dung quá trình gom hàng trong lĩnh vực hàng không như sau: Tại sân bay đích, người gom hàng dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ người chuyên chở hàng không, sau đó chia lẻ hàng, giao cho từng người chủ hàng lẻ và thu hồi vận đơn gom hàng mà chính mình phát hành khi nhận hàng ở đầu đi. 3.Sử dụng vận đơn hàng không Khi phát hành vận đơn cho một lô hàng, người ta phát hành vận đơn gồm nhiều bản khác nhau. Bộ vận đơn có thể gồm từ 8 đến 14 bản, thông thường là 9 bản, trong đó bao giờ cũng gồm ba bản gốc, hay còn gọi là các bản chính (orginal), còn lại là các bản phụ (copy), được đánh số từ 4 đến 14. Vận đơn được phân phối như sau: Bản gốc số 1, dành cho người chuyên chở, màu xanh lá cây, được người chuyên chở phát hành vận đơn giữ lại nhằm mục đích thanh toán và để dùng làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Bản này có chữ ký của người gửi hàng. Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàng, màu hồng, được gửi cùng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng. Bản gốc số 3 dành cho người gửi hàng, dùng để làm bằng chứng của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở và làm bằng chứng của hợp đồng chuyên chở. Bản này có chữ ký của cả người chuyên chở và người gửi hàng Bản số 4, là biên lai giao hàng, có sẵn ở nơi đến cuối cùng. Bản này có chữ ký của người nhận hàng và được người chuyên chở cuối cùng giữ lại để làm biên lai giao hàng và làm bằng chứng là người chuyên chở đã hoàn thành hợp đồng chuyên chở. Bản số 5, dành cho sân bay đến, có sẵn ở sân bay đến. Bản số 6, dành cho người chuyên chở thứ 3, dùng khi hàng được chuyên chở tại sân bay thứ 3. Bản số 7, dành cho người chuyên chở thứ 2, dùng khi hàng được chuyển tải tại sân bay thứ 2. Bản số 8, dành cho người chuyên chở thứ 1, được bộ phận chuyển hàng hoá của người chuyên chở đầu tiên giữ lại khi làm hàng. Bản số 9, dành đại lý, bản này được người đại lý hay người chuyên chở phát hành giữ lại. Bản số 10 đến 14, là những bản chỉ dùng cho chuyên chở khi cần thiết F.VẬN ĐƠN LIÊN HỢP 1. Khái niệm: là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hoá được chuyên chở từ bên bán đến bên mua bằng cách kết hợp nhiều phương thức vận chuyển khác nhau. 2. Tên gọi - Vận tải đa phương thức. - Vận tải liên hợp. - Vận tải hỗn hợp. 3. Chức năng - Biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng. - Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở, nó không phải là hợp đồng chuyên chở nhưng có giá trị như một hợp đồng. - Là chứng từ sở hữu về hàng hoá, người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ có quyền sở hữu HH ghi trên vận đơn. 4. Mục đích sử dụng - Đối với nhà xuất khẩu: vận đỡn là bằng chứng giao hàng cho người mua, thể hiện người bán đã thực hiện giao hàng đúng như hợp đồng và là chứng từ quan trọng đòi tiền từ nhà nhập khẩu. - Đối với nhà nhập khẩu: cầm vận đơn gốc trong tay và là người xuất trình đầu tiên thì với được nhận hàng. - Với người chuyên chở: chỉ gian hàng khi nhận được vận đơn gốc đầu tiên và thu hồi vận đỡn gốc là coi như hoàn thành trách nhiệm của mình.ư - Là chứng từ quan trọng khi phát sinh tranh chấp, làm thủ tục xuất nhập khẩu và khai báo hải quan. G.Lệnh giao hàng - Chứng từ này thường được lập khi việc giao hàng được thực hiện trong nước cho người mua hoặc người thụ hưởng hàng. - Việc thanh toán tiền hàng phải được thực hiện theo tín dụng chứng từ. - Người lập: nhà cung cấp hoặc công ty vận tải. + Nhà cung cấp lập chứng từ này theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C, ngay sau đó ngân hàng này phải kí xác nhận ở mặt sau vận đơn này, theo lệnh của khách hàng. + Nếu lệnh giao hàng do công ty vận tải lập, người cầm vận đơn phải giao nộp vận đơn đổi lấy lệnh giao hàng để được nhận hàng. . gom hàng, vận đơn được chia làm hai loại: - Vận đơn chủ (Master Airway bill-MAWB): Là vận đơn do người chuyên chở hàng không cấp cho người gom hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn. thể xảy ra E. VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG 1.Khái niệm Vận đơn hàng không (Airwaybill-AWB) là chứng từ do cơ quan vận tải hàng không cấp cho ngườu gửi hàng để xác nhận hàng đã chở. Vận đơn hàng không bao. TH vận đơn có ghi sẵn ngày giao hàng. Chữ ký trên vận đơn: Khi cấp vận đơn, người chuyên chở, chủ tàu hay người đại diện của họ phải kí vào vận đơn và ghi rõ tư cách pháp lý. Hình thức vận đơn

Ngày đăng: 03/07/2014, 00:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w