1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

VIÊM BÌ MỦ ( Pyodermites ) (Kỳ 2) docx

5 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 165,46 KB

Nội dung

VIÊM BÌ MỦ ( Pyodermites ) (Kỳ 2) Giáo trình Bệnh Da và hoa liễu HVQY III- Viêm bì mủ do liên cầu 1/ Chốc lây ( Phỏng da impetigo contagiosa) Trên thực tế trong bệnh chốc , tụ cầu và liên cầu thường phối hợp với nhau. Trẻ em hay bị hơn người lớn. - Thường bắt đầu ở đầu, cổ, mặt , các chi, từ đó lan ra các chỗ khác . Rất dễ lây nên còn gọi là chốc lây. - Bệnh bắt đầu bằng một phỏng nước nhỏ, lùng nhùng hình tròn , xung quanh có quầng viêm đỏ. Nước ban đầu trong dần dần thành mủ đục giai đoạn phỏng nước và phỏng mủ rất ngắn. Chẳng bao lâu đóng vẩy tiết vàng kiểu mật ong . Dưới lớp vẩy là một lớp chợt đỏ , nông , không cộm , vì tổn thương trong bệnh chốc rất nông. Ở trẻ em chốc đầu thành từng đám vẩy vàng xẫm, dính bết tóc, dưới lớp vẩy da chợt đỏ, rớm nước. Ghẻ, và Eczema trẻ em dễ kèm theo chốc đầu. Chốc rải rác toàn thân, có thể kèm theo sốt biến chứng viêm cầu thận cấp, nề cẳng chân, mi mắt do viêm cầu thận. Chốc thường gây hạch ở vùng tương ứng. - Điều trị: Chốc có nhiều vẩy : đắp gạc chấm rửa các dung dịch sát khuẩn sau đó bôi thuốc màu. Chốc có phỏng mủ chưa vỡ : dùng kim đã sát trùng chọc mủ ra, cho mủ thấm vào bông, không để mủ chảy lan ra vùng da lân cận . Sau đó chấm các loại thuốc màu như dung dịch milian xanh methylen 1%,dd eosin 2% hoặc mỡ kháng sinh. như mỡ chlorocid 1% kem silver,mỡ bactroban.Nếu có sốt , nổi hạch nhiều : cho thêm kháng sinh uống . Khi tắm gội, tránh kỳ cọ mạnh lên tổn thương. - Phòng bệnh : ở nhà trẻ cần phòng tránh lây lan không dùng chung chăn khăn mặt với người có bệnh. 2/ Chốc loét ( ecthyma) : Là một thể chốc, nhưng tổn thương lan sâu đến trung bì. - Thường gặp chốc loét ở bệnh nhân thiếu dinh dưỡng thiếu vệ sinh cơ thể yếu kém ,có bệnh đái đường hoặc nghiện rượu. - Vị trí thường ở chi dưới, nhất là ở chi có giãn tĩnh mạch. - Bệnh bắt đầu như chốc, bằng một phỏng nước hoặc một phỏng mủ . Sau khi phỏng mủ vỡ, đóng vẩy dày màu vàng xẫm hoặc nâu đen , có vảy thành nhiều lớp đùn cao lên gọi là vảy ốc(rupia). Bóc vẩy để lại một vết loét đứng thành, nền tái, rớm mủ, ít nụ thịt . Da xung quanh vết loét tái tím, tiến triển dai dẳng , lâu lành . Chốc loét nặng , tiến triển lâu ngày có thể thành loét sâu quảng. Vết loét có ranh giới rõ, thường là hình bầu dục , có khi có gờ, loét rộng và sâu nền bẩn , tổ chức da xung quanh xơ cứng , màu tái tím, tiến triển rất dai dẳng. - Điều trị : Rửa vết loét bằng dung dịch thuốc tím 1/4000, hoặc dung dịch rivanol 1%. Chấm dung dịch Nitrat bạc 0,25- 0,50%. Sau đó bôi mỡ kháng sinh.Toàn thân cho uống tiêm từng đợt kháng sinh. Chiếu tia cực tím tại chỗ để kích thích lên da non. Nâng cao thể địa bằng dinh dưỡng, sinh tố A, B 1 , C…. 3/ Hăm kẽ ( intertrigo) Có tác giả gọi làviêm bì thượng bì vi khuẩn ( dermoepidermite microbienne). Thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc ở người lớn béo mập, ra mồ hôi nhiều. Vị trí : các nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, có khi ở rốn,các ngấn da ( đối với trẻ em thường gọi là hăm). Các nếp kẽ trên thành đám đỏ, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng. Do cọ sát, bẩn thỉu đám trợt loét chảy nước, chảy mủ, rất đau sót. - Nguyên nhân: ngoài liên cầu, cần chú ý đến vai trò của nấm candida albicans (trên nền đỏ trợt, có mảng trắng như sữa, có viền róc da vằn vèo ở ngoại vi). - Điều trị : Rửa bằng nước thuốc tím 1/4000, chấm dung dịch yarish , nitrat bạc 0,25%. Bôi thuốc màu, hồ nước, không nên bôi thuốc mỡ lép nhép. Rắc bột talc boric 3% có tác dụng tốt. Đông y: chấm nước lá thồm lồm( đuôi tôm). - Phòng bệnh : mùa hè đối với trẻ em cần năng tắm rửa, thay tã lót, rắc bột talc, phấn rôm vào các nếp kẽ. . VIÊM BÌ MỦ ( Pyodermites ) (Kỳ 2) Giáo trình Bệnh Da và hoa liễu HVQY III- Viêm bì mủ do liên cầu 1/ Chốc lây ( Phỏng da impetigo contagiosa) Trên thực tế trong bệnh. bằng dinh dưỡng, sinh tố A, B 1 , C…. 3/ Hăm kẽ ( intertrigo) Có tác giả gọi l viêm bì thượng bì vi khuẩn ( dermoepidermite microbienne). Thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ em mập mạp, hoặc. phỏng mủ . Sau khi phỏng mủ vỡ, đóng vẩy dày màu vàng xẫm hoặc nâu đen , có vảy thành nhiều lớp đùn cao lên gọi là vảy ốc(rupia). Bóc vẩy để lại một vết loét đứng thành, nền tái, rớm mủ, ít

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN