BỆNH NẤM BLASTOMYCOSIS NAM MỸ ppt

5 185 0
BỆNH NẤM BLASTOMYCOSIS NAM MỸ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH NẤM BLASTOMYCOSIS NAM MỸ PGS Nguyễn Ngọc Thụy Tên khác: paracoccidioidomycosis. Bệnh do Lutz (1908) phát hiện lần đầu tiên với tên bệnh là Lutz - Spendora- Almeida, đến 1912 tqcs giả Spendora đã tìm hiểu rõ căn nguyên gây bệnh . Bưệnh xuất hiện nhiều ở các nước Nam Mỹ như Brasil, Chilê, Achentina, Urugoay, bệnh cũng xuất hiện ở Châu Âu, 90% trường hợp bệnh nhân là nam giới, thường ở lứa tuổi 40-50, thường gặp ở người làm nghề nông. 1. Căn nguyên : Là nấm Paracocidioidess brasiliensis, ngoài ra còn hai loài khác là P.teanis và P.cerebriform. Almeida đã xếp loài này vào chi Paracocidioides. Năm 1941 Conant và Howel đặt tên nám là Blastomyces brasiliensis. Laòi này có thể tìm thấy trong đất. 2. Triệu chứng lâm sàng. + Bệnh ở niêm mạc : Thường gặp ở miệng, mũi, họng. Tổn thương ban đầu là những u hạt, sùi trên niêm mạc miệng, lưỡi từ đó lan dần ra tạo thành mảng trợt hay loét, có xen kẽ những đốm đỏ xuất huyế và những đốm màu vàng nhạt. Bệnh có thể lan đến vòm miệng, lưỡi gà và thanh đới. Khi bị bệnh bệnh nhân hay tăng tiết nước bọt, chảy nhiều dãi. + Bệnh ở da: Bệnh hay gặp ở mặt, đầu chi hoặc ở thân mình. Tổn thương thường là các sẩn, sẩn mủ, u loét dần dàn trở thành u gai, sùi dày sừng. Tổ chức dưới da cũng bị viêm và dẫn đến loét hoại tử sâu, có viền bờ dày tăng sừng. Bệnh nhân thường không đau hoặc đau ít. + Bệnh ở phổi : Thường có các triệu chứng như ho, khản cổ, khó thở,khò khè,không sốt. Bệnh cần được kiểm tra bằng chụp X quang, 80% trường hợp phát hiện hình ảnh thâm nhiễm, hình ảnh hạt kê, tổn thương màng phổi. Nấm P.brasiliensis còn có thể gây bệnh ở đường tiêu hoá như ở ruột thừa,manh trang, trực tràng, hay gây viêm xương hoặc viêm thần kinh trung ương. Khi nhiễm nấm toàn thân bệnh nhân có thể tử vong sau vài tháng, khi bị ở da, niêm mạc, hạc có thể sau vài năm nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. 3. Xét nghiệm : Soi trực tiếp :bệnh phẩm là dịch từ các u, hạch, dịch niêm mạc hay đờm soi trong KOH 20% sẽ phát hiện thấy các tế bào nấm men, kích thước lớn đường kính 10-30mm, có chồi kích thước 1-2 mm. Có thể nhuộm giêm sa hay nhuộm gram thành tế bào nấm bắt mầu , tế bào to, mọc các chồi nhỏ. Nuôi cấy : Đây là một loài nấm lưỡng dạng (dimorpphism) nên ta có thể nuôi cấy bệnh phẩm ở hai nhiệt khác nhau. Khi nuôi cấy ở môi trường sabouraud, môi trường thạch máu, môi trường socola ở nhiệt độ phòng sau 20- 40 ngày khuẩn lạc dạng sợi mịn phát triển, có màu trắng sau chuyển sang màu nâu, quan sát vi thể thấy trên các sợi nấm có bào tử có cuống đính ở cạch sợi nấm, kích thước bào tử 2,5-6 mm. bào tử màng dày cũng xuất hiện, đôi khi mặt khuẩn lạc hơi nhăn và thỉnh thoảng tạo màu đỏ, sau một thời gian mất màu. Khi nuôi cấy ở nhiệt độ 37 0 C nấm mọc chậm, có dạng khuẩn lạc nấm men, kiểm tra vi thể tế bào nấm có hình tròn, đường kính 10-16mm, xung quanh tế bào "mẹ" này có các "tế bào con" nẩy chồi gắn vào, điển hình có dạng như " bánh lái", từ những tế bào con này phát triển tiếp tục mọc chồi tạo thành một chuỗi tế bào. Từ tế bào mẹ có thể xuất hiện 200- 300 tế bào chồi. Giữa pha sợi và pha nấm men thay đổi dễ dàng khi nhiệt độ nuôi cấy thay đổi. 4. Chẩn đoán phân biệt : Cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh nấm hệ thống khác, lao phổ, lao hạch. 5. Điều trị : Thường sử dụng amphotericin B. Ngày nay có thể dùng itraconazol, thuốc có tác dụng và ít độc hại hơn. . BỆNH NẤM BLASTOMYCOSIS NAM MỸ PGS Nguyễn Ngọc Thụy Tên khác: paracoccidioidomycosis. Bệnh do Lutz (1908) phát hiện lần đầu tiên với tên bệnh là Lutz - Spendora-. hiểu rõ căn nguyên gây bệnh . Bưệnh xuất hiện nhiều ở các nước Nam Mỹ như Brasil, Chilê, Achentina, Urugoay, bệnh cũng xuất hiện ở Châu Âu, 90% trường hợp bệnh nhân là nam giới, thường ở lứa. và những đốm màu vàng nhạt. Bệnh có thể lan đến vòm miệng, lưỡi gà và thanh đới. Khi bị bệnh bệnh nhân hay tăng tiết nước bọt, chảy nhiều dãi. + Bệnh ở da: Bệnh hay gặp ở mặt, đầu chi hoặc

Ngày đăng: 02/07/2014, 23:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan