SUY GIÁP (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG Suy giáp (SG) là một bệnh cảnh xuất hiện do sự thiếu hụt hormone giáp, gây nên những tổn thương ở mô, những rối loạn chuyển hóa. Những thay đổi bệnh lý này được gọi là triệu chứng giảm chuyển hóa (hypometabolism). Bệnh khá thường gặp, tỷ lệ trội ở nữ, tỉ lệ bệnh gia tăng theo tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1% ở nữ và 0,1% ở nam, tỷ lệ suy giáp tăng hơn nhiều ở những vùng có bướu giáp địa phương. II. NGUYÊN NHÂN 1. Suy giáp tiên phát: Bệnh xảy ra do tổn thương tại chính tuyến giáp, chiếm hơn 90% các trường hợp suy giáp. 1.1. Viêm tuyến giáp Hashimoto: đây là nguyên nhân hay gặp nhất. Tuyến giáp có thể lớn hoặc teo, có khi đi kèm với Addison và các rối loạn nội tiết khác. 1.2. Tai biến do điều trị: nhất là với iode phóng xạ, phẫu thuật tuyến giáp, riêng với thuốc kháng giáp tổng hợp, ít gặp hơn. 1.3. Cung cấp iode không hợp lý (thừa iode, thiếu iode): suy giáp do thiếu iode đang còn là vấn đề ở Việt Nam. 1.4. Viêm tuyến giáp bán cấp, viêm giáp sau sinh: thường xảy ra sau giai đoạn nhiễm độc giáp trước đó, suy giáp ở đây chỉ tạm thời. 1.5. Các nguyên nhân suy giáp tiên phát khác: (hiếm). - Thiếu enzyme tổng hợp hormone giáp bẩm sinh. - Các chất kháng giáp trong thức ăn. - Lithium: điều trị bệnh tâm thần. 2. Suy giáp thứ phát: Suy tuyến yên do u lành (adenoma) tuyến yên, do phẫu thuật tuyến yên, hoặc do tuyến yên bị hoại tử trong bệnh Sheehan. 3. Suy giáp đệ tam cấp: Do rối loạn chức năng yên giáp tại vùng dưới đồi, bệnh cảnh hiếm. 4. Suy giáp do đề kháng hormone giáp ở ngoại biên. Bệnh ít gặp. III. BỆNH HỌC Suy giáp tiên pháp: Bệnh phù niêm (myxedema), hay gặp ở nữ, xung quanh lứa tuổi 50. Bệnh thường xuất hiện từ từ dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của mãn kinh. 1. Lâm sàng: Da, niêm mạc bị thâm nhiễm bởi một chất dạng nhầy chứa nhiều polysaccarid acid hút nước, gây phù cứng ấn không lõm. 1.1. Da niêm mạc: - Mặt tròn như mặt trăng, vẻ mặt vô cảm. Nhiều nếp nhăn ở trán trông già trước tuổi. - Mi mắt phù, rõ ở mi dưới, gò má hơi tím, có nhiều mao mạch giãn, môi dày tím tái, phần còn lại của da mặt có màu vàng bủng. - Bàn tay dày, các ngón tay khó gấp, da lạnh đôi khi tím tái, gan bàn tay bàn chân có màu vàng (xanthoderma). - Lưỡi to, giọng khàn trầm (do thâm nhiễm dây thanh đới), ù tai, nghe kém (do thâm nhiễm vòi Eustache). Khi ngủ tiếng ngáy to (do niêm mạc mũi, hầu họng bị phù niêm). - Da phù cứng, khô, bong vảy. Tóc khô dễ rụng, đuôi mày rụng, lông nách, lông mu rụng. Móng tay, chân có vạch, dễ gãy. 1.2. Triệu chứng giảm chuyển hóa: Là dấu soi gương của nhiễm độc giáp. - Sợ lạnh, thân nhiệt giảm, tay chân lạnh, khô. - Uống ít, tiểu ít, bài tiết nước tiểu chậm sau uống. - Tăng cân dù ăn kém. - Tiêu hóa: táo bón kéo dài, kèm giảm nhu động ruột. - Yếu cơ, chuột rút, đau cơ. - Dấu tâm thần kinh và rối loạn thần kinh thực vật: trạng thái vô cảm, thờ ơ. Suy giảm các hoạt động cơ thể, hoạt động trí óc, hoạt động sinh dục. Giảm tiết mồ hôi. 1.3. Tim mạch: - Tim chậm < 60 lần/phút, huyết áp thấp (chủ yếu tâm thu), tốc độ tuần hoàn giảm các biểu hiện này do giảm chuyển hóa. - Các dấu thâm nhiễm cơ tim, màng ngoài tim. - Đau trước tim hoặc cơn đau thắt ngực thật sự, khó thở khi gắng sức. Nghe tim: tiếng tim mờ, chậm, có khi tiếng tim không đều. - ECG: nhịp chậm, điện thế thấp các phức bộ QRS, có khi ST chênh xuống, sóng T dẹt hoặc đảo ngược. Hình ảnh điện tim sẽ trở lại bình thường sau điều trị bằng hormone giáp. - X quang bóng tim to, đập yếu. Có khi tràn dịch màng ngoài tim, dịch có nhiều protein và cholesterol. - Siêu âm tim giúp phân biệt tràn dịch màng tim với thâm nhiễm mucoid ở cơ tim. Có khi huyết áp tăng do xơ vữa động mạch. . lệ suy giáp tăng hơn nhiều ở những vùng có bướu giáp địa phương. II. NGUYÊN NHÂN 1. Suy giáp tiên phát: Bệnh xảy ra do tổn thương tại chính tuyến giáp, chiếm hơn 90% các trường hợp suy giáp. . Sheehan. 3. Suy giáp đệ tam cấp: Do rối loạn chức năng yên giáp tại vùng dưới đồi, bệnh cảnh hiếm. 4. Suy giáp do đề kháng hormone giáp ở ngoại biên. Bệnh ít gặp. III. BỆNH HỌC Suy giáp tiên. viêm giáp sau sinh: thường xảy ra sau giai đoạn nhiễm độc giáp trước đó, suy giáp ở đây chỉ tạm thời. 1.5. Các nguyên nhân suy giáp tiên phát khác: (hiếm). - Thiếu enzyme tổng hợp hormone giáp