TRUỜNG THCS ĐỨC PHÚ KIỂM TRA : ĐỊNH KỲ GV: Nguyễn Văn Bắc Môn: ĐỊA LÝ LỚP 7 Tiết: 14 Thời gian: 45 phút Điểm Lời phê của Thầy (cô) Chữ ký của Phụ huynh *. Phần trắc nghiệm (3 điểm) Hãy khoanh tròn các chữ cái A,B,C,D,…em cho là đúng nhất ở các câu sau. Câu 1 .Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực nào ở Châu Á. (0.5đ) A . Tây Nam Á. B.Đông Nam Á . C. Bắc Á D. Châu Mĩ . Câu 2 .Môi trường xích đạo ẩm, rừng rậm có mấy tầng. (0,5đ) A. 5 tầng B. 4 tầng . C. 3 tầng D. 2 tầng. Câu 3.Môi trường nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình năm trên bao nhiêu độ C. (0.5đ) A. 19 độ . B. 20 độ . C. 21độ. D. 22 độ Câu 4.Môi trường nhiệt đới gió mùa có lượng mưa trung bình năm là. (0.5d) A. Dưới 1000 mm . B. Trên 1000 mm . C. Trên 500 mm D. Dưới 500 mm. Câu 5. Ở Châu Á, 2 khu vực có mật dộ dân số đông nhất là (0.5d) A. Tây Á và Nam Á . B. Nam Á và Đông Á. C. Bắc Á và Trung Á . D.Trung Á và Đông Á Câu 6. Môi trường nhiệt đới gió mùa có biên độ nhiệt trung bình năm là bao nhiêu độ C. (0.5d) A. 6 độ. B. 7 độ . C.8 độ D. 9 độ *. Phần tự luận. (7 điểm). Câu 7. Hãy nêu những đặc điểm chủ yếu của quần cư nông thôn và quần cư thành thị ? Ở địa phương em thuộc loại quần cư nào ? Vì sao? (3đ) Câu 8. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng ? (3đ) Câu 9. Đọc bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á . (1đ) Năm Dân số (triệu người) Diện tích rừng (triệu ha) 1980 360 240,2 1990 442 208,6 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM * Phần trắc nghiệm (3 điểm) 1 . B 2. A 3. B 4. B 5.B 6.C ( mỗi câu đúng 0.5đ) * Phần tự luận : Câu 7.a. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị: (2đ) + Quần cư nông thôn: là hình thức tổ chức, sinh sống theo xóm, làng, nhà cửa thưa thớt. Các hoạt động sản xuất chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp (1đ) + Quần cư thành thị: là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Nhà cửa tập trung với mật độ cao. (1đ) b. Ở địa phương em thuộc quần cư nông thôn. Vì: Các hoạt động sản xuất chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp, nhà cửa thưa thớt. (1đ) Câu 8.Dân số, sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường ở đới nóng: (3đ) 1.Dân số ở đới nóng: (2đ) - Dân số ở đới nóng tập trung gần 50 % dân số của toàn thế giới (0,5đ) - Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin, là những khu vực tập trung đông dân cư. (0,75đ) - Dân số ở các nước tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với sự phát triển kinh tế và xã hội ở mỗi nước (nghèo đói, bệnh dịch, mù chũ…) (0,75đ) 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường: (1đ) - Dân số tăng nhanh dẫn tới bùng nổ dân số và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên (rừng bị thu hẹp lại, các loại khoáng sản cạn kiệt…) (0,5đ) - Dân số tăng nhanh sẽ làm môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm (ô nhiễm nước, không khí, thức ăn không hợp vệ sinh…) (0,5đ) 3. Nhận xét: (1đ) - Trong vòng mười năm, dân số ở khu vực Đông Nam Á tăng thêm 82 triệu người nhưng diện tích rừng lại giảm đi 31,6 triệu ha, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống. KIỂM TRA: 1TIẾT MÔN: ĐỊA LÝ 7 * Mục tịêu : Củng cố kiến thức đã học cho từng học sinh qua các câu hỏi Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện đã được học và liên hệ với thực tế đã học Tinh thần yêu nước, yêu lao động trong từng học sinh. * Nội dung kiểm tra : Kiến thức ở các bài: Bài 2, Bài 3, Bài 5, Bài 8, Bài 9. * Đánh giá học sinh: * Bảng ma trận Mức độ Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Trắc nghiệm Tự luận Bài 2, 5 Câu 1/0,5đ câu2/0,5đ câu5/0,5đ Bài 7 câu 3/0,5đ câu 4/0,5đ câu 6/0,5đ Bài 3 Câu 7/3đ Bài 10 câu8/3đ Bài 10 câu9/1đ Tổng 10đ 2đ 3đ 1đ 3đ 1đ Giáo viên ra đề: Nguyễn Văn Bắc . về dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng ? (3đ) Câu 9. Đọc bảng số li u dưới đây, hãy nhận xét về tương quan giữa dân số và diện tích rừng ở khu vực Đông Nam Á học cho từng học sinh qua các câu hỏi Rèn kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện đã được học và li n hệ với thực tế đã học Tinh thần yêu nước, yêu lao động trong từng học sinh. * Nội dung kiểm