1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐUONG TRUONG SON

18 398 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,8 MB

Nội dung

Lịch sử đã ghi nhận công lao của đã oanh liệt cho tổ quốc Việt Nam. Sự tích về 10 cô gái 10 cô gái TNXP anh hùng hy sinh ở ngã ba Đồng Lộc Ngã ba Đồng Lộc nằm trên đường Trường Sơn, thuộc địa phận Đồng Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lăn xuống đường làm cản trở giao thông. Tất cả mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải vượt qua ngã ba Đồng Lộc. Ngã ba Đồng Lộc được coi như cổ họng, vượt qua được sẽ phân tán toả ra nhiều tuyến đường khác nhau đi vào nam. Ngã ba Đồng Lộc là trọng điểm có tầm quan trọng chiến lược nên trong chiến tranh phá hoại kẻ địch âm mưu ném bom huỷ diệt nhằm chặn đứt sự chi viện sức người, sức của, vũ khí, súng đạn, lương thực của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968 không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại. Hồi 17h ngày 24/7/1968 tiểu đội 4 thanh niên xung phong được lệnh trọng điểm ở khu vực địch vừa thả bom để san lập hố bom sửa chữa đường, kết hợp sửa chữa hầm trú ẩn khơi sâu rãnh thoát nước ở đoạn đường độc đạo để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ: Võ thị Tần - 22 tuổi - tiểu đội trưởng Hồ Thị Cúc - 21 tuổi - tiểu đội phó Võ Thị Hợi - 20 tuổi - chiến sĩ Nguyễn Thị Xuân - 20 tuổi - chiến sĩ Dương Thị Xuân - 19 tuổi - chiến sĩ Trần Thị Rạng - 19 tuổi - chiến sĩ Hà Thị Xanh - 18 tuổi - chiến sĩ Nguyễn Thị Nhỏ - 19 tuổi - chiến sĩ Võ Thị Hạ - 19 tuổi - chiến sĩ Trần Thị Hường - 17 tuổi - chiến sĩ Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến tại hiện trường gấp rút triển khai công việc với cả niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe qua nên các cô không hề sợ hãi. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói, vừa ý ới gọi nhau. Bỗng một tốp máy bay phản lực từ h ướng Bắc vào Nam vượt qua trọng điểm. Tất cả các cô nhanh chóng nằm rạp xuống đường. Hết tiếng máy bay các cô lại chồm dậy làm việc. Bất ngờ tốp máy bay phản lực quay lại bay từ trong ra thả một loạt bom rơi đúng vào đội hình 10 cô gái. Các tiểu đội thanh niên xung phong đi sau chồm lên gào thét, nhân dân xóm Bãi Dĩa quanh đấy cũng lao ra gọi tên từng người. Khi đến nơi quả bom vừa nổ chỉ thấy một hố bom sâu hoắm, một vài chiếc xẻng, cuốc văng ra nhưng không còn thấy một ai, không nghe thấy một tiếng người. Cả 10 cô gái trẻ ấy đã hy sinh. Để ghi sâu tội ác và ghi lại chiến tích của 10 cô gái tại trọng điểm lịch sử này Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã truy tặng danh hiệu anh hùng cho 10 cô gái hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc. (Theo Phụ Nữ Việt Nam) [Chỉ có thành viên mới có thể nhìn thấy links. Bạn hãy nhấn vào đây để đăng ký ] Đài tưởng niệm Cách đây đúng 40 năm, vào ngày 24/07/1968, một quả bom lớn đã rơi trúng vào hầm trú ẩn của 10 cô thanh niên xung phong khiến cả 10 đều tử nạn. Đó là một cột mốc không bao giờ quên trong lịch sử những cuộc chiến tranh trường kỳ của đất nước. Ngã ba Đồng Lộc được ví như huyết quản mà cả dải đất nước hình chữ S là một con người. Ngày đó, để chiến trường miền Bắc có thể chi viện cho miền Nam thì bắt buộc phải đi qua con đường này, tất cả những cầu đường khác đã bị đánh sập hết. Nắm bắt được đây là điểm yếu của Việt Cộng nên lính Mỹ đã tìm mọi cách tiêu diệt và khủng bố đoạn đường này hết sức khốc liệt. Không phải là chỉ có 10 cô gái thanh niên xung phong này đã hy sinh mà có hàng nghìn người đã hy sinh nơi đây, và hàng chục nghìn con người đã không quản hy sinh thân xác mình để bảo vệ và khai thông con đường cho suốt những tháng năm dài của cuộc chiến. Sau mỗi đêm khi những hố bom sâu hoắm nổ toang thì sáng ngày hôm sau con đường đã lại được lắp đầy và khai thông cho những chuyến xe chi viện đi qua. Đó là những ngày tháng con người vượt đường Trường Sơn bằng ý chí chứ không bằng đôi chân. Có những lý tưởng làm nên những điều kỳ diệu. Lý tưởng mỗi thời kỳ là một khác nhau. Vậy nên không thể đứng ở thời bình mà quay mông chửi về thời chiến tranh. Chỉ có kẻ nông cạn thiếu hiểu biết mới đứng và chửi về lịch sử, chính lịch sử mà mới có bản thân họ ngày hôm nay. Mỗi một con người hy sinh, cho dù ở bên nào cũng là một mạng sống, một con người có cha có mẹ, có lý tưởng sống, có nỗi buồn và niềm hạnh phúc. Cầu mong tất cả sẽ được yên bình và cùng được siêu thoát ở một nơi cực lạc. Thật tự hào vì vào những tháng ngày lịch sử này mình lại được tham gia vào lễ tưởng niệm sự kiện Ngã ba Đồng Lộc, được thắp những nén hương cho 10 cô gái Đồng Lộc và cho tất cả những ai đã ngã xuống vì một nước Việt Nam độc lập. Và cũng những tháng ngày này, mình được gặp lại những chiến sĩ thanh niên xung phong một thời oanh liệt, những con người giờ tóc đã muối tiêu, khắc khổ, nghèo nàn, họ thật đáng thương, nhưng họ đã thật vĩ đại Đội thanh niên xung phong 759, đơn vị anh hùng đang sửa chữa đường bảo đảm giao thông ở Quảng Bình Với ngành đường sắt, trong giai đoạn 1964 – 1975 đã liên tục đảm bảo giao thông suốt trong điều kiện địch đánh phá dữ dội. Ngành đường sắt đã làm 3.915mét cầu tạm, 82km đường và 274,5km dây thông tin và vận chuyển được 4,16 triệu tấn hàng hoá. Cán bộ, nhân viên và tự vệ ngành đường sắt đã bắn rơi hàng chục máy bay các loại và dò phá được hàng ngàn quả bom nổ chậm ở các chiến trường trọng điểm miền Nam. Với ngành vận tải ô tô đã hình thành 5 công ty vận tải hỗn hợp có tổng 1.271 xe phục vụ chủ yếu chiến trường miền Nam. Ngành vận tải đường biển với những con tàu “không số” trên đường mòn Hồ Chí Minh trên biển đã lập hàng trăm kỳ tích mà cho đến tận bây giờ vẫn chưa được nhiều người biết tới. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phan Trọng Tuệ thăm tàu Hồng Hà sau chuyến mở luồng Nhật Bản thắng lợi trở về Đoàn xe tải chờ hàng chi viện cho miền Nam đang vượt qua ngã ba Đồng Lộc, một trong những địa điểm bị đánh phá ác liệt nhất Một đoàn xe đang vượt ngầm chuyển xăng dầu vào Nam (1971) Huyền thoại Trường Sơn (ảnh) Điểm Ngôi sao Blog: 24 (4 lượt) | Bình chọn: ch?n Tháng 7, những ném nhang thơm nghi ngút được dâng lên tại các tượng đài, nghĩa trang liệt sĩ khắp nơi trên đất nước để cầu vong linh hồn các Anh nhẹ nhàng thanh thản… Và có một nghĩa trang liệt sỹ - là nơi an nghỉ của hàng ngàn người con đất Việt – Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn. Cơn nắng mùa hè rực cháy, trận gió Lào hừng hực rát gắt không ngăn những dòng người đến Nghĩa trang đại ngàn Trường Sơn để tri ân về những người con vĩnh viễn nằm lại nơi này! Nhân 27/7 chúng ta cùng 'thăm' Nghiã trang này qua một góc ảnh nhỏ về hơn 10.000 ngôi mộ tại đây (ảnh chụp đầu năm 2008). Cây đa ở Nghĩa trang LS Trường sơn, Tổ quốc ghi công! Tên các Anh được khắc ghi tại nhà bia… Một nơi tưởng niệm các Liệt sỹ… Nhà chuông ở Nghĩa trang. Khu mộ Hà Tĩnh và Nghệ An. Khu tưởng niệm các Liệt sỹ tỉnh Thái Nguyên-Bắc Kạn Khu mộ và nhà tưởng niệm các LS tỉnh Thái Bình, … của tỉnh Hà Bắc

Ngày đăng: 02/07/2014, 22:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w