Khi bé chửi thề/nói bậy docx

7 246 0
Khi bé chửi thề/nói bậy docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khi bé chửi thề/nói bậy Bảy tuổi là bé đã có thể phân biệt được điều nào đúng điều nào sai nhưng bé lại chưa hiểu nhiều về những giá trị đạo đức. Khi bước vào phòng của mình và thấy đồ đạc bừa bãi khắp nơi, hai tay chống hông, lông mày nhíu lại và hét toáng “Chuyện quái quỷ gì đây? Đứa nào vào phòng tao quậy?”, chắc hẳn bé đang bắt chước thái độ và lời nói của một người nào đó mà bé đã chứng kiến trong một tình huống tương tự. Thái độ như thế nào là đúng để giúp bé bỏ đi tật xấu này. Chuyện sẽ trở nên đơn giản nếu bạn áp dụng một trong những cách sau: Những tiếng cười không nén lại được: mặc dù bạn phản đối ngôn ngữ thô tục nhưng chắc hẳn bạn sẽ phá lên cười khi nghe trẻ sử dụng ngôn ngữ “người lớn”, nó có vẻ gì đó lố bịch và buồn cười. Phản ứng của bạn như vậy là rất tự nhiên, nhưng bé lại nghĩ rằng tiếng cười của bạn là một sự động viên và cứ thế là tiếp tục “văng tục”. Vì vậy, nếu bạn có muốn cười cũng đừng nên cười trước mặt bé trong những trường hợp như thế. Nghiêm khắc cấm đoán: để ngăn cấm bé đừng chửi thề, một số phụ huynh đã la mắng, thậm chí còn đánh trẻ “cho chừa”, “không bao giờ được lập lại những từ ngữ đó nữa”, mà không quan tâm đến thái độ của trẻ khi chúng tiếp thu những lời dạy bảo của mình trong những tình huống tương tự. Cách dạy như vậy nhiều khi còn phản tác dụng, chúng nhận ra rằng “biết đâu chửi bậy lại là một cách hay để làm mọi người chú ý và chọc tức người khác”. Làm ngơ: khó lòng mà làm ngơ khi nghe trẻ chửi thề, nhất là khi bạn quá đỗi ngạc nhiên là tại sao từ cái miệng nho nhỏ xinh xinh kia lại phát ra những lời như vậy, ai dạy nó, nó có thể bắt chước ai. Khó thì khó nhưng làm ngơ lại là một chiến lược có ích để giải quyết vấn đề này. Bé chỉ nói những từ khó nghe như vậy một cách ngẫu nhiên vì có lần bé nghe một người nào đó nói đến. Mọi việc chỉ xảy ra ngẫu nhiên và rồi sẽ nhanh chóng “chìm vào quên lãng”. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra với cường độ ngày càng “tăng tốc” thì cần phải can thiệp. Từ 7 đến 9 tuổi là khoảng thời gian trẻ thường bị “những câu chửi rủa” cuốn hút chỉ bởi lẽ là bé thấy chỉ có người lớn và anh chị lớn tuổi hơn thường nói những từ này. Trẻ nhỏ thì lại thích bắt chước, chúng chẳng từ chối một việc làm nào trong khả năng của mình để có được cảm giác “Mình lớn rồi đấy! Giống bố ra phết!”, được làm người lớn ai mà chẳng thích. Hãy bình tĩnh khi trẻ mắc phải tật xấu này. Một số người cảm thấy sửng sốt, tổn thương và xấu hổ nhưng đừng bao giờ có thái độ chống đối thái quá. Trẻ có bỏ được thói xấu này không phụ thuộc rất lớn vào sự trưởng thành của chúng, nhiều khi bé buột miệng nói ra những từ đó nhưng chưa hẳn chúng đã hiểu là chúng đang nói gì, thái độ phản bác kịch liệt của bạn khiến cho trẻ sợ hãi. Bình tĩnh nói chuyện nghiêm túc với bé, phân tích cho bé hiểu những từ đó là không nên dùng, đặc biệt là những đứa trẻ ngoan như bé, bé sẽ hiểu rằng bạn đang không hài lòng vì những gì chúng đang làm. Từ ngữ không trong sáng là những gì mà cả người lớn và trẻ nhỏ không nên sử dụng. Nếu trẻ cứ luôn miệng nhắc đến những từ đó thì hậu quả sẽ như thế nào? Cha mẹ không vui lòng, bạn bè cũng xa lánh, không ai muốn mời chúng đến nhà dự tiệc… (nhưng đừng quá phóng đại những hậu quả bé có thể gặp phải, chúng sẽ không tin đâu và cứ thế mà “chửi bậy”). Không bao giờ dạy trẻ rằng “chỉ có người lớn mới có quyền chửi bậy”, lời giải thích này không có tính thuyết phục chút nào. Nếu trẻ không được chửi bậy thì tất nhiên đó cũng không phải là “việc làm đúng” của người lớn. Chẳng thể nào phòng ngừa trẻ bị nhiễm thói xấu từ người khác ở bên ngoài hoặc ở trường học bằng cách ủ bé ở trong nhà. Hãy tận dụng hết thời gian bé ở nhà để làm gương cho trẻ, chúng sẽ có nhiều thời gian và cơ hội để bắt chước “người lớn”. Cẩn thận với ngôn từ của chính bạn, đôi lúc bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy trong cơn tức giận bạn cũng thốt ra những từ không hay mà bạn không bao giờ muốn con bạn nói đến. Khi bé bị khủng hoảng Thường thì chúng ta nghĩ trẻ em rất là ngây thơ và hạnh phúc vì trong thế giới của chúng rất vui và không có lo ngại. Sự thật thì bé cũng có nhiều sự lo ngại mang tới sự căng thẳng và khủng hoảng cho tinh thần. Sự khủng hoảng của những em bé là khi cha mẹ không ở bên cạnh lúc bé cần đến hoặc khi bé cố mà không đạt được những gì cha mẹ đòi hỏi. Khi bé bị căng thẳng tinh thần, bé sẽ có những dấu hiệu sau: -Thay đổi tính tình hoặc sinh hoạt -Ðái rầm -Ðau đầu hoặc đau bụng thường xuyên -Không tập trung tư tưởng -Ðột nhiên ít nói hoặc chỉ thích chơi một mình -Có những thói hư mới như mút ngón tay, nói dối hoặc không nghe lời. Bạn có thể giúp bé bằng những cách sau: -Cho bé ăn uống và nghỉ ngơi đúng mức -Dành thời gian mỗi ngày với bé để chơi và trò chuyện -Tìm hiểu lý do về sự căng thẳng và tìm cách giải quyết - chẳng hạn như giảm bớt sinh hoạt ngoại khóa -Trước khi đi đâu hoặc làm gì, chuẩn bị tinh thần cho bé. Ví dụ trước khi đi bác sỹ, diễn tả cho bé biết những gì sẽ xảy ra -Giải thích cho bé biết những gì bé cảm nhận được (giận dữ, buồn, sợ hãi ) đều rất bình thường. Nếu bạn không thể giúp bé giảm được sự căng thẳng, bạn nên tìm đọc thêm sách, cố vấn với nhà trường và bác sỹ. Khi bạn phải nuôi con một mình Trong tiến trình lớn khôn của bé, người cha là hiện thân của lý trí, quyền uy, nghị lực và thành công trong khi người mẹ thì đại diện cho tình cảm, sự dịu dàng, quan tâm chăm sóc. Ðứa trẻ cần được tình yêu thương của cha và mẹ để tâm hồn và nhân cách của chúng không có những khoảng trống khó bù đắp nổi. Tuy nhiên, khi cha mẹ buộc phải chia tay vì bất cứ một lý do nào đó, đây là những gì mà bạn nên hoặc không nên làm để giảm bớt phần nào nỗi bất hạnh trong thâm tâm của bé: -Bạn nên giúp bé giữ vững niềm tin vào cuộc sống bằng cách dành nhiều thời gian quan tâm trò chuyện và kịp thời chia sẻ những vui buồn của bé -Bạn nên chú ý nhiều hơn về vấn đề giáo dục nhân cách và sức khỏe của bé. Bạn nên lựa chọn cho bé xem những phim ảnh hoặc sách báo về những con người gương mẫu và tạo những cơ hội cho bé tiếp xúc với những người có nghị lực, lão luyện trong cuộc sống để cho bé học tính tự tin, độc lập, quyết đoán và dũng cảm trước mọi vấn đề -Bạn nên khuyến khích bé chia sẻ những ý nghĩ và tình cảm của mình. Hãy lắng nghe những gì bé nói và quan tâm nhiều hơn đến những hành vi của bé -Bạn đừng nên tránh né việc giải thích nguyên nhân ly hôn. Tùy theo lứa tuổi và tính tình của bé, bạn nên chọn cách giải thích cho phù hợp. Nếu như bé còn nhỏ tuổi, bạn có thể nói rằng: “Ba mẹ tuy ở riêng nhưng vẫn yêu thương con và hứa sẽ thường xuyên chơi với con, đưa rước con .“ Nếu bé lớn hơn, bạn có thể nói là người lớn cũng có vấn đề của mình và đây là cách giải quyết phù hợp nhất. Nếu con bạn đã trưởng thành, bạn có thể tham khảo ý kiến của con về việc tổ chức cuộc sống sau khi ly hôn -Bạn đừng nên nói xấu hoặc mạt sát nhau trước mặt con cái vì làm như vậy chỉ làm cho bé thêm chán chường và mất lòng tin nơi cha mẹ. Bạn nên tránh chuyện chia bè phái và cố lôi kéo con cái về phía mình hoặc tỏ ra giận dỗi khi con không theo mình Cuộc sống có những biến cố không theo ý muốn. Một khi những vấn đề trong gia đình không giải quyết nổi và dẫn đến việc chia ly, bạn cũng đừng nên trách móc và oán hờn bất kỳ một ai. Bạn hãy nhớ rằng cách đối phó của bạn trong vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đối với trẻ thơ. . Khi bé chửi thề/nói bậy Bảy tuổi là bé đã có thể phân biệt được điều nào đúng điều nào sai nhưng bé lại chưa hiểu nhiều về những giá trị đạo đức. Khi bước vào phòng của. khủng hoảng của những em bé là khi cha mẹ không ở bên cạnh lúc bé cần đến hoặc khi bé cố mà không đạt được những gì cha mẹ đòi hỏi. Khi bé bị căng thẳng tinh thần, bé sẽ có những dấu hiệu sau:. ngoại khóa -Trước khi đi đâu hoặc làm gì, chuẩn bị tinh thần cho bé. Ví dụ trước khi đi bác sỹ, diễn tả cho bé biết những gì sẽ xảy ra -Giải thích cho bé biết những gì bé cảm nhận được (giận

Ngày đăng: 02/07/2014, 19:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan