Khi con bạn bị bắt nạt Chúng ta thường thấy cha mẹ là người cuối cùng biết được con mình bị bắt nạt và hành hung ở trường. Ðó là vì sự bắt nạt và sự im lặng của nạn nhân do sợ hãi vì bị đe dọa liên tục là một thứ vòng lẩn quẩn liên quan mật thiết với nhau. Một khi đã bị ăn hiếp, nếu nạn nhân không chống cự lại ngay, thì các hành động đó sẽ tiếp tục xảy ra, và các em sẽ bị đe dọa rằng nếu đem sự việc kể lại với người lớn thì sẽ bị hành hung hay đánh đập nặng nề hơn. Bạn không thể chỉ trông chờ vào việc các em sẽ nói lại sự việc các em bị bắt nạt như thế nào. Muốn phá vỡ bức tường im lặng vì sợ hãi đó, bạn hãy chú ý đến những dấu hiệu sau: Vẻ sợ sệt của các em khi đi lại trên đường hay khi các em đứng chờ xe buýt Các em đột ngột thay đổi hướng đi thường xuyên của mình Các em hay kêu mệt lúc thức dậy buổi sáng và có vẻ không muốn đi học Quần áo, sách vở hay bị lấm lem, rách rưới Về đến nhà các em cảm thấy đói lả (vì phần ăn của các em bị kẻ khác lấy mất) Các em trở nên ít nói hay nhút nhát Hay kêu mất đồ đạc, dụng cụ học tập Ðiểm của các bài làm tụt hẳn xuống Thân thể bị bầm tím, hay có những vết cắt Nếu bạn thấy con em mình có nhiều dấu hiệu này, đừng nên vội vã cho là con mình đã bị bắt nạt ăn hiếp ở trường học. Tuy nhiên, bạn nên hỏi các em ngay và khuyến khích các em nói ra, không nên ép buộc khi các em có ý trốn tránh. Nếu các em không chịu nói ngay, bạn nên hỏi anh chị em hay bạn bè của con mình. Các em cùng lứa tuổi thường biết rõ chuyện gì đã xảy ra trước khi thầy cô và nhân viên nhà trường khám phá ra sự việc. Khi đã chắc chắn rằng con em của mình là nạn nhân của nạn sách nhiễu, hành hung, bạn nên nói chuyện với con em trước khi xúc tiến việc liên lạc với nhà trường hay cha mẹ của đứa trẻ bắt nạt. Bạn nên hỏi con em mình rằng bạn có thể làm gì để chấm dứt các hành vi đó và làm gì để các em cảm thấy bớt sợ hãi. Bạn có thể nhờ bạn bè của con em mình đi chung với nó trên đường đến trường hay về nhà Nếu các em chưa bị sợ hãi quá độ, bạn cũng có thể khuyến khích các em bảo vệ lấy mình bằng cách nhìn thẳng vào kẻ bắt nạt và bầy tỏ thái độ cứng rắn của mình bằng ánh mắt nhìn thẳng và giọng nói rắn rỏi Ngoài ra, quý vị cũng có thể giúp các em biến những lời chọc ghẹo của bạn bè thành những lời đùa giỡn vô tư và các em có thể đối đáp lại bằng những lời lẽ tương tự nếu những lời đó không khiến ai cảm thấy bị xúc phạm Giúp các em biết nhận ra rằng các khuyết tật thân thể của các em không phải là điều đáng để xấu hổ Cuối cùng, bạn hãy khuyên các em tránh gặp mặt kẻ hay phá mình, đặc biệt là những lúc các em đi một mình Trước tiên, cần nhớ là chẳng bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho các em tính tự vệ. Và để giúp các em có được khả năng đó, chúng ta nên làm những điều sau đây: Dạy cho các em tính tự tin: sự tự trọng sẽ khiến các em không cho phép ai hà hiếp mình. Quý phụ huynh hãy luôn khích lệ các em bằng cách cho các em những lời khen đúng lúc, đúng chỗ và đúng việc vì những điều này sẽ giúp gầy dựng sự tự tin trong các em Dạy cho các em biết bộc lộ sự tức giận đúng việc, đúng lúc. Bạn đừng cố gạt bỏ sự tức giận của con em mình nếu lý do làm các em nổi giận là hợp lý và các em không tỏ ra xấc xược, hỗn hào. Bạn nên cố giữ bình tĩnh để nhận ra sự có lý của con em mình vào lúc đó Dạy cho các em cách chứng tỏ sức mạnh của mình qua cử chỉ điềm đạm, ánh mắt rắn rỏi, và giọng nói cương quyết bằng gương những việc làm của chính bạn Khuyến khích các em kết bạn và tạo cơ hội cho các em tìm hiểu lẫn nhau. Gợi ý với các em kết bạn với những em cũng thường đi riêng như mình, hơn là nhập vào những nhóm đã có đông các em khác Dạy cho các em bày tỏ ý kiến của mình một cách tế nhị nhưng cương quyết và thẳng thắn. Khi đón con muộn Buổi chiều, được cha mẹ đón từ nhà trẻ về, bé nào cũng rất vui. Vì một lý do nào đó, bạn đến muộn, bé sẽ có những phản ứng như khóc lóc, giận dỗi, không chịu về. Trong trường hợp này, bạn nên tham khảo cách xử sự sau. - Đối với trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi, một ngày qua đi là rất dài. Gặp cha mẹ vào cuối ngày, bé có cảm giác mình đã xa lâu lắm. Vì thế, khi đến đón con, bạn hãy ghé sát vào mặt bé và nói những lời dịu ngọt: “Chào con, hôm nay có vui không? Mẹ đến đón con đây”. Lúc đó, bé sẽ nhận ra giọng nói, khuôn mặt của bạn và tỏ rõ sự vui mừng. - Trẻ 12-15 tháng tuổi thường rất hiếu động và tò mò với các vật xung quanh. Nghịch nhiều, có thể cuối ngày bé sẽ mệt nhoài. Khi ấy, sự có mặt của bạn sẽ làm bé yên lòng. Nhưng nếu bạn đến muộn, trẻ sẽ khóc rất lâu. Việc bạn tỏ ra thất vọng về sự không ngoan của con sẽ khiến nó càng khóc to hơn. Vì thế, hãy kiên nhẫn giúp bé nguôi đi sự hờn giận bằng những lời nói ngọt ngào, cử chỉ âu yếm. - Đối với trẻ trên 2 tuổi. Ở độ tuổi này, bé biết rằng phải chia tay mẹ vào buổi sáng và được đón vào buổi chiều nên rất chờ đợi. Đôi mắt bé luôn dõi ra cửa, mong nhận ra một gương mặt quen thuộc. Nếu bạn không đón đúng giờ, trẻ sẽ giữ một khoảng cách với bạn hoặc giãy giụa, trốn đi. Trong trường hợp này, bạn nên nói: “Chào con yêu, mẹ xin lỗi vì đến muộn do phải làm việc”. Sau đó, hãy nói chuyện với người giữ trẻ và những đứa bạn của con, tạo nên sự gần gũi. . Khi con bạn bị bắt nạt Chúng ta thường thấy cha mẹ là người cuối cùng biết được con mình bị bắt nạt và hành hung ở trường. Ðó là vì sự bắt nạt và sự im lặng của nạn nhân do sợ hãi vì bị. xuống Thân thể bị bầm tím, hay có những vết cắt Nếu bạn thấy con em mình có nhiều dấu hiệu này, đừng nên vội vã cho là con mình đã bị bắt nạt ăn hiếp ở trường học. Tuy nhiên, bạn nên hỏi các. Khi đã chắc chắn rằng con em của mình là nạn nhân của nạn sách nhiễu, hành hung, bạn nên nói chuyện với con em trước khi xúc tiến việc liên lạc với nhà trường hay cha mẹ của đứa trẻ bắt nạt.