Khi bé lì lợm Hỏi: Tôi là giáo viên một trường tiểu học, nhưng thật tình tôi không dạy được đứa con trai lên 7 của mình. Niên học vừa rồi, tôi thật xấu hổ vì cháu không những học dở mà còn lì lợm, cô nói gì cũng không nghe, chỉ thích làm theo ý mình, đã vậy còn vài lần đánh các bạn trong lớp. Ở nhà, tôi và mẹ cháu cũng thường xuyên dạy dỗ, dụ ngọt có, răn đe có, mẹ cháu còn vài làn khóc trứớc mặt cháu nhưng cháu vẫn trơ trơ, thích gì làm nấy, không thích thì thôi, càng nói, càng đánh cháu càng đổ lì. Mẹ cháu ghét không thèm nói nữa, bảo giao cháu cho tôi muốn làm gì thì làm. Tôi nhiều lúc cũng đã đổ quạu thiếu kiềm chế. Xin tư vấn giúp tôi. Trả lời: Tuổi cấp 1 là tuổi của sự tìm tòi và mong muốn hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Một khi cháu không cảm thấy mình hoàn thành một việc gì đó cụ thể mà chỉ toàn bị rầy la, cháu có thể có khuynh hướng mặc cảm, xấu hổ, dồn nén, âu lo và trở nên lì lợm. Sự lì lợm này xuất hiện một cách rất “bình thường”, như những phản xạ để bù trừ cho sự hiếu động vốn có của lứa tuổi. Sự hiếu động được bù trừ của cháu đã bộc lộ ở hiện tượng đánh bạn trong lớp. anh chị không nên quá lo lắng, quá căng thẳng khi cháu học chưa giỏi. Có thể do anh là giáo viên đang dạy ở trường đúng cấp con học, nên việc con mìmh học giỏi cũng là một áp lực. Đối với các cháu ở tuổi đầu đi học, việc dạy dỗ cháu rất tế nhị và đầy tính nghệ thuật. Các cháu đang cần sự quan tâm của người lớn để được giải đáp nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề cháu “bí” khi học ở trường để mở rộng tầm quan sát, mở rộng trí não vẫn còn non nớt của mình. Việc la rầy thường xuyên sẽ không có hiệu quả vì cháu chưa có mức độ tự ý thức cao, chưa làm chủ hoàn toàn được suy nghĩ và hành động của mình. Dùng đòn roi nhiều lần có thể làm cháu “chịu đòn” và “chai sạn” cảm xúc, không biết sợ và có thể dẫn tới tình trạng “lì” như anh nói. Việc giáo dục con, nếu có sự hợp tác của cha mẹ thì kết quả sẽ tốt hơn nhiều. Việc vợ anh “không thèm nói tới nữa” chỉ là lúc nóng giận mà thôi. Người mẹ có nhiều thuận lợi trong việc dạy con, nhất là khi con còn nhỏ. Anh cũng có thể trao đổi với cô giáo chủ nhiệm của cháu để tìm hiểu thêm và đề nghị được giúp đỡ trong việc giáo dục cháu. Đối với cháu, cần tập thành những thói quen đơn giản, từ những việc nhỏ trong nhà để cháu không cảm thấy mình vô tích sự nếu chưa học giỏi. Trong gia đình, cha mẹ nên mhiều thời gian hơn để cùng chơi , cùng trò chuyện với cháu để cháu cảm thấy an toàn khi ở bên cha mẹ. Khi có được sự an toàn như vậy, cháu có thể sẽ trở nên “dễ thương” hơn. Được cha mẹ gần gũi, cháu sẽ bộc lộ cảm xúc rất chân thật và do đó, cháu sẽ trở nên hoạt bát và dễ thích nghi hơn. Khi bé nói leo Nói leo là khi một đứa trẻ hay cướp lời người lớn. Nói leo thường bị gán cho tội hỗn láo, vô lễ và cứng đầu; nhưng động cơ thật sự của bé có lẽ là không nghiêm trọng đến vậy. Có bao giờ bạn tự hỏi là tại sao bé lại thích nói leo? Thật là bực mình khi đang nói giữa chừng thì bé cắt ngang, với vẻ chống đối, nó cứ thao thao bất tuyệt, chẳng thèm để ý phản ứng của bạn như thế nào. Nó tỏ ra rất quả quyết, mặt đỏ bừng bừng và lông mày thì nhíu lại. Có phải chúng đang cố nói át hoặc chống đối ý kiến của bạn? 1. Bé đã lớn và hiểu được được nhiều khái niệm trừu tượng như sự công bằng, đạo đức và sự bình đẳng. Lập luận của trẻ tất nhiên là không thể phức tạp như của người lớn nhưng lập luận của trẻ thật sự chín chắn hơn, được xây dựng trên nhiều những nguyên tắc cơ bản hơn là những gì bé thể hiện khi bé được 5 tuổi, và vì thế bé hình thành quan điểm của mình về những vấn đề mà bé quan tâm. Bé quá háo hức, lần đầu tiên trong đời, trẻ có cảm giác là chúng có đủ khả năng để tham dự vào đề tài của “người lớn”. 2. Trẻ nhận thấy rằng mặc dù chúng có thể “nói như người lớn” nhưng chắc chắn là chẳng thể nào bì lại được với cha mẹ trong bất cứ tình huống nào. Khi còn ở tuổi tập đi, bé thường giải quyết “sự mất cân bằng về quyền lực” bằng cách nổi giận và khóc lóc ầm ĩ, buộc người lớn phải nhượng bộ. Nhưng bây giờ thì trẻ lại thích sử dụng “sức mạnh của lời nói” để khẳng định sự có mặt của mình. Đó là lý do tại sao bé bắt đầu nói leo thay vì nổi giận như trước đây. 3. Động cơ thứ 3 lại ít được cha mẹ để ý đến nhưng lại thật quan trọng đối với trẻ như chúng muốn sang nhà bạn chơi, muốn được cho thêm tiền tiêu vặt và muốn xem chương trình ti vi mà chúng thích. Trẻ muốn cha mẹ hiểu những gì chúng thật sự muốn làm và cách duy nhất là phải bày tỏ và thuyết phục. Vì vậy, khi trẻ cướp lời thì không hẳn đó là thái độ vô lễ hoặc tật xấu. Đơn giản đó chỉ phản ảnh một giai đoạn phát triển của trẻ. Cha mẹ không nên la mắng mà phải dạy cho trẻ cách nói sao cho người khác hiểu ý mình nói nhưng không hề tỏ ra đối kháng. Thái độ của người lớn khi trẻ nói leo: Khi thấy trẻ nói leo thì đừng giành nói với trẻ. Vì như thế thì chẳng ai nghe ai nói và cả hay cứ cố gân cổ, hét cho to, cho át tiếng của người kia. Cố gắng nói với giọng và nhịp điệu bình thường bất dù bé có lớn tiếng đến đâu đi nữa. Một khi trẻ cướp lời thì hãy tạm ngưng câu nói của mình và lắng nghe xem chúng muốn gì, khi nào thì chúng muốn thực hiện ý tưởng đó và khi trẻ vừa kết thúc ý kiến của chúng thì bạn tiếp tục ý kiến của mình. Rất có thể tiến trình này sẽ được lặp nếu bé lại có ý kiến. Trẻ sẽ hiểu rằng chúng không thể dừng được dòng suy nghĩ của bạn dù chúng không muốn nghe. Bắt trẻ phải nghe những gì bạn nói bằng cách nhắc nhở rằng chúng đã được nói những gì chúng nghĩ và bây giờ đến lượt chúng phải nghe bạn nói. Ví dụ: “Mẹ đã hiểu những gì con muốn nói và bây giờ để cho công bằng thì con phải nghe mẹ giải thích.” Chỉ một lời nhắc nhở ngắn gọn và nhẹ nhàng nhưng có thể làm cho trẻ tự suy nghĩ về thái độ của chúng, hình thành ý thức về sự công bằng. Cho trẻ biết là bạn đã hiểu suy nghĩ của chúng sau khi lắng nghe những gì chúng nói; nếu không chúng cứ nghĩ là bạn chẳng để tâm chuyện của chúng và rồi chúng sẽ lặp lại cho mà xem. Tốt nhất là hãy nói: “Mẹ biết là con đã suy nghĩ về chuyện này rất nhiều, chắc hẳn vấn đề này rất quan trọng đối với con.” Bạn đừng quên áp dụng chiến thuật trên khi lần sau bé lại cướp lời bạn. . những nguyên tắc cơ bản hơn là những gì bé thể hiện khi bé được 5 tuổi, và vì thế bé hình thành quan điểm của mình về những vấn đề mà bé quan tâm. Bé quá háo hức, lần đầu tiên trong đời, trẻ. đó. Một khi cháu không cảm thấy mình hoàn thành một việc gì đó cụ thể mà chỉ toàn bị rầy la, cháu có thể có khuynh hướng mặc cảm, xấu hổ, dồn nén, âu lo và trở nên lì lợm. Sự lì lợm này xuất. thích nghi hơn. Khi bé nói leo Nói leo là khi một đứa trẻ hay cướp lời người lớn. Nói leo thường bị gán cho tội hỗn láo, vô lễ và cứng đầu; nhưng động cơ thật sự của bé có lẽ là không nghiêm