1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khi con không vâng lời pdf

6 916 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 130,74 KB

Nội dung

Khi con không vâng lời Không có gì tức giận cho bằng khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa con cứ ngang bướng muốn làm ngược lại lời dạy dỗ của cha mẹ. Khi cha mẹ gặp phải tình huống này cần bình tĩnh thực hiện những phương thức khéo léo để uốn nắn trẻ. Tuyệt đối không dùng bạo lực : Một ông bố nghiêm giọng nói với con trai: “Con vừa khỏi bệnh xong, tan học là về nhà ngay chứ không được tụ tập đá bóng nữa đấy”. Đứa con vừa tròn chín tuổi không trả lời nó chỉ cúi đầu nhìn xuống đất ra ý không bằng lòng. Có thể vì nó cảm thấy nuối tiếc vì lỡ mất trận bóng chiều nay trong khi mấy đứa bạn cùng lớp vẫn có mặt đông đủ, hoặc nó hơi buồn về câu nói xẵng giọng của bố nó. Không chịu được vẻ mặt của con, ông bố nổi giận quát lên rồi tát ngay vào mặt nó. Sau lần đó, thằng bé đã ít nói lại càng lầm lì hơn. Mỗi khi đi học về đến nhà, nó chẳng thèm chào ai, cứ cắm cúi đi thẳng vào phòng và đóng sập cửa lại. Người lớn thường có nhiều biện pháp buộc trẻ phải nhượng bộ ý muốn của mình như dùng đòn roi, bỏ đói, giam cầm Nhưng cuối cùng, người thất bại lại chính là cha mẹ chứ không phải con cái, bởi đó chỉ là sự đàn áp chứ không phải giáo dục. Chính những hành vi bạo lực kể trên đã hủy hoại sự phát triển cá tính của đứa trẻ. Mà thay vào đó là thái độ bình tĩnh và nét mặt vui vẻ: Bà mẹ cố gắng giải thích với cô con gái sáu tuổi khi nó cứ mải ngồi ì ra đó với tô cơm chưa vơi hết một nửa: “Đã trễ lắm rồi. Con phải ăn nhanh để mẹ còn dọn dẹp và nghỉ ngơi nữa chứ. Mẹ còn rất nhiều việc phải làm chứ không thể chờ con mãi như thế này đâu”. Chính việc đơn giản hóa của người mẹ trước thái độ cứng đầu của đứa con sẽ giúp nó biết suy nghĩ về sự cực nhọc của mẹ nó, để từ đó nó cảm thấy thương mẹ hơn và không muốn làm trái lời mẹ. Đôi khi, cần tỏ ra thản nhiên trước thái độ của trẻ: Có một đứa trẻ vào độ tuổi lớp mầm lần đầu tiên phải xa cha mẹ của nó vì họ bận đi công tác trong hai ngày. Nó được gửi đến nhà dì ruột. Vào ban đêm, nó la khóc và một mực đòi về nhà với mẹ mà không chịu đi ngủ. Mặc dù người nhà đã ra sức dỗ dành nhưng nó vẫn cứ khóc lóc ầm ĩ. Hết cách, họ bèn ra hiệu với nhau đừng chú ý đến nó và cứ lẳng lặng tắt đèn lên giường ngủ như thường lệ chỉ chừa mỗi cây đèn ngủ nho nhỏ trong góc phòng. Thế là chỉ không đầy năm phút sau đứa trẻ nín khóc rồi tự nhiên nó nhẹ nhàng mon men leo lên giường đòi ngủ cạnh dì của nó xem như chưa có điều gì xảy ra. Có những lúc đứa trẻ tỏ ra quá bướng bỉnh, nhưng nếu người lớn biết thản nhiên tự chủ thì mọi chuyện sẽ đâu vào đấy, thay vì cứ phải giận dữ, bực dọc chỉ làm cho sự việc trở nên phức tạp mà thôi. Khi cha mẹ chia tay Khi cha mẹ ly dị, người thiệt thòi nhất vẫn là những con cái, nhiều trường hợp gây tổn thất nặng nề với trẻ em. Sau đây là một số cách giúp con bạn sớm ổn định tâm lý. 1. Giải thích về sự chia tay của hai vợ chồng, bạn cần nói rõ việc này không ảnh hưởng đến tình cảm bố mẹ dành cho các con. Hãy cam đoan rằng bố mẹ sẽ không bỏ chúng, động viên con cái tâm tình về những sợ hãi của chúng với bạn càng sớm càng tốt. 2. Cha mẹ ly dị có thể ảnh hưởng tới hoạt động của con cái: Khi cha mẹ ly dị, chúng luôn phân vân nên đi chơi bóng rổ hay ở nhà an ủi mẹ. Lúc đó, bố mẹ nên khuyến khích các con trở lại với những sở thích và hoạt động của chúng. 3. Trẻ con thường cảm thấy xấu hổ vì cha mẹ ly dị. Nếu bạn thấy xấu hổ thì con bạn có lẽ cũng cảm thấy và sau đó chúng sẽ lo lắng phải giáp mặt với bạn bè. Bạn hãy đưa ra một vài ví dụ thuyết phục trẻ ly hôn không phải là một thất bại. 4. Bạn không bao giờ được đưa ra những nhận xét tương tự: ''Có thể bố đã không bỏ đi nếu con không học tồi thế này''. Điều này sẽ làm cho trẻ hoài nghi chúng có tội, gây nên sự chia rẽ của cha mẹ. Nên dùng từ ngữ thận trọng khi yêu thương, an ủi chúng. 5. Để con cái bạn tự do bộc lộ tình cảm của chúng: Không lờ đi nỗi sợ hãi, sự buồn bã hoặc giận dữ của chúng với hy vọng cú sốc này sẽ dần phai nhạt theo thời gian. 6. Ghi nhận và đồng cảm với những tình cảm của con, không xét đoán, từ chối hoặc mắng mỏ chúng. Tốt nhất là bạn chia sẻ tình cảm của bạn với con nhưng tuyệt đối không than vãn hoặc chán chường như: ''Mẹ buồn quá, mẹ chỉ muốn chết thôi'' Những phản ứng trẻ con về cha mẹ ly dị thường bị ảnh hưởng đáng kể bởi những phản ứng của cha mẹ. Cha mẹ có thể điều khiển cuộc sống và điềm tĩnh hơn con trẻ. Bạn không cần cố gắng giấu tất cả tình cảm của mình về vụ ly hôn với con nhưng phải cân bằng sự buồn bã hiện tại với những hy vọng cho tương lai. Cố gắng bình tĩnh giải thích những cảm xúc của bạn mà không dùng tới sự trách móc, miệt thị chồng (vợ) cũ hay con cái. Đừng vì điều không may mắn này mà làm mất đi quan niệm sống và tính cách của mình. Khi con bạn bắt nạt trẻ khác Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một đứa trẻ trở nên hung bạo và hay đi hà hiếp các trẻ khác. Có thể các em đó đã từng bị ai khác mạnh hơn bắt nạt trước đây và như vậy chúng xem việc bắt nạt kẻ yếu hơn mình là cách duy nhất để chứng tỏ sức mạnh của mình, hay là cách để khiến những người chung quanh chú ý đến mình nhiều hơn. Cũng có thể là do các em đó ganh tị với bạn bè mình, hoặc tức giận vì thua kém kẻ mạnh hơn mình rồi đi trút nỗi buồn bực đó lên người khác. Một số em hay quấy nhiễu, bắt nạt người khác mà không nhận biết được việc làm của mình là sai quấy hay ác độc. Trái lại, các em còn cho đó là điều thú vị vì nó làm cho mọi người cười. Những em này không hề biết quan tâm đến cảm xúc của trẻ bị nhạo báng hay bị bắt nạt. Nạn nhân của sự bắt nạt ở trường học thường là những em có các đặc điểm khác hẳn bạn bè mình. Sự khác biệt có thể là ở hình dáng thấp quá hay cao quá; các em bị cận thị hay đeo kính có hình dạng lạ lẫm; các em quá mập hay quá gầy ốm; những em có các dị tật bẩm sinh hay do tai nạn gây ra Cũng có khi, các em đó có tính tình qúa khác biệt với bạn bè chung quanh, chẳng hạn do các em tỏ ra quá nhu mì, yếu ớt, hay dễ bị khuất phục hơn những trẻ khác. Nếu bạn biết con em bạn lại chính là các trẻ em hay đi bắt nạt kẻ khác, hãy lập tức tìm cách ngăn chặn các em. Bạn cần tìm ra nguyên nhân khiến các em trở nên như thế và cố giúp các em hiểu được cảm xúc của đứa trẻ nạn nhân. Bạn nên bắt đầu từ việc để ý đến sinh hoat trong gia đình của quý vị, bớt tỏ ra mình có quyền lực trên các em và khích lệ các em nói chuyện với mình; hoặc tỏ ra cứng rắn hơn và đặt ra những giới hạn đối với các em hay đòi hỏi quá đáng. . Khi con không vâng lời Không có gì tức giận cho bằng khi cha mẹ phải chứng kiến cảnh đứa con cứ ngang bướng muốn làm ngược lại lời dạy dỗ của cha mẹ. Khi cha mẹ gặp phải. không dùng bạo lực : Một ông bố nghiêm giọng nói với con trai: Con vừa khỏi bệnh xong, tan học là về nhà ngay chứ không được tụ tập đá bóng nữa đấy”. Đứa con vừa tròn chín tuổi không trả lời. cô con gái sáu tuổi khi nó cứ mải ngồi ì ra đó với tô cơm chưa vơi hết một nửa: “Đã trễ lắm rồi. Con phải ăn nhanh để mẹ còn dọn dẹp và nghỉ ngơi nữa chứ. Mẹ còn rất nhiều việc phải làm chứ không

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN