RỐI LOẠN TRÍ NHỚ (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC VỀ TRÍ NHỚ 1. Định nghĩa: Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri thức của con người bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý tưởng. Như vậy, tri thức không phản ánh những cái đang tác động mà là những cái đã qua, đã trở thành kinh nghiệm, kiến thức của con người. Cơ sở sinh lý thần kinh của trí nhớ là sự hình thành, giữ lại và gợi lại những đường liên hệ thần kinh tạm thời. Những đường này được củng cố vững chắc được lặp đi, lặp lại nhiều lần. 2. Các quá trình cơ bản của trí nhớ: Gồm 3 quá trình: Ghi nhận, lưu trữ và tái hiện. - Quá trình ghi nhận: Là khả năng ghi lại những thông tin nhờ quá trình hưng phấn ở những vùng tương ứng của bộ não trước những kích thích thực tại: càng chú ý và càng thích thú với kích thích bao nhiêu thì quá trình ghi nhận càng chắc chắn, rõ ràng bấy nhiêu. Quá trình ghi nhận có thể là chủ động, tích cực, có thể là không chủ định, không cố ý. - Quá trình lưu trữ (bảo tồn): Là quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào não. Kích thích càng mạnh, càng được lặp lại thì quá trình lưu trữ càng bền vững. - Quá trình tái hiện (nhớ lại): Là quá trình khôi phục lại những đường liên hệ tạm thời đã được bảo tồn. Sự tái hiện xuất hiện dưới 2 hình thức: a) Nhận lại: Thông qua các giác quan nhận được những đối tượng đã kích thích trước kia, nay đang trực tiếp tác động vào các giác quan. Ví dụ: Nhận lại bạn cũ xa nhau đã lâu. b) Hiện lại: Kinh nghiệm và tri thức cũ, không cần thông qua tri giác đối tượng kích thích trước kia vẫn có thể hiện ra trong óc không cần sự có mặt trực tiếp của chúng. Ví dụ: Hiện lại khuôn mặt của người đã mất. 3. Phân loại trí nhớ: a) Chia theo các giác quan: Tuỳ theo giác quan thu nhận thông tin để nhớ, như trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác, trí nhớ xúc giác Các dạng trí nhớ này trội hơn ở từng người. Ví dụ: nhạc sĩ có trí nhớ thính giác trội hơn, người mù có trí nhớ xúc giác trội hơn b) Chia theo mức độ tư duy tham gia vào trí nhớ: Gồm trí nhớ máy móc và trí nhớ thông hiểu. - Trí nhớ máy móc: Là dựa vào mối liên hệ máy móc đơn giản giữa các đối tượng để nhớ (theo tính chất giống nhau, gần nhau hoặc đối lập nhau). Ví dụ: học thơ dễ thuộc vì các câu có mối quan hệ hoà âm, đồng âm. Ở trẻ em, loại trí nhớ này trội hơn mặc dù chúng không hiểu hết ý nghĩa bài thơ hoặc các từ. - Trí nhớ thông hiểu (logic): Dựa vào các mối liên hệ có tính quy luật của đối tượng để nhớ. Ví dụ: nhớ về cơ chế bệnh sinh, lâm sàng. Loại trí nhớ này hoàn chỉnh hơn loại trên. Nó phát triển chậm hơn và hoàn chỉnh dần ở tuổi trưởng thành. c) Theo mức độ tham gia của ý chí: - Trí nhớ không chủ định thường liên quan đến hứng thú nhu cầu, tình cảm và lợi ích cá nhân. - Trí nhớ có chủ định: Đòi hỏi nghị lực, ý chí để ghi nhớ. Là hoạt động có mục đích, biện pháp để ghi nhận và giữ gìn thông tin. d) Chia theo khoảng thời gian nhớ: - Trí nhớ ngắn hạn: Lượng thông tin vừa thu nhận được đã quên ngay. Diễn ra trong vòng ít giây phút. - Trí nhớ dài hạn: Nhớ cái gì đó cả ngày, cả tuần, tháng hoặc cả đời. II. RỐI LOẠN TRÍ NHỚ 1. Giảm nhớ (hypomnesie): Là sự suy yếu các quá trình của trí nhớ. Thường những sự việc mới xảy ra khó nhớ hơn những sự việc cũ (định luật Ribot). Biểu hiện sớm nhất là hiện tượng suy yếu khả năng tái hiện, Gặp trong loạn thần tuổi già, suy nhược thần kinh 2. Tăng nhớ (hypermnésine): Nhớ lại những sự việc rất cũ, ngay cả những sự việc không có ý nghĩa hay những chi tiết vụn vặt tưởng không thể nhớ được. Ở đây chủ yếu là nhớ theo kiểu liên hệ máy móc. Thường gặp nhất trong trạng thái hưng cảm, say rượu bệnh lý, sốt nhiễm khuẩn . nhạc sĩ có trí nhớ thính giác trội hơn, người mù có trí nhớ xúc giác trội hơn b) Chia theo mức độ tư duy tham gia vào trí nhớ: Gồm trí nhớ máy móc và trí nhớ thông hiểu. - Trí nhớ máy móc:. mất. 3. Phân loại trí nhớ: a) Chia theo các giác quan: Tuỳ theo giác quan thu nhận thông tin để nhớ, như trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác, trí nhớ xúc giác Các dạng trí nhớ này trội hơn. RỐI LOẠN TRÍ NHỚ (Kỳ 1) I. KHÁI NIỆM TÂM LÝ HỌC VỀ TRÍ NHỚ 1. Định nghĩa: Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm, tri