1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ doc

5 256 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 181,4 KB

Nội dung

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ 1. Các biểu hiện triệu chứng: Bệnh nhân bị suy sụp trầm trọng và đôi khi bị rối loạn các khả năng hoạt động ban ngày do hậu quả của sự mất ngủ. 2. Các đặc trưng chẩn đoán: - Khó ngủ. - Luôn cử động khi ngủ hoặc ngủ không ngon. - Hay thức giấc hoặc thời gian thức giấc kéo dài. 3. Chẩn đoán phân biệt: - Các rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn có thể do những sự kiện gây stress trong cuộc sống, những bệnh cơ thể cấp tính, hoặc những thay đổi trong lịch làm việc. Rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể do nguyên nhân khác: - Nếu cảm xúc trầm hoặc buồn và mất thích thú với các hoạt động thường ngày nổi trội, xem mục Trầm cảm. - Nếu ban ngày triệu chứng lo âu nổi trội, xem mục Lo âu lan tỏa. - Mất ngủ có thể là triệu chứng của lạm dụng rượu và chất gây nghiện. Cần hỏi về việc dùng chất gây nghiện hiện tại của bệnh nhân. - Cần xem xét các bệnh nội khoa có thể gây mất ngủ (ví dụ: suy tim, bệnh phổi, các tình trạng đau). - Cần xem xét các thuốc gây mất ngủ (ví dụ: steroid, theophylline, thuốc chống ngạt mũi, một số thuốc chống trầm cảm). - Nếu bệnh nhân ngáy rất to khi ngủ, cần xem xét chứng ngừng thở khi ngủ. Cần hỏi kỹ người ngủ cùng với bệnh nhân. Bệnh nhân bị chứng ngừng thở khi ngủ thường phàn nàn về sự buồn ngủ ban ngày, nhưng không biết về những lần thức giấc ban đêm. 4. Chỉ dẫn quản lý: Thông tin cơ bản cho bện nhân và gia đình: - Rối loạn giấc ngủ tạm thời là triệu chứng thường gặp khi bị stress hoặc bệnh cơ thể. - Thời gian ngủ bình thường thay đổi rất nhiều và thường là giảm đi theo tuổi. - Cải thiện thói quen ngủ (không dùng thuốc an dịu) là biện pháp điều trị tốt nhất. - Lo không ngủ được sẽ càng làm mất ngủ nặng hơn. - Rượu có thể làm người ta ngủ được nhưng có thể dẫn tới ngủ thao thức và thức giấc sớm. - Chất kích thích (bao gồm cafe và chè) có thể gây mất ngủ hoặc làm trầm trọng thêm mất ngủ. 5. Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình: Duy trì nhịp ngủ đều đặn bằng cách: - Thư giãn vào buổi tối. - Đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định, không nên thay đổi lịch ngủ và không nên “ngủ bù” vào dịp cuối tuần. - Dậy vào một thời gian như thường lệ thậm chí cả khi đêm ngủ trước ngủ không ngon. - Tránh những cơn ngủ ngắn ban ngày bởi vì nó sẽ gây khó ngủ vào ban đêm. - Giới thiệu các bài tập thư giãn để giúp bệnh nhân dễ ngủ. - Khuyên bệnh nhân tránh dùng cafe và rượu. - Nếu bệnh nhân không thể ngủ trong vòng 20 phút, khuyên họ ngồi dậy và thử ngủ lại sau đó khi thấy buồn ngủ. - Hoạt động ban ngày có thể giúp bệnh nhân ngủ đều đặn, nhưng tập luyện buổi tối có thể làm mất ngủ thêm. 6. Thuốc: - Điều trị các bệnh tâm thần và bệnh cơ thể nằm bên dưới. - Thuốc ngủ có thể dùng ngắt quãng (ví dụ: Benzodiazepine). Nguy cơ lệ thuộc thuốc tăng đáng kể sau ngày thứ 14, tránh dùng thuốc ngủ trong trường hợp mất ngủ mạn tính. 7. Khám chuyên khoa: Cần tham khảo ý kiến bác sỹ chuyên khoa: - Nếu nghi ngờ có nhiều rối loạn giấc ngủ phức tạp hơn (ví dụ: ngủ rũ, ngừng thở khi ngủ). - Nếu vẫn mất ngủ nhiều mặc dù đã sử dụng các biện pháp trên. . trưng chẩn đoán: - Khó ngủ. - Luôn cử động khi ngủ hoặc ngủ không ngon. - Hay thức giấc hoặc thời gian thức giấc kéo dài. 3. Chẩn đoán phân biệt: - Các rối loạn giấc ngủ trong thời gian ngắn. RỐI LOẠN GIẤC NGỦ 1. Các biểu hiện triệu chứng: Bệnh nhân bị suy sụp trầm trọng và đôi khi bị rối loạn các khả năng hoạt động ban ngày do hậu quả của sự mất ngủ. 2. Các đặc. thở khi ngủ thường phàn nàn về sự buồn ngủ ban ngày, nhưng không biết về những lần thức giấc ban đêm. 4. Chỉ dẫn quản lý: Thông tin cơ bản cho bện nhân và gia đình: - Rối loạn giấc ngủ tạm

Ngày đăng: 02/07/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN