1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

văn hóa dân tộc

3 88 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

NHỮNG PHONG TỤC ĐẸP TRONG NGÀY TẾT. Từ xưa đến nay, đất nước ta trãi qua biết bao mùa xuân, biết bao ngày tết. Đó là sự đồng cảm, hoà hợp giữa mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân trong lòng người. Chính mùa xuân trong lòng người đã làm cho bừng sáng lên một vẻ đẹp kiêu sa. Trong ngày tết cổ truyền, nhiều phong tục tập quán đã thể hiện một cách rõ nét vẻ đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc ta. Vì thế mà mỗi độ xuân về, dù ở đâu, làm gì, ai ai cũng muốn trở về đoàn tụ với gia đình với người thân.Năm cũ đã qua, năm mới sắp đến, chúng ta cùng nhau nhắc lại những phong tục đẹp của dân tộc, mọi người sẽ được đắm mình trong những phong tục tết đầy thi vò. *TỤC RƯỚC ÔNG BÀ. Để chuẩn bò rước ông bà,từ ngày 25 tháng chạp ,mọi người lo làm cỏ mồ mã,quét dọn nhà cửa khang trang, sạch đẹp,chùi bóng các bộ lư đồng.Chiều 30 nấu mâm cơm thònh soạn cúng rước ông bà,mâm cơm cũng không thể thiếu trà ,rượu. Sau khi cúng xong ,nhiều người còn đốt cả thuốc hút để ông bà” ngửi khói”.Sau lễ cúng coi ngư tổ tiên ,ông bà đã về chứng gjám lòng thành của con cháu,cùng con cháu đón giao thừa và vui vẻ đón xuân. *ĐƯA ÔNG TÁO VỀ TRỜI. Vào ngày 23 tháng chạp âm lòch,nhà nhà,ai ai cũg chuẩn bò lễ vật:bánh mứt, trái cây,trà…đưa ông Táo về trời với ước nguyện mong Táo quân tâu với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp cho gia đình ,thế nhưng không ai đònh ngày rước vì còn lệ thuộc vào “giờ giấc làm việc”.Khi nào Ngọc Hoàng tuyên bố bế mạc hội nghò “Thiên tào phán sự” thì Táo mới được trở về trần gian.Mà chuyện ấy tất nhiên là người phàm không ai biết được.Cho nên thế gian không biết ngày Táo về nên không tổ chức rước. *PHONG TỤC ĐÓN GIAO THỪA. Đêm giao thừa ghi nhận một khoảnh khắc thiêng liêng, năm cũ đã qua năm mới bắt đầu. Trong giây phút đầy ý nghóa ấy, mọi người, mọi nhà như đắm mình trong hương vò tết của đất trời, của thiên nhiên, của mùi hương nhang trầm đang toả lan quanh nhà. Trên bàn thờ là mâm ngũ quả đầy đủ màu sắc mang ý nghóa đất nước phồn vinh. Chồng bánh chưng xanh được gói rất đẹp mắt thể hiện truyền thống dân tộc “ bánh chưng bánh dày”, loại bánh cúng tổ tiên có ý nghóa nhất. Tưởng nhớ tổ tiên ông bà là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Đêm giao thừa không những là đêm tưởng nhớ tổ tiên mà còn là đêm để mọi người trong gia đình quây quần đoàn tụ chúc mừng nhau những lời chúc tốt đẹp nhất bên mâm cổ đầy ấp những món ăn dân gian. * HOA NGÀY TẾT . Ngày tết không thể thiếu hoa. Cùng với biết bao trò chơi và phong tục ngày tết của nhân dân ta, chơi hoa cũng là một phong tục mang tính truyền thống. Vào ngày tết, chơi hoa không đơn thuần là thú vui nhàn nhã, nó còn là một nhu cầu tình cảm của mọi người. Những ngày cuối năm đến thăm chợ hoa, ta mới thấy được cái vui vẻ, náo nhiệt cùng cái cảm giác tuyệt vời khi được ngắm nhìn hàng vạn những bông hoa đua sắc toả hương thơm khắp nơi. Hoa đã tô điểm cho ngày tết cổ truyền một vẻ đẹp đậm đà, màu sắc rực rở, hương thơm ngào ngạt. Hoa xuân là sự hoà nhòp kỳ diệu giữ thiên nhiên và con người. Hoa là niềm ước vọng, niềm vui, niềm hạnh phúc, là hình tượng văn học nghệ thuật. Hoa làm đẹp thêm cho đời sống tinh thần của mỗi con người trong ngày tết. Tết mà không có hoa là không có ý nghóa gì cả. * THĂM VIẾNG CHÚC NHAU NGÀY TẾT . Mồng một tết cha Mồng hai tết mẹ Mồng ba tết thầy. Đó là truyền thống tốt đẹp được nhân dân ta lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Dù xã hội có thế nào đi nữa, thì những truyền thống tốt đẹp đó vẫn sống mãi trong lòng của mọi người. Sáng mồng một tết, sau lễ gia tiên, người con trưởng mời cha mẹ ngồi vào hai ghế tựa giưã nhà, con cháu đứng theo thứ tự để mừng thọ và tế sống ông ba,ø cha mẹ bằng hai lạy và hai vái ( người chết bốn lạy và bốn vái ), ông bà, cha mẹ mừng tuổi con cháu những phong bì đỏ. Sáng mồng hai cha mẹ dẫn con cháu về quê ngoại để chúc tết, mừng thọ ông bà và bà con thân thích. Cả hai gia đình trò chuyện vui vẽ, ăn cổ đón năm mới. Mồng một là tết nhà cha Mồng hai tết mẹ. Hai câu trên chứng tỏ tổ tiên ta ngày xưa rất coi trọng chữ hiếu, đã chọn hai ngày đầu của năm mới để tưởng nhớ công ơn sinh thành , dưỡng dục của cha mẹ đôi bên nội ngoại. Hiếu thảo là gốc của đạo đức gia đình, lời nói của người xưa vẫn còn nguyên giá trò cho đến ngày nay. Cha mẹ có công sinh thành, dưỡng dục nuôi ta nên người, nhưng thầy giáo lại là người có công giáo dục tư cách, đạo đức, mở mang trí tụê, giúp ta hiểu biết nhiều hơn. Vì thế, công cha nghóa mẹ, ơn thầy điều được nhân dân ta xem trọng. Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong ngày mồng ba tết, các học trò với thái độ tôn kính và lòng biết ơn đến nhà thầy dâng lên những tặng phẩm cùng lời chúc thọ. Thăm hỏi, chúc nhau ngày tết làm cho tình cảm ngày càng gắn bó, thân thiết hơn. * GÁNH NƯỚC ĐẦU NĂM Các gia đình Việt Nam xưa nay điều tuân theo một thông lệ. Trong mấy ngày tết, ông bà, cha mẹ luôn dặn dò con cháu về việc này. Đó là việc lo trong nhà thật đầy đủ mọi thứ để cả năm không thiếu hụt mà còn thònh vượng… trể nhất là trước giờ giao thừa, nước trong nhà phải tràn đầy các lu, hồ, thau, chậu,… và gạo phải đông đầy các hủ, khạp,… thức ăn phải dồi dào trong bếp vì ngày tết không ai mượn của ai mà cũng không có ai vui lòng cho mượn. Chính vì tập tục này, vào ngày 30 tết những người gánh nước thuê tự động gánh thùng nước đến mỗi nhà với ý “ đem của tiền vào nhà như nước cho gia chủ” cùng với vài câu chúc tụng vui vẻ. Gia chủ cũng vui vẻ trả tiền công gấp nhiều lần ngày thường. Những người buôn bán thường dặn những người gánh nước đợi đến khi đúng giao thừa thì gánh nước tới với gương mặt hớn hở và nói to “ xin chúc nhất bán vạn lợi” hoặc “ mua may bán đắt”, “ một vốn bốn lời”. Nghe vậy gia chủ sẽ cảm thấy hài lòng mà “ lì xì” thật hậu hónh, sau đó gia chủ đem thùng nước vào nhà dùng dù trong nhà không thiếu nước. * ĐỒNG TIỀN LÌ XÌ NGÀY TẾT Người xưa có tập tục là trong đêm giao thừa hoặc sau mồng 1 tết, người lớn sẻ tặng cho trẻ con những đồng tiền lì xì để mừng tuổi mà mãi cho đến nay phong tục đó vẫn còn duy trì và tồn tại coi như những truyền thống mang tính lòch sử… Căn cứ vào sách cổ xưa thì phong tục này có từ thời nhà Minh, nhà Thanh ở Trung Hoa. Nhưng thay vì những xâu tiền như “ các ngôn tiền” (tiền có chữ tốt ) in dòng chữ phước lôïc thọ toàn, trạng nguyên cặp đệ, phước như đông hải…… “ ngũ độc tiền” trên có hình dạng con cọp, con ong, con rít, bọ cạp… kết thành xâu cột chỉ đỏ đeo vào người để ngăn kẻ độc ác. Ngày nay những đồng tiền đó được biến đổi thành những bao tiền lì xì bằng những đồng tiền giấy lưu hành bỏ trong những phong bì đỏ, nhỏ, gọn, trẻ em rất thích. *LỘC XUÂN Theo truyền thuyết khi thấy các con mình đã lớn ,vua Hùng triệu tập các quần thần và các con đến và phán:”Nay các con đã khôn lớn ta muốn các con đi dạy dân làm ăn và trấn giữ các nơi”.Một quần thần đứng ra hiến kế nên làm lễ tế trời rồi dùng cách bẻ lộc cho các con,ai nhận được cành lộc đi phương nào thì cứ phương ấy mà đi.Vua Hùng dựng đàn làm lễ tế trời đất trên đỉnh núi suốt đêm.Vào giữa canh ba,vua Hùng đi bẻ lộc.Sáng hôm sau,vua ban cho mỗi con một cành lộc và dạy rằng:”Non ở nhà,già ở ấp(trái ấp).Chẵn lên non,còn xuống biển(số lá chẵn hay lẽ).Các con hãy mang cành lộc đi trấn cứ các phương.Trên đường đi,nếu gặp điều không may,các con cứ lấy cành lộc còn đẫm sương đêm này vẫy lên thì giặc giã,tà ma nào cũng sẽ tan biến hết.Con nào lên núi ta ban cho mây và ngựa.các con đi biển ta cho gió và thuyền ”Các con q lạy, nhận cành lộc rồi lên đường đi trấn cứ các miền. Hái lộc là để cầu may,do vậy người ta thường đi hái lộc sau giao thừa hoặc tinh mơ mùng một tết.Cây lộc thường là cây cổ thụ ở đình làng, bên giếng nước.Cành lộc được nâng niu,không được cho ai,vì như vậy sẽ mất lộc.Sau khi hái về,cành lộc được treo ở dưới hiên nhà.trước gian giữa hoặc cửa ra vào để trừ ma q.Từ đó,hái lộc đầu xuân trở thành phong tục đẹp của nước ta. Cái đẹp trong ngày tết cũng như là những kỹ niêm khó quên. Nó tạo nên giá trò tinh thần bất diệt của dân tôïc trong ý thức cộng đồng vónh viễn tồn tại với đất nước, non sông. Nó là nhu cầu hướng vào tấm lòng thánh thiện trên bước đường mưu cầu hạnh phúc chung cho mọi người. Có thể nói, phong tục tập quán là linh hồn, bản sắc của dân tộc. Chúng ta nên gìn giữ và phát huy để những phong tục tốt đẹp đó được sống mãi với thời gian. THẠCH SENE . đủ màu sắc mang ý nghóa đất nước phồn vinh. Chồng bánh chưng xanh được gói rất đẹp mắt thể hiện truyền thống dân tộc “ bánh chưng bánh dày”, loại bánh cúng tổ tiên có ý nghóa nhất. Tưởng nhớ. hiểu biết nhiều hơn. Vì thế, công cha nghóa mẹ, ơn thầy điều được nhân dân ta xem trọng. Do đó tôn sư trọng đạo đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trong ngày mồng ba tết, các học trò. tết cổ truyền, nhiều phong tục tập quán đã thể hiện một cách rõ nét vẻ đẹp truyền thống văn hoá của dân tộc ta. Vì thế mà mỗi độ xuân về, dù ở đâu, làm gì, ai ai cũng muốn trở về đoàn tụ với gia

Ngày đăng: 02/07/2014, 17:00

Xem thêm: văn hóa dân tộc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    Moàng moät teát cha

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w