1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

đề thi thử đại học môn sinh học 2014 trường nguyễn khuyến

7 832 10

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 122 KB

Nội dung

Đỗ Thành Triết Biên Soạn SỞ GD&ĐT TP.HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN IX NĂM 2013 – 2014 TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN KHUYẾN Môn thi: SINH HỌC; Khối 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 50 câu – 05trang) (Hãy chọn đáp án đúng nhất) Họ, tên thí sinh:……………………………………………… Số báo danh:…………………………………………………… Phần Chung (40 câu từ câu 1 đến câu 40) Câu 1 : Hình dạng mỏ khác nhau của một số loài chim như chim ăn hạt, chim hút mật, chim ăn thịt phản ánh điều gì? 1. Phản ánh đặc tính khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim. 2. Mỗi ổ sinh thái dinh dưỡng của mỗi loài chim đều có những đặc điểm thích nghi về cơ quan bắt mồi. 3. Phản ánh môi trường sống của chúng đã biến đổi không ngừng. 4. phản ánh sự cạnh tranh đang ngày càng quyết liệt đến mức độ thay đổi cấu tạo cơ quan bắt mồi. 5. Phản ánh sự giống nhau ngày càng nhiều về ổ sinh thái dinh dưỡng của chúng. Tổ hợp câu trả lời đúng là. A. 1,2,3. B. 1,2,3,4. C. 1,2. D. 2,3,4,5. Câu 2 : Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng vì A. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài. B. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn thực hiện chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. C. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài. D. chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay chức năng vẫn được duy trì. Câu 3 : Phương pháp nuôi cấy mô thực vật có ưu điểm nổi trội là A. Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này có kiểu gen rất khác nhau tạo ra quần thể có tính di truyền rất đa dạng phong phú. B. Các cây con tất cả các cặp gen đều ở trạng thái di hợp tử nên có ưu thế lai cao. C. Các cây con tát cả các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp tử nên tính di truyền ổn định D. Nhân nhanh các giống cây quí hiếm từ một cây có kiểu gen quí và các cây này đều đồng nhất về kiểu gen, sạch dịch bệnh. Câu 4 : Có 400 tế bào có kiểu gen AB/ab tham gia giảm phân tạo tinh trùng, trong đó có 50 tế bào có diễn ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen số tế bào còn lại thì không. Số lượng loại giao tử không tái tổ hợp AB theo lí thuyết là bao nhiêu? A. 750 B. 1500 C. 1400 D. 700 Câu 5 : Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên cặp NST I (kí hiệu Aa, Bb) và hai cặp gen trên cặp NST II (kí hiệu Dd, Hh). Phép lai P: aB Ab dh DH x ab ab dh dh , hoán vị A và a có tần số 20% và hoán vị D và d có tần số 10% thì F1 có thể đồng hợp lặn về cả 3 cặp gen chiếm tỉ lệ là : A. 4,5% B. 2% C. 8% D. 9% Câu 6 : Câu nào sau đây không chính xác khi nói về vai trò của các yếu tố́ ngẫu nhiên trong tiến hóa A. Một alen dù có lợi cũng có thể bị loại khỏi quần thể, và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể B. Ngay cả khi không có đột biến, không có CLTN, không có di nhập gen thì tần số các alen cũng có thể bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên. C. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số các alen thường xảy ra với các quần thể có kích thước lớn D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo hướng xác định. Câu 7 : Ở một loài thực vật cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở một số tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân sẽ tạo ra các giao tử có kiểu gen. A. AAbb, aabb , Ab , ab . B. AAb, aab , b. C. AAb, aab, b, Ab, ab. D. AAb, aab, Ab, ab. Câu 8 : Bệnh mù màu ở một quần thể người tỉ lệ nam mắc bệnh là 30%. Tỉ lệ nữ không biểu hiện bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể này là 1 Mã đề: C1 – 009 Đỗ Thành Triết Biên Soạn A. 30 % B. 60 % C. 42 % D. 20% Câu 9 : Các nội dung chủ yếu của phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp là 1 . Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau 2 Sử dụng các tác nhân đột biến để gây biến dị có di truyền lên các giống 3 . Lai các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn 4 . Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần các dòng có tổ hợp gen mong muôń để tạo ra giống thuần chủng 5 .Chọn lọc các đột biến tốt phù hợp với yêu cầu Phương án đúng theo thứ tự là : A. 1,3,4,5 B. 1,3,4 C. 2,3,4 D. 3,4,1 Câu 10 : CLTN làm thay đổi tần số alen của vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì : A. Vật chất di truyền của vi rút là ARN cấu tạo mạch đơn nên dễ bị thay đổi. B. Sinh vật nhân thực lưỡng bội các gen tồn tại thành từng cặp nên không bị biến đổi. C. Vì vi khuẩn có bộ gen không ổn định mà thường xuyên thay đổi do tác động của môi trường. D. Các alen của các gen khác nhau đều biểu hiện ngay ở kiểu hình. Câu 11 : Quần thể là đơn vị tiến hoá cơ sở vì: 1. Quy tụ mật độ cao có thành phần kiểu gen đa dạng và khép kín. 2. Có khả năng cách li sinh sản và kiểu gen không bị biến đổi 3. Có tính toàn vẹn di truyền, có tính đặc trưng cao. 4. Là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. 5. Có khả năng trao đổi gen và biến đổi gen. Phương án đúng là: A. 1, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 4, 5. D. 3, 4, 5. Câu 12 : Trong một phép lai về một cặp tính trạng ở thế hệ lai F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 3đỏ :1 trắng. Điều kiện cần thiết để khẳng định đỏ trội so với trắng là : 1. P dị hợp tử một cặp gen. 2. Một gen qui định một tính trạng 3. Không có tương tác gen. 4. biết có sự tham gia của 2 cặp gen Phương án đúng là : A. hoặc 1, hoặc 2 hoặc 3. B. phải bao gồm cả 1,2,3,4. C. chỉ cần 4. D. phải bao gồm cả 1,2,3. Câu 13 : Quá trình tự nhân đôi của ADN có các đặc điểm: 1. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào. 2. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn. 3. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới. 4. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5 / → 3 / . 5 . Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ Y 6. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 1, 3, 4, 5, 6. D. 1, 2, 3, 4, 6. Câu 14 : Các nhân tố làm phá vỡ cân bằng di truyền của quần thể giao phối là: 1. Quá trình đột biến. 2. Quá trình di nhập gen. 3. Quá trình giao phối tự do ngẫu nhiên. 4. Quá trình chọn lọc tự nhiên. 6 Quá trình tự phối. 5 . yếu tố ngẫu nhiên Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4. 5. B. 1, 2, 3,4, 6. C. 1, 2, 4, 5. 6. D. 1, 3, 4, 5, 6. Câu 15 : Theo mô hình của Jacốp và Mônô, một Opêron Lac. không có thành phần nào sau đây? A. Gen điểu hòa R tổng hợp prôtêin ức chế (hay prôtêin điều hòa) B. Nhóm các gen cấu trúc Z, Y, A C. Vùng khởi động (P) và vùng vận hành(O) D. Vùng vận hành O. Câu 16 : Cho phả hệ: I II 2 1 Đỗ Thành Triết Biên Soạn III IV Biết tô màu ở gia tộc bên trái mắc bệnh K do gen trội nằm trên NST thường, tô màu đen ở gia tộc bên phải mắc bệnh H do gen lặn nằm trên NST giới tính X ( để trắng là không biểu hiện bệnh ) Khả năng đứa con trai ở thế hệ thứ IV mắc cả 2 bệnh Kvà H là : A. 6,25 % B. 12,5 % C. 50% D. 25 % Câu 17 : Ở sinh vật nhân thực, đột biến luôn luôn là đột biến trung tính A. xẩy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn exon B. xẩy ra ở vùng mã hóa của gen, ở các đoạn intron C. xẩy ra ở vùng kết thúc của gen D. xẩy ra ở vùng điều hòa của gen Câu 18 : Cho biết A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a thân thấp; B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng . Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn, đời F 1 có bốn kiểu hình, trong đó cây thân, cao hoa đỏ chiếm tỉ lệ 66%. Nếu hoán vị gen xẩy ra ở cả hai giới với tỉ lệ ngang nhau thì tần số hoán vị gen là A. 44% B. 33% C. 40% D. 20% Câu 19 : Cho một cây tự thụ phấn, đời F 1 thu được 43,75% cây thấp, 56,25% cây cao. Trong số những cây thân thấp ở F 1 , tỉ lệ cây thuần chủng là bao nhiêu? A. 3/16 B. 3/7 C. 1/16 D. 1/4 Câu 20 : Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi hình thái của NST chứ không làm thay đổi số lượng gen có trên NST. A. Đột biến mất, hoặc thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtít ở trên gen B. Đột biến lặp đoạn và đột biến mất đoạn NST C. Đột biến đảo đoạn qua tâm động. D. Đột biến chuyển đoạn tương hổ. Câu 21 : Hệ gen của sinh vật có thể bị biến đổi bằng các phương pháp sau đây : 1. Đưa thêm gen lạ̣ vào. 2. Thay thế nhân tế bào 3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng 5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen Phương án đúng là A. 3,4,5 B. 1,3,5 C. 2,4,5 D. 1,2,3 Câu 22 : Trong trường hợp nào một loại alen không bị tác động của chọn lọc đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dù trải qua nhiều thế hệ chọn lọc. A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp C. Chọn lọc chống lại alen lặn D. Chọn lọc chống lại alen trội Câu 23 : Một tế bào sinh tinh có kiểu gen là AaBbDd, các gen phân li độc lập tổ hợp tự do, tiến hành giảm phân thì trong thực tế số loại giao tử tối đa được tạo ra là: A. 8 loại. B. 4 loại. C. 2 loại. D. 6 loại. Câu 24 : Ở người, nhóm máu do gen I có 3 alen nằm trên NST thường; bệnh mù màu và bệnh máu khó đông đều do 2 gen lặn nằm trên NST giới tính X ở phần không tương đồng với Y – các alen trội của 2 gen này quy định các tính trạng bình thường; tật dính ngón 2,3 và có túm lông ở rái tai do 2 gen nằm trên Y ở vùng không tương đồng với X – alen của mỗi gen này quy định tính trạng bình thường . Số kiểu gen tối đa của các gen này là bao nhiêu? A. 84 B. 156 C. 108 D. 78 Câu 25 : Nghiên cứu một quần thể động vật sinh sản hữu tính ở trạng thái cân bằng di truyền, có kích thước cực lớn với hai alen A và a, các phép thử cho thấy có 60% giao tử được tạo ra trong quần thể mang alen A. Người ta tạo một mẫu nghiên cứu bằng cách lấy ngẫu nhiên các cá thể của quần thể ở nhiều vị trí khác nhau với tổng số cá thể thu được chiếm 20% số cá thể của quần thể. Tỉ lệ số cá thể trong mẫu nghiên cứu mang kiểu gen dị hợp về 2 alen trên là A. 0,096. B. 0,240. C. 0,048. D. 0,480. Câu 26 : Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 6 cặp NST tương đồng đều xảy ra trao đổi chéo đơn thì số loại giao tử được tạo ra là: A. 2 10 loại. B. 2 16 loại. C. 2 13 loại. D. 2 14 loại. Câu 27 : Phát biểu nào trong những câu dưới đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý? 3 Đỗ Thành Triết Biên Soạn A. Hình thành loài khác khu địa lý ít xảy ra hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài khơi có cùng kích thước vì dòng gen (di nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm giảm cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách ly địa lý khiến cơ hội hình thành loài bị giảm. B. Hình thành loài khác khu địa lý xảy ra nhiều hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài khơi có cùng kích thước vì dòng gen (di nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm tăng cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách ly địa lý khiến cơ hội hình thành loài tăng lên. C. Hình thành loài khác khu địa lý xảy ra nhiều hơn ở các đảo gần bờ so với các đảo cách biệt ngoài khơi có cùng kích thước vì dòng gen (di nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo gần bờ làm giảm cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách ly địa lý khiến cơ hội hình thành loài bị giảm. D. Hình thành loài khác khu địa lý ít xảy ra hơn ở các đảo xa bờ so với các đảo gần bờ có cùng kích thước vì dòng gen (di nhập gen) giữa các quần thể đất liền với quần thể đảo xa bờ làm giảm cơ hội phân hóa di truyền giữa hai quần thể cách ly địa lý khiến cơ hội hình thành loài bị giảm. Câu 28 : Các bước trong phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen gồm: 1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết. 2. Lai các dòng thuần khác nhau về một hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả ở F 1 , F 2 , F 3 . 3. Tạo các dòng thuần chủng. 4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Trình tự các bước Menđen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là: A. 3, 2, 1, 4. B. 3, 2, 4, 1 C. 2, 1, 3, 4. D. 2, 3, 4, 1. Câu 29 : Điều gì sẽ xảy ra nếu một protein ức chế của một operon cảm ứng bị đột biến làm cho nó không còn khả năng dính vào trình tự vận hành? A. Các gen của operon được phiên mã liên tục. B. Một cơ chất trong con đường chuyển hóa được điều khiển bởi operon đó được tích lũy. C. Sự phiên mã các gen của operon giảm đi. D. Nó sẽ liên kết vĩnh viễn vào promoter. Câu 30 : Giả sử sự khác nhau giữa cây ngô cao 10 cm và cây ngô cao 26 cm là do 4 cặp gen tương tác cộng gộp quy định. Các cá thể thân cao 10 cm có kiểu gen là aabbccdd; các cá thể thân cao 26cm có kiểu gen là AABBCCDD. Chiều cao của con lai F 1 có bố mẹ cao lần lượt là 10 cm và 22 cm thuần chủng là. A. 20 cm. B. 18 cm. C. 22 cm. D. 16 cm. Câu 31 : Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường? A. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất. B. Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật. C. Động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất D. Sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật. Câu 32 : Tại vùng chín của một cơ thể đực có kiểu gen AaBbCc dE De tiến hành giảm phân hình thành giao tử. Biết quá trình giảm phân xảy ra bình thường và có 1/3 số tế bào xảy ra hoán vị gen. Theo lý thuyết số lượng tế bào sinh dục chín tối thiểu tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa mang các gen trên là A. 8. B.16. C.32. D. 12. Câu 33 : Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua A. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn B. quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã C. quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài D. quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã Câu 34 : Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ thì A. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài khác làm thức ăn. B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh. C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực vật biến mất dần. D. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần. Câu 35 : Một tác nhân hoá học là chất đồng đẳng của Timin có thể gây ra dạng đột biến nào sau đây khi nó thấm vào trong tế bào ở giai đoạn ADN đang tiến hành tự nhân đôi? A. Đột biến 2 phân tử Timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau. B. Đột biến thêm cặp A - T. C. Đột biến mất cặp A - T. D. Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G - X. 4 Đỗ Thành Triết Biên Soạn Câu 36 : Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F 1 100% lúa hạt dài. Cho F 1 tự thụ phấn thu được F 2 có tổng số 399 cây trong đó có 99 cây lúa hạt tròn. Trong số lúa hạt dài ở F 2 , tính theo lí thuyết thì tỉ lệ cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F 3 thu được toàn lúa hạt dài chiếm tỉ lệ A. 3/4. B. 1/3. C. 2/3. D. 1/4. Câu 37 : Sự phân hoá tảo và phát sinh các ngành động vật diễn ra ở kỉ nào? A. Cambri. B. Đêvôn. C. Xilua. D. Than đá. Câu 38 : Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hội sinh giữa 2 loài? A. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ B. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ. C. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng. D. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu Câu 39 : Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. giảm số lượng cá thể của q.thể đảm bảo cho số lượng cá thể của q.thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt. C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi với môi trường của quần thể. D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng thích ứng của các cá thể của loài với môi trường. Câu 40. Nghiên cứu về về tính trạng màu sắc thân của 2 quần thể sinh vật cùng loài, gen quy định màu sắc lông có 2 alen. Alen A quy định màu lông đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định màu lông hung. Biết 2 quần thể trên ở 2 vùng cách xa nhau nhưng có điều kiện môi trường rất giống nhau. Khi thống kê thấy quần thể 1 có 45 cá thể đều có kiểu gen AA, quần thể 2 có 30 cá thể đều có kiểu gen aa. Dựa vào những thông tin đã cho ở trên, nhiều khả năng nhất có thể là do A. biến động di truyền. B. dòng gen. C. chọn lọc định hướng. D. chọn lọc phân hóa. Câu 41 : Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là A. cấu trúc giới tính, c.trúc tuổi, sự p.bố cá thể, mật độ,sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. B. độ đa dang, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng. C. độ đa đạng, mối q.hệ các loài, c.trúc giới tính, c.trúc tuổi, sự p.bố cá thể, sức s.sản, sự tử vong. D. độ nhiều, sự phân bố cá thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng Câu 42 : Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có A. sự phân tầng thẳng đứng. B. độ đa dạng sinh học thấp. C. độ đa dạng sinh học cao. D. nhiều cây to và động vật lớn. Câu 43 : Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao, có loài sống dưới thấp, hình thành A. các quần thể khác nhau B. các ổ sinh thái khác nhau. C. các quần xã khác nhau D. các sinh cảnh khác nhau Câu 44 : Trong bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi khoáng đảng, còn một loài thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong để A. tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp B. bổ sung thức ăn cho cá. C. giảm sự cạnh tranh của 2 loài D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể bơi. Câu 45 : Khi một quần xã bị nhiễm thuốc trừ sâu, bậc dinh dưỡng bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là: A. Sinh vật sản xuất, ví dụ các loài thực vật. B. Sinh vật tiêu thụ bậc một, ví dụ châu chấu. C. Sinh vật tiêu thụ bậc hai, ví dụ động vật ăn côn trùng. D. Các loài ăn thịt đầu bảng, ví dụ diều hâu. Câu 46 : Nội dung cơ bản của định luật Hác đi - Van béc là trong quần thể giao phối tự do: A. tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ. B. tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ. C. tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ. D. tỉ lệ kiểu gen đồng hợp bằng tỉ lệ kiểu gen dị hợp. Câu 47 : Ở một loài cây, màu hoa do hai cặp gen không alen tương tác tạo ra. Cho hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau được F 1 toàn ra hoa đỏ. Tạp giao với nhau được F 2 có tỉ lệ 9 đỏ : 7 trắng. Khi lấy ngẫu nhiên một cây hoa đỏ cho tự thụ phấn thì xác suất để ở thế hệ sau không có sự phân li kiểu hình là: A. 9/7 B. 9/16 C. 1/3 D. 1/9 5 Đỗ Thành Triết Biên Soạn Câu 48 : Ở 1 loài thực vật, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp, tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa đỏ, thu được F1 có kiểu hình thân thấp, hoa trắng chiếm 12,5%. Nếu F1 có 1600 cây thì có bao nhiêu cây thân thấp, hoa đỏ? A. 200 B. 400 C. 600 D. 800 Câu 49 : Theo hình tháp sinh khối thì sinh khối sẽ giảm đi qua mỗi bậc trong tháp điều nào sau đây giải thích được vấn đề này một cách chính xác nhất: A. năng lượng bị mất vào môi trường tại mỗi bậc, vì vậy sinh khối tạo được ở bậc cao hơn sẽ ít đi. B. sinh vật bị phân hủy tại mỗi bậc, và vì vậy bậc cao hơn sẽ có ít sinh khối hơn. C. khi sinh vật chết tại bậc cao hơn sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của sinh vật ở cấp dưới và làm cho sinh khối của bậc phía dưới cao hơn. D. sinh vật ở bậc cao hơn sẽ chết nhiều hơn sinh vật ở bậc thấp, vì vậy sinh khối sẽ giảm dần. Câu 50 : Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu? A. 16% B. 2% C. 32% D. 8% Chương Trình Nâng cao (Từ Câu 51 – Câu 60) Câu 51: Điều nào sau đây nói KHÔNG đúng về hoạt động của gen tăng cường và gen bất hoạt ở sinh vật nhân thực ? A. các gen gây bất hoạt tác động lên gen điều hòa làm ngừng sự phiên mã. B. các gen gây tăng cường tác động lên gen điều hòa làm tăng sự phiên mã. C. gen gây tăng cường và gen gây bất hoạt đều tham gia điều hòa hoạt động của gen. D. các gen gây bất hoạt tác động lên gen điều hòa gây bất hoạt gen điều hòa. Câu 52 : Một phân tử mARN có thành phần cấu tạo gồm 2 loại ribonucleotit A, G đang tham gia dịch mã. Theo lý thuyết, trong môi trường nội bào có tối đa bao nhiêu loại tARN trực tiếp tham gia vào quá trình dịch mã dựa trên thông tin di truyền của phân tử mARN trên ? A. 4 loại. B. 20 loại. C. 6 loại. D. 8 loại. Câu 53: Sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ - vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt là A. vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi. B. vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi. C. trong thiên nhiên, mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó. D. vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi. Câu 54: Trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật đã bị biến đổi gen? A. chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n. B. bò tạo ra nhiều hoocmôn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng. C. cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Pectunia. D. cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm. Câu 55: Cho các phát biểu sau: 1. Chọn lọc tự nhiên là cơ chế duy nhất liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi. 2. Chọn lọc tự nhiên lâu dài có thể chủ động hình thành nên những sinh vật thích nghi hoàn hảo. 3. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự phân hóa trong thành đạt sinh sản dẫn đến một số alen nhất định được truyền lại cho thế hệ sau với một tỉ lệ lớn hơn so với tỷ lệ của các alen khác. 4. Sự trao đổi di truyền giữa các quần thể có xu hướng làm giảm sự khác biệt giữa các quần thể theo thời gian. 5. Sự biến động về tần số alen gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên từ thế hệ này sang thế hệ khác có xu hướng làm giảm biến dị di truyền. Tổ hợp câu đúng là: A. 1,2,3,4,5. B. 1,3,4,5. C. 3,4,5. D. 2,3,4. Câu 56: Một nhà khoa học nghiên cứu quần thể cỏ đang sinh trưởng ở vùng có lượng mưa không đồng nhất và nhận thấy rằng các thực vật với alen qui định lá cong sinh sản tốt hơn ở vùng khô, và thực vật với alen qui định lá phẳng sinh sản tốt ở vùng ướt. Tình trạng này sẽ: A. gây sự phiêu bạt gen trong quần thể cỏ. B. bảo toàn sự biến dị trong quần thể cỏ. 6 Đỗ Thành Triết Biên Soạn C. dẫn đến sự chọn lọc phân hoá trong quần thể cỏ. D. gây dòng gen trong quần thể cỏ. Câu 57: Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và b, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Lai phân tích cơ thể dị hợp về 2 cặp gen, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: A. 2 lông đen : 1 lông trắng : 1 lông xám. B. 3 lông trắng : 1 lông đen. C. 2 lông xám : 1 lông trắng : 1 lông đen. D. 2 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông xám. Câu 58: Cho dù có ba loài chim khác nhau cùng sống trên cùng một loại cây ở cùng một khu vực, sự cạnh trạnh rất ít khi xảy ra giữa chúng. điều nào sau đây giải thích cho vấn đề trên? A. Chia thức ăn cho nhau. B. Có sự phân li ổ sinh thái. C. Có lượng thức ăn giới hạn. D. Chúng không thể giao phối với nhau. Câu 59: Phát biểu nào sau đây là đúng về bản đồ di truyền? A. Khoảng cách giữa các gen được tính bằng khoảng cách từ gen đó đến tâm động. B. Bản đồ di truyền cho ta biết tương quan trội, lặn của các gen. C. Bản đồ di truyền là sơ đồ về trình tự sắp xếp của các nuclêôtit trong phân tử ADN. D. Bản đồ di truyền là sơ đồ phân bố các gen trên nhiễm sắc thể của một loài. Câu 60: Chọn lọc làm tăng kích thước não ở người qua 4 triệu năm là ví dụ của: A. chọn lọc vận động B. chọn lọc cân bằng C. chọn lọc ổn định và chọn lọc cân bằng D. chọn lọc ổn định Hết 7 . TP.HỒ CHÍ MINH ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN IX NĂM 2013 – 2014 TRƯỜNG THCS & THPT NGUYỄN KHUYẾN Môn thi: SINH HỌC; Khối 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 50 câu. độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng Câu 42 : Các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới có A. sự phân tầng thẳng đứng. B. độ đa dạng sinh học thấp. C. độ đa dạng sinh học cao. D. nhiều. tháp sinh khối thì sinh khối sẽ giảm đi qua mỗi bậc trong tháp điều nào sau đây giải thích được vấn đề này một cách chính xác nhất: A. năng lượng bị mất vào môi trường tại mỗi bậc, vì vậy sinh

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w