1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

bệnh ung thư pps

10 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Nguồn gốc của ung thư

  • II. Nguyên nhân

  • III.Điều trị ung thư

    • Phẫu thuật

    • Hóa trị liệu

    • Miễn dịch trị liệu

    • Xạ trị liệu

    • Ức chế nội tiết tố

    • Kiểm soát triệu chứng

    • Các thử nghiệm điều trị

    • Y học thay thế và bổ sung

Nội dung

BỆNH UNG THƯ I. Khái niệm Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn). • Nguồn gốc của ung thư Phân chia tế bào (tăng sinh) là quá trình sinh lý xảy ra trong những điều kiện nhất định ở hầu hết các mô trong cơ thể sinh vật đa bào. Bình thường sự cân bằng giữa tốc độ của quá trình tăng sinh và quá trình chết của tế bào được điều hòa một cách chặt chẽ để đảm bảo cho tính toàn vẹn của cơ quan và mô. Khi các tế bào xảy ra những đột biến trong DNA, chúng có thể phá vỡ cơ chế điều khiển này và dẫn đến ung thư. Sự tăng sinh không kiểm soát và thường là nhanh chóng của tế bào sẽ tạo thành các khối u lành tính hay khối u ác tính (ung thư). Những khối u lành tính không lan tràn đến những nơi khác trong cơ thể hay xâm lấn vào các mô khác, và chúng hiếm khi đe dọa đến tính mạng trừ khi chúng chèn ép đến các cấu trúc sống còn. Các khối u ác tính có thể xâm lấn vào các cơ quan khác, lan đến những nơi xa hơn (di căn) và trở nên đe dọa đến tính mạng. II. Nguyên nhân Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gene thiết yếu điều khiển quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy lại sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một khối mô bất thường, có thể ác tính, tức ung thư hoặc lành tính, tức không ung thư. Chỉ những khối u ác tính thì mới xâm lấn mô khác và di căn. Khái niệm ác hay lành tính ở đây nên hiểu về mặt giải phẫu bệnh học nhiều hơn là về khả năng gây chết người. Thật vậy, một người có thể sống nhiều năm với một ung thư hắc tố da, trong khi một khối u "lành tính" trong hộp sọ có thể chèn ép não gây tàn phế hoặc tử vong. Ung thư có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau phụ thuộc vào vị trí, đặc điểm và khả năng di căn của khối u. Chẩn đoán xác định ung thư thường đòi hỏi phải sinh thiết rồi quan sát trên kính hiển vi. Người bị ung thư có thể được chữa trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu hoặc xạ trị liệu. Nếu không được chữa trị sớm, hầu hết các loại ung thư có thể gây tử vong, đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong chính trong những nước phát triển. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Nhiều dạng ung thư có liên quan đến các yếu tố môi trường mà có thể tránh khỏi. Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây nguy cơ ung thư nhiều nhất. • Các dấu hiệu nhận biết là gì? 8 Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Ung Thư bao gồm: • Vết lở loét lâu lành • Có khối u hoặc chỗ gồ lên ở vú hoặc nơi khác • Ra máu và dịch bất thường • Đại tiểu tiện bất thường • Nốt ruồi hoặc mụn cóc phát triển bất thường • Nuốt khó hoặc khó tiêu kéo dài • Ho hoặc khàn giọng kéo dài • Đau đầu ù tai, với cảm giác luôn có kêu vo ve ở cùng bên tai Các dấu hiệu này không phải luôn đồng nghĩa với bệnh ung thư, nhưng nếu chúng kéo dài, quý vị hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức III. Triệu chứng 1)Thay đổi thói quen đi tiêu và đi tiểu: bao gồm các rối loạn như tiêu chảy, táo bón, hay tiêu chảy xen kẽ táo bón mà không có nguyên nhân rõ ràng. Và các bất thường tiểu tiện như tiểu gắt, tiểu lắt nhắt. 2) Một vết loét lâu không lành: nhất là trên vùng da phơi nắng, vùng miệng đã được điều trị bằng tây Y trên 2 tuần mà không lành. 3) Chảy máu hoặc dịch bất thường ở các lỗ tự nhiên: như ra máu âm đạo bất thường (sau giao hợp, ngoài chu kỳ kinh, ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh và sau mãn kinh, huyết trắng), chảy máu mũi, đi tiêu ra máu. 4) Một khối u hay một chỗ gồ lên bất thường ở vú hay một nơi nào khác trên cơ thể: thường là không đau. 5) Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu: không có nguyên nhân rõ ràng. 6) Một thay đổi rõ rệt của một nốt ruồi: lớn nhanh, thay đối màu sắc, chảy máu, 7) Thay đổi giọng nói và ho kéo dài không liên quan đến nói nhiều hay cảm cúm, hoặc đã đều trị tích cực mà không giảm. III.Điều trị ung thư Ung thư có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí và độ (grade) của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh nhân. Một số điều trị ung thư thực nghiệm cũng đang được phát triển. Loại bỏ hoàn toàn khối u mà không làm tổn thương phần còn lại của cơ thể là mục tiêu điều trị. Đôi khi công việc này được thực hiện bằng phẫu thuật, nhưng khả năng xâm lấn ung thư đến các mô lân cận hay lan đến nơi xa ở mức độ vi thể thường hạn chế hiệu quả diều trị. Hiệu quả của hóa trị thì hạn chế bởi độc tính đối với các mô lành khác. Xạ trị cũng gây thương tổn đến mô lành. Bởi vì ung thư được xem như là tập hợp các bệnh lý, nên dường như chẳng bao giờ có một phác đồ điều trị ung thư đơn lẻ so với khả năng có một phác đồ điều trị duy nhất cho tất cả các bệnh lý nhiễm trùng. • Phẫu thuật Nếu khối u còn khu trú, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn. Ví dụ có phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú ở ung thư vú, cắt bỏ tuyến tiền liệt ở ung thư tuyến tiền liệt. Mục đích của phẫu thuật là có thể cắt bỏ chỉ khối u đơn thuần hoặc toàn bộ cơ quan. Khi một tế bào ung thư phát triển thành một khối u khá lớn, việc chỉ cắt bỏ khối u đơn thuần dẫn đến tăng nguy cơ tái phát. Bờ của mô lành cũng thường được cắt bỏ để đảm bảo toàn bộ mô ung thư được loại bỏ. Bên cạnh việc cắt bỏ khối u nguyên phát, phẫu thuật cần thiết cho phân loại giai đoạn, ví dụ như xác định độ lan tràn của bệnh, xem thử đã có di căn đến các hạch bạch huyết vùng hay chưa. Phân loại giai đoạn cho biết tiên lượng và nhu cầu điều trị bổ sung. Đôi khi, phẫu thuật cần thiết cho kiểm soát triệu chứng, như chèn ép tủy sống hay tắc ruột. Đây được gọi là điều trị tạm thời. • Hóa trị liệu Hóa trị liệu là điều trị ung thư bằng thuốc ("thuốc chống ung thư") có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Chúng can thiệp vào phân bào theo các cách khác nhau, ví dụ như sự sao chép DNA hay quá trình phân chia các nhiễm sắc thể mới được tạo thành. Hầu hết các dạng hóa trị đều nhắm vào các tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc hiệu cho tế bào ung thư. Vì vậy, hóa trị có khả năng làm tổn thương các mô lành, đặc biệt là các mô có tần suất thay thế nhanh chóng (ví dụ như niêm mạc ruột). Những tế bào này thường tự sửa chữa sau khi hóa trị. Vì một số thuốc hoạt động tốt khi phối hợp với nhau hơn là dùng đơn độc, nên hai hay nhiều thuốc thường được kết hợp cùng lúc với nhau. Đó được gọi là "hóa trị phối hợp"; hầu hết các phác đồ hóa trị ở dạng phối hợp. Ví dụ như tác dụng hỗ trợ thuốc ung thư của mật gấu ngựa Một kỹ thuật mới liên quan đến việc lấy mẫu mô của bệnh nhân trước khi hóa trị. Những mẫu mô này được kiểm tra để đảm bảo chúng không chứa tế bào ung thư. Mẫu mô này được phát triển nhờ vào kỹ thuật phát triển mô (tissue engineering) sau đó chúng được cấy vào lại trong cơ thể để thay thế cho mô đã bị tổn thương hay hủy hoại bằng cách nào đó bởi quá trình hóa trị liều cao. Một dạng khác của phương pháp này là dùng mẫu mô dị gen (allogenic) (lấy từ người cho khác) thay cho mô của chính bệnh nhân 4 . • Miễn dịch trị liệu Miễn dịch trị liệu ung thư là sử dụng cơ chế miễn nhiễm chống lại khối u. Chúng được dùng trong các dạng ung thư khác nhau, như ung thư vú (trastuzumab/Herceptin ® ) và leukemia (gemtuzumab ozogamicin/Mylotarg ® ). Các chất đó là kháng thể đơn dòng nhằm chống lại các protein đặc trưng cho các tế bào ung thư, hay các cytokine điều hoà đáp ứng của hệ miễn dịch. • Xạ trị liệu Xạ trị liệu (điều trị bằng tia X hay chiếu xạ) là sử dụng một dạng năng lượng (gọi là phóng xạ ion hoá) để diệt tế bào ung thư và làm teo nhỏ khối u. Xạ trị làm tổn thương hay hủy hoại các tế bào được điều trị ("mô đích") bằng cách làm tổn thương vật chất di truyền của chúng, khiến chúng không thể phát triển và phân chia. Mặc dù xạ trị làm tổn thương cả tế bào ung thư và tế bào lành, hầu hết các tế bào lành có thể hồi phục và hoạt động bình thường. Mục tiêu của xạ trị là làm tổn thương càng nhiều tế bào ung thư trong khi giới hạn tổn thương đối với mô lành lân cận. Xạ trị có thể được dùng để điều trị hầu hết các loại u đặc, gồm ung thư não, vú, cổ tử cung, thanh quản, tụy, tiền liệt tuyến, da, cột sống, dạ dày, tử cung hay các sarcoma mô mềm. Xạ trị cũng có thể được dùng trong leukemia và lymphoma (ung thư của tế bào tạo máu và hệ thống bạch huyết). Liều xạ trị cho mỗi vị trí tùy thuộc vào một số yếu tố như loại ung thư và có hay không khả năng mô hay cơ quan xung quanh bị tổn thương bởi xạ trị. • Ức chế nội tiết tố Sự phát triển của hầu hết các mô, bao gồm ung thư, có thể được gia tăng hay bị ức chế bằng cách cung cấp hay ngăn chặn các loại hormone nào đó. Điều này cho phép một phương pháp bổ sung trong điều trị nhiều loại ung thư. Các ví dụ thông thường của khối u nhạy cảm với hormone là một số loại ung thư vú, tiền liệt tuyến, và tuyến giáp. Việc loại bỏ hay ức chế estrogen (đối với ung thư vú), testosterone (ung thư tiền liệt tuyến), hay TSH (ung thư tuyến giáp) là phương pháp điều trị bổ sung quan trọng. • Kiểm soát triệu chứng Mặc dù kiểm soát triệu chứng không là cách điều trị trực tiếp lên ung thư, nó vẫn được xem là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng sống của bệnh nhân, và giữ vai trò quan trọng trong quyết định áp dụng các điều trị khác trên bệnh nhân. Mặc dù mọi thầy thuốc thực hành đều có thể điều trị kiểm soát đau, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, xuất huyết và các vấn đề thường gặp khác ở bệnh nhân ung thư, chuyên khoa săn sóc tạm thời (palliative care) đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu kiểm soát triệu chứng ở nhóm bệnh nhân này. Thuốc giảm đau (thường là các opioid như morphine) và thuốc chống nôn rất thường được sử dụng ở bệnh nhân có các triệu chứng liên hệ đến ung thư. • Các thử nghiệm điều trị Thử nghiệm điều trị, cũng còn gọi là nghiên cứu điều trị, dùng để kiểm tra các phương pháp điều trị mới trên bệnh nhân ung thư. Mục đích của nghiên cứu này là đi tìm ra các phương pháp tốt hơn để điều trị ung thư và giúp đỡ bệnh nhân ung thư. Các thử nghiệm lâm sàng khảo sát nhiều loại điều trị như thuốc mới, phương pháp phẫu thuật hay xạ trị mới, phối hợp trị liệu mới, hoặc phương pháp điều trị mới như gene liệu pháp. Thử nghiệm lâm sàng là một trong các giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu ung thư cẩn thận và lâu dài. Việc tìm kiếm phương pháp điều trị mới bắt đầu trong phòng thí nghiệm, ở đó các nhà khoa học lần đầu triển khai và kiểm tra các ý tưởng mới. Nếu một hướng nghiên cứu có triển vọng, bước kế tiếp có thể là thử nghiệm điều trị trên động vật để xem nó ảnh hưởng thế nào đến ung thư trên cơ thể sống đồng thời xem thử độc tính của nó thế nào. Dĩ nhiên, các phương pháp điều trị có kết quả tốt trong phòng thí nghiệm hay trên động vật chưa hẳn đã là tốt trên người. Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân ung thư để xác định xem các phương pháp điểu trị hứa hẹn này có an toàn và hiệu quả hay không. Các bệnh nhân tham gia có thể đựợc giúp đỡ về mặt cá nhân nhờ vào điều trị mà họ nhận được. Họ nhận được sự săn sóc cập nhật nhất từ các chuyên gia ung thư, và họ nhận được hoặc một phương pháp điều trị mới đang được thử nghiệm hoặc một phương pháp điểu trị tiêu chuẩn tốt nhất đang có cho bệnh lý ung thư của họ. Lẽ dĩ nhiên không có sự đảm bảo nào về các phương pháp điều trị mới hay chuẩn này mang lại kết quả tốt. Các phương pháp điều trị mới cũng có những nguy cơ không được xác định, nhưng nếu một phương pháp điều trị mới chứng minh được hiệu quả hay hiệu quả hơn phương pháp chuẩn, các bệnh nhân nghiên cứu có thể nằm trong số những người đầu tiên hưởng được lợi ích này. • Y học thay thế và bổ sung Y học thay thế và bổ sung (complementary and alternative medicine - CAM) là nhóm phong phú các hệ thống săn sóc sức khỏe và y tế, thực hành và sản phẩm vốn không được xem là có hiệu quả bởi các chuẩn mực của y học quy ước. Một số phương pháp điều trị không quy ước được dùng "bổ sung" cho điều trị quy ước, nhằm tạo sự thoải mái và nâng cao tinh thần cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị không quy ước khác được dùng thay thế điều trị quy ước với hy vọng chữa lành ung thư. Các phương pháp bổ sung thông thường như cầu nguyện hay các biện pháp tâm lý như "tưởng tượng." Nhiều người cảm thấy phương pháp này mang lợi ích cho họ, nhưng hầu hết không chứng minh được tính khoa học và vì thể phải đối diên với sự hồ nghi. Các phương pháp bổ sung khác bao gồm y học cổ truyền như Đông y (thuốc nam/thuốc bắc). Phòng chữa bệnh ung thư từ thực phẩm Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, một trong các yếu tố dẫn đến bệnh ung thư là do ăn uống. Nhưng ngược lại, cũng có nhiều loại thực phẩm thông dụng hàng ngày lại có tác dụng phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm cướp đi hàng triệu sinh mạng mỗi năm này. Những thực phẩm do các nhà khoa học nghiên cứu về tác dụng phòng và chữa bệnh ung thư. Tỏi: Người ta thấy rằng, những người ăn tỏi có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp nhất. Các nhà khoa học nhận thấy rằng tỏi có thể làm giảm hàm lượng đáng kể nitrite trong dạ dày và do vậy đã làm giảm thấp khả năng tạo ra nitrosamine, một chất được coi là có thể dẫn đến ung thư. Mới đây, trong khi tiến hành nghiên cứu về tác dụng hạ thấp lượng cholesterol trong máu của tỏi, các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã phát hiện: Tỏi có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và các dạng ung thư khác như đại tràng, dạ dày, vú Ở những người ăn mỗi ngày một tép tỏi, nguy cơ ung thư sẽ giảm một nửa so với người không ăn. Theo các nhà khoa học, ngoài tỏi ra, các loại lúa đậu, hành tươi, rau quả và trái cây cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng chống ung thư. Hành tây: Các nhà khoa học đã phát hiện trong hành tây có hoạt chất vescalin (C27H20O8), là chất chống ung thư tự nhiên. Tác dụng chống ung thư của chúng tỏ ra khá rõ rệt. Nghiên cứu chỉ rõ những người thường xuyên ăn hành tây có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 25% so với những người ăn ít hoặc không ăn hành tây và tỷ lệ tử vong do ung thư dạ dày cũng thấp hơn 30%. Cà rốt: không chỉ giàu chất dinh dưỡng mà còn là một dược liệu có giá trị. Người La Mã đã gọi cà rốt là "Nữ hoàng của các loài rau". Trong cà rốt, ngoài các chất protid, lipid, glucid, nước, cenluloz còn chứa các muối khoáng (K, Ca, Fe, P, Cu, Mn, Mg ) và các vitamin C, D, E, B1, B2, rất nhiều caroten - chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A sau khi vào cơ thể. Dịch ép của cà rốt được dùng bôi ngoài để chữa một số bệnh như đinh nhọt, chốc lở, nấm da, chàm, bỏng, vết thương lỏ loét, bổ trợ trong điều trị ung thư vú, ung thư biểu mô. Cà rốt và các loại rau màu xanh, màu vàng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư. Cà rốt chứa nhiều caroten (tiền vitamin A) có khả năng chuyển hóa thành vitamin A. Các nhà nghiên cứu đã kềt luận rằng: Ở những người thiếu vitamin A, tỷ lệ ung thư cao hơn 2 lần so với người bình thường. Ngoài ra, cà rốt còn chứa nhiều chất xơ, rất có lợi đối với cơ thể. Theo một nghiên cứu gần đây ở Italy, cà rốt sống chứa một lượng lớn các chất có khả năng chống lại bệnh ung thư đại tràng, trực tràng và ung thư vú. Cà chua: Là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam, còn có tên gọi là trái táo vàng. Một số nghiên cứu cho thấy trong cà chua có một loại sắc tố tạo nên màu đỏ là Lycopene cùng với Beta carôten (Vitamin A tự nhiên) có nhiều trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa tế bào; Do vậy cà chua có tác dụng tốt trong dự phòng các bệnh ung thư. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, cà chua rất có lợi trong việc phòng chống một số bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Theo nhóm nghiên cứu do giáo sư John Erdman thuộc Đại học Illinois (Mỹ) chủ trì, để phòng chống các căn bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, người ta cần ăn nguyên trái cà chua chưa chế biến. Trong một thí nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng chất caroténoid trong cà chua được dùng dưới dạng thực phẩm phụ trợ cho món ăn sẽ kém hiệu quả hơn so với việc dùng toàn bộ trái cà chua. Chè: Hay còn gọi là trà. Có nhiều loại trà khác nhau như trà xanh, trà đen do cách chế biến khác nhau. Phenylpolyphenol là một hoạt chất có nhiều trong nước trà được coi là một trong những chất có tác dụng chống ung thư. Nước trà có thể phòng chống một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày. Chè có khả năng ức chế việc hình thành chất nitrosamine. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, chuột được uống nước trà có tỷ lệ mắc bệnh ung thư giảm thấp so với nhóm chứng. Nghiên cứu của các nhà khoa học Australia tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hàng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng. Trà xanh làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng, đó là kết luận của các nhà khoa học Australia. Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Trung Quốc cho thấy, phụ nữ uống trà xanh đều đặn hàng ngày giảm được 60% khả năng bị ung thư buồng trứng. Kết luận này được các nhà khoa học Đại học Curtin ở Perth (Australia) và các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên hơn 900 phụ nữ. Dù các loại trà khác cũng tỏ ra hiệu quả nhưng trà xanh có tác dụng mạnh nhất. Các loại nấm ăn: Các nhà khoa học Mỹ và Nhật đã phát hiện rất nhiều loại nấm ăn như nấm hương, nấm đông, nấm rơm, mộc nhĩ đen và mộc nhĩ trắng có chứa hoạt chất chống ung thư. Nghiên cứu đã chứng minh chất Pholysaccharide trong nấm đông cô có tác dụng phòng chống ung thư rất mạnh. Pholysaccharide có trong mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen cũng là chất chống ung thư khá hiệu nghiệm. Những thành phần khác trong các loại nấm như chất xơ và calci cũng có tác dụng phòng chống ung thư, nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nấm búp: Nấm búp A. Blazei Murr có tác dụng làm thuốc và ăn cũng rất ngon. Trong nấm có nhiều vitamin: B1 0,3, B2 3,2, acid ascorbic 49,2mg%, ngoài ra còn có D2. Với thành phần acid amin đầy đủ, có thể coi nấm búp là nguồn thực phẩm cao cấp. Từ cuối thập niên 80 - đầu thập niên 90, Kawagishi ở Nhật Bản đã phát hiện ra hiệu quả chống ung thư rất cao của các hoạt chất của nấm búp. Các popysaccharid và lectin có hoạt lực chống tế bào ung thư: Hạn chế sự phát triển khối u và kéo dài thời gian sống. Các tác giả Nhật Bản còn chiết ra 4 loại steroid, ergosterol và regosterol peroxid, cerevisterol và cerebrosid có khả năng ức chế mạnh tế bào ung thư. Nấm hương: Hay còn gọi là nấm donko, nấm shiitake. Ngoài giá trị là nấm thực phẩm cao cấp, với thành phần dinh dưỡng cao và hương vị hấp dẫn đặc biệt, nấm hương còn có những giá trị y-dược đặc sắc. Các polysaccharid tan trong nước nóng là một dược phẩm chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Thực tế lâm sàng, lentinan đã được kiểm tra kỹ về hoạt tính chống ung thư và hầu như không có tác dụng phụ, do đó được áp dụng như một trị liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư. Có những trường hợp ung thư đường dạ dày-ruột giai đoạn 3 được điều trị bằng nấm hương kết quả vẫn rất khả quan. 10 thực phẩm giúp ngăn ngừa ung thư Các nhà khoa học cho rằng bệnh ung thư có thể được phòng ngừa bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Theo TS. Patrict Quillin, Phó Giám đốc Trung tâm Điều trị ung thư bằng dinh dưỡng của Mỹ, có nhiều loại thực phẩm có khả năng giúp bạn tăng đề kháng với này. 1. Rau tươi, rất giàu các chất chống ôxy hóa, chất xơ và các chất dinh dưỡng có khả năng chống ung thư. Những loại rau giúp khả năng phòng ngừa đối với bệnh ung thư bao gồm: cà rốt, khoai tây, cải bắp, hành tỏi và nhiều loại rau khác. 2. Cá nước lạnh. Những loại cá sống ở những vùng nước lạnh chứa rất nhiều axit béo có khả năng chống ung thư, như EPA và DHA. Những chất axit béo này giúp làm chậm quá trình phát triển của khối u và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 3. Đậu nành. Các thực phẩm từ đậu lành chứa rất nhiều chất ức chế protease có tác dụng chống ung thư. Ngoài ra, đậu nành cũng là một nguồn thực phẩm giàu axit phytic và chất genistein giúp ngăn chặn khối u ăn vào các mạch máu. 4. Ngũ cốc, như gạo, yến mạch, lúa mì, ngô, lúa mạch đen chứa các thành phần có khả năng giúp đẩy lùi sự phát triển của các khối u. Các loại ngũ cốc cũng giàu chất axit butyric, một tác nhân hữu hiệu chống lại bệnh ung thư. 5. Tảo bẹ (thường được gọi là “rau biển”) là một thực phẩm rất phổ biến trong những bữa ăn của những người sống ở khu vực gần biển. Loại rau này chứa các tác nhân chống vi khuẩn giúp ngăn chặn các mầm bệnh xâm nhập vào ruột. Ngoài ra, tảo bẹ có những chất xơ đặc biệt giúp đẩy các chất béo có hại, chất ôxy hóa, chất cặn bã và những chất độc hại khác ra khỏi ruột của chúng ta. 6. Quả dâu tây và những loại quả cùng họ với nó như cây việt quất hay cây mâm xôi đều chứa các tác nhân giúp chống lại bệnh ung thư. Ngoài ra, chúng cũng rất giàu chất Vitamin C và axit ellagic giúp tăng cường sức đề kháng và tiêu diệt các tế bào ung thư. 7. Trà xanh chứa cathechins và các chất vi lượng thực vật khác giúp chống lại bệnh ung thư. Rất nhiều các tài liệu y học của Trung Quốc và Nhật Bản đã giải thích tại sao trà xanh có thể ngăn ngừa và chữa khỏi một số loại ung thư. 8. Gia vị, như bột cà ri, mù tạt, hạt tiêu, tỏi, gừng, quế, được các nhà khoa học phát hiện có chứa các chất chống ung thư và các thành phần giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. 9. Sữa chua một thực phẩm lên men bổ dưỡng, chứa các vi khuẩn Lactobacillus, giúp sản sinh ra nhiều hoạt chất sinh học đáng ngạc nhiên như: acid nucleic các acid amin các loại vitamin và khoáng chất. Với những hoạt chất quý giá đó, Lactobacillus đã từng điều trị một cách có hiệu quả các chứng bệnh như: ung thư (gan, dạ dày, phổi,…); bệnh tim và bệnh đường ruột. 10. Nước tinh khiết. 2/3 cơ thể chúng ta là nước và chúng có tác dụng pha loãng các chất cặn bã, cân bằng nồng độ axit/bazơ và vận chuyển chất dinh dưỡng tới các tế bào đồng thời đẩy các chất độc trong các tế bào ra khỏi cơ thể. Các loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư Các loại sản phẩm chứa cồn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư dạ dày và ung thư thanh quản. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những người ít uống các sản phẩm chứa cồn như rượu, bia có nguy có mắc bệnh ung thư ít hơn những người thường xuyên sử dụng các sản phẩm này. Không chỉ gây mất ngủ và tăng huyết áp, nếu uống quá nhiều cà phê còn có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Bên cạnh những tác dụng có lợi, các chuyên gia khuyên rằng không nên lạm dụng cà phê vì nó có tác dụng phụ và việc sử dụng liều cao có thể gây hại cho sức khỏe. Đường và các thực phẩm có đường có mối liên quan tới các ung thư túi mật. Sử dụng quá nhiều đường và các sản phẩm từ đường sẽ tạo điều kiện cho căn bệnh này xuất hiện. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu thì những sản phẩm được bảo quản bằng muối có thể tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Dưa cà muối là món ăn ưa thích của nhiều người, thậm chí là món ăn hằng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưa, cà muối có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa của con người như lactobacilli, acidophilus và plantarum. Tuy nhiên theo nghiên cứu mới đây, món ăn này cũng có thể dẫn đến khả năng mắc bệnh ung thư nếu ăn quá nhiều. Nguyên nhân là trong rau nguyên liệu hàm lượng nitrit rất nhỏ nhưng khi rau được muối chua thì hàm lượng nitrit sẽ tăng cao trong một vài ngày đầu do VSV chuyển hóa nitrat trong rau thành nitrit. Khi đưa sản phẩm dưa, cà muối vào cơ thể, acid trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitrit tác động với các amin từ các thực phẩm khác như cá, thịt…để tạo thành hợp chất nitrosamine. Hợp chất này có khả năng gây ung thư trên động vật thí nghiệm. Tuy nhiên, hàm lượng nitrit sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã được muối chua vàng và tăng cao trở lại khi dưa bị khú. . dụng tốt trong dự phòng các bệnh ung thư. Các nhà khoa học nhận thấy rằng, cà chua rất có lợi trong việc phòng chống một số bệnh ung thư vú, ung thư dạ dày và ung thư đường tiêu hóa. Theo nhóm. nước trà được coi là một trong những chất có tác dụng chống ung thư. Nước trà có thể phòng chống một số bệnh ung thư như ung thư gan, ung thư dạ dày. Chè có khả năng ức chế việc hình thành chất. khỏi cơ thể. Các loại thực phẩm có nguy cơ gây ung thư Các loại sản phẩm chứa cồn tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư dạ dày và ung thư thanh quản. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra

Ngày đăng: 02/07/2014, 16:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w