KT lần 1-HK II (09-10)-TrungVuong

2 173 0
KT lần 1-HK II (09-10)-TrungVuong

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Trưng Vương ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 1-HK II (2009-2010) (01/02/10) MÔN: HÓA 11 NÂNG CAO. Thời gian: 50 phút. A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 đ) Câu 1: Trong thành phần phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có A. nguyên tố cacbon và hidro. B. nguyên tố cacbon. C. nguyên tố cacbon, hidro và oxi. D. nguyên tố cacbon và nitơ. Câu 2: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ A. thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất. B. thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng xác định. C. thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng xác định. D. thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, theo một hướng xác định. Câu 3: Các chất trong nhóm nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon? A. CH 2 Cl 2 , CH 2 Br─CH 2 Br, CH 3 CH 2 OH, CH 3 Br, CH 3 CH 2 Br. B. CH 2 Cl 2 , CH 2 Br─CH 2 Br, CH 2 =CHCOOH, CH 3 Br, NaCl. C. CH 2 Br─CH 2 Br, CH 2 =CHCl, CH 3 Br, CH 3 CH 3 . D. Hg 2 Cl 2 , CH 2 Br─CH 2 Br, CH 2 =CHCl, Na 2 SO 4 , CH 3 CH 2 Br. Câu 4: Nung một chất hữu cơ X với lượng dư chất oxi hóa CuO, người ta thấy thoát ra khí CO 2 , hơi H 2 O và khí N 2 . Kết luận nào sau đây phù hợp với thực nghiệm ? A. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hidro, có thể có nitơ. B. X là hợp chất của 3 nguyên tố cacbon, hidro, nitơ. C. X là hợp chất của 4 nguyên tố cacbon, hidro, nitơ, oxi. D. Chất X chắc chắn chứa cacbon, hidro, nitơ; có thể có hoặc không có oxi. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất. B. Công thức phân tử cũng cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. C. Công thức đơn giản nhất cho biết số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử. D. Nhiều hợp chất có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Câu 6: Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H tương ứng bằng 60% và 13,33% còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 30. Công thức phân tử của X là A. CH 2 O. B. C 2 H 4 O 2 . C. C 3 H 8 O. D. C 3 H 6 O. Câu 7: Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH 3 O. Công thức phân tử nào sau đây ứng với hợp chất Z? A. CH 3 O. B. C 2 H 6 O 2 . C. C 2 H 6 O. D. C 3 H 9 O 3 . Câu 8: Hai chất và có A. công thức phân tử khác nhau và công thức cấu tạo giống nhau. B. công thức phân tử và công thức cấu tạo đều khác nhau. C. công thức phân tử giống nhau nhưng công thức cấu tạo khác nhau. D. công thức phân tử và công thức cấu tạo đều giống nhau. Câu 9: Chất nào dưới đây là đồng phân của CH 3 COOCH 3 ? A. CH 3 CH 2 OCH 3 . B. CH 3 CH 2 COOH. C. CH 3 COCH 3 . D. CH 3 OCH 2 CH 2 OH. Câu 10: Phản ứng : CH 3 COOH + CH ≡ CH → CH 3 COO─CH=CH 2 thuộc loại phản ứng gì? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Không thuộc về 3 loại phản ứng trên. Câu 11: 2,5-dimetylhexan có công thức cấu tạo A. B. C. D. Câu 12: Hợp chất tạo được bao nhiêu gốc ankyl ? A. Năm gốc. B. Hai gốc. C. Ba gốc. D. Bốn gốc. Câu 13: Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng dần theo chiều tăng phân tử khối. B. Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. C. Các ankan có khả năng phản ứng cao. D. Các ankan đều nhẹ hơn nước. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 2,90 g một ankan X thu được 4,48 lit khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. CH 4 . B. C 2 H 6 . C. C 3 H 8 . D. C 4 H 10 . Câu 15: Hai chất 2-metylbutan và pentan khác nhau về A. công thức cấu tạo. B. công thức phân tử. C. số nguyên tử cacbon. D. số liên kết. Câu 16: Cho các chất : etan, xiclopropan, khí cacbonic đựng trong các bình riêng biệt. Có thể dùng các chất nào sau đây để phân biệt các khí trên một cách thuận tiện ? A. Khí clo và nước brom. B. Dung dịch brom và dung dịch Ca(OH) 2 . C. Khí oxi và dung dịch NaOH. D.Dung dịch NaOH và dung dịch H 2 SO 4 . Câu 17: Hợp chất : có tên là gì ? A. 1-etyl-4,5-dimetylxiclohexan. B. 1-etyl-3,4-dimetylxiclohexan. C. 1,2-dimetyl-4-etylxiclohexan. D. 4-etyl-1,2-dimetylxiclohexan. Câu 18: Kết luận nào sau đây là không đúng ? A. Hầu hết các ankan có đồng phân mạch cacbon. B. Ankan và xicloankan là đồng phân của nhau. C. Trong phân tử ankan và xicloankan chỉ có các liên kết đơn. D. Hầu hết các ankan có khả năng tham gia phản ứng thế, phản ứng tách. Câu 19: Khi cho isopentan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm chính thu được là: A. 2-brom-2-metylbutan. B. 1-brom-2-metylbutan. C. 1,3-dibrompentan. D. 2,3-dibrompentan. Câu 20: Các ankan không tham gia loại phản ứng nào ? A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy. B. TỰ LUẬN: (5,0 đ) Câu 1: Hãy viết công thức cấu tạo các đồng phân ứng với công thức phân tử C 4 H 9 Cl. Câu 2: Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi propan tác dụng với a) clo (chiếu sáng, theo tỉ lệ mol 1:1); b) tách hidro tạo thành propilen. c) khi đốt với oxi ở nhiệt độ cao. d) Cracking. Câu 3: Chất hữu cơ A chứa 7,86% H; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 g A thu được 1,68 lit CO 2 (đktc), ngoài ra còn có hơi nước và khí nitơ. Tìm công thức phân tử của A, biết A có khối lượng mol phân tử nhỏ hơn 100g. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một mẫu hidrocacbon người ta thấy thể tích hơi nước sinh ra bằng 1,2 lần thể tích khí cacbonic (đo trong cùng điều kiện). Biết rằng hidrocacbon đó chỉ tạo thành 1 dẫn xuất monoclo duy nhất. Hãy xác định công thức cấu tạo của nó. Cho biết: H = 1; O = 16; N = 14; C = 12. HẾT . Trường THPT Trưng Vương ĐỀ KIỂM TRA TẬP TRUNG LẦN 1-HK II (2009-2010) (01/02/10) MÔN: HÓA 11 NÂNG CAO. Thời gian: 50 phút. A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 đ) Câu. ankan đều nhẹ hơn nước. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 2,90 g một ankan X thu được 4,48 lit khí CO 2 (đktc). Công thức phân tử của X là A. CH 4 . B. C 2 H 6 . C. C 3 H 8 . D. C 4 H 10 . Câu 15: Hai. A chứa 7,86% H; 15,73% N về khối lượng. Đốt cháy hoàn toàn 2,225 g A thu được 1,68 lit CO 2 (đktc), ngoài ra còn có hơi nước và khí nitơ. Tìm công thức phân tử của A, biết A có khối lượng mol

Ngày đăng: 02/07/2014, 14:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan