1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

luan van(Hien D-Hoang)

50 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 499,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập ở trường, dưới sự hương dẫn, chỉ dạy tận tình của quý thầy cô giáo, tôi đã thực hiện báo cáo thực tập tốt nghiệp cuối khóa với đề tài: “ Điều tra tình hình sản xuất ngô tại xã Hương Long, thành phố Huế ”. Trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã có dịp hệ thống lại vốn kiến thức đã được học ở trường trong những năm qua, đồng thời đã đúc rút được môt số kinh nghiệm thực tế. Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo trong khoa Nông Học, Trường Đại Học Nông Lâm Huế. Đặc biệt là cô giáo Th.s Nguyễn Thị Thanh, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ trong UBND và HTX xã Hương Long, đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại xã. Xin chân thành cảm ơn tất cả những người đã giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này Huế, ngày 10 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực tập: Phạm Hồng Cảnh MỤC LỤC PHẦN I: 3 ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.1. Mở đầu 3 PHẦN II: 6 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 2.1. LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC, VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA CÂY NGÔ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 6 PHẦN III: 22 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 22 NGHIÊN CỨU 22 3.3. Phương pháp nghiên cứu 23 PHẦN IV: 24 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 24 4.2. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô 36 4.4. Tình hình sâu bệnh hại của một số giống ngô và một số biện pháp phòng trừ: 42 4.5. HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SẢN XUẤT NGÔ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA 46 PHẦN V 48 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. KẾT LUẬN 48 5.2. ĐỀ NGHỊ: 49 PHẦN IV 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Mở đầu. Cây Ngô ( ZeamaysL) là loại lương thực có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân và kinh tế toàn cầu. Nhờ có sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà nhiều loại giống ngô mới ra đời đem lại năng suất và chất lượng cao, không ngừng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, giải quyết cơ bản hoạt động đời sống nhân dân. Ngô là loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới, nó cung cấp dinh dưỡng cho con người và gia súc, gia cầm. Đồng thời là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Những năm gần đây, cây ngô còn là cây thực phẩm được ưa chuộng, các loại ngô nếp, ngô đường để dùng luộc, nướng, đóng hộp, bắp ngô bào tử để làm rau cao cấp, đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao và không có dự trữ thuốc bảo vệ thực vật. Một số loại ngô còn là nguyên liệu của các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, đường gluco, bánh kẹo. Ngô dùng để sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau trong đó các ngành công nghiệp lương thực thực phẫm và công nghiệp nhẹ Vì cây ngô là thức ăn quan trọng của gia súc hiện nay, trên 70 % chất tinh trong thức ăn hỗn hợp từ ngô. Ngoài ra ngô còn là thức ăn ủ xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biệt là phong trào nuôi bò sữa. Có thể nói, ngô là loại cây trồng có tiềm năng to lớn nhất trong 2 quá trình tạo năng suất sơ cấp và thứ cấp, là đối tượng nghiên cứu cho di truyền học tế bào vì bộ NST ít(2n = 10), lai tạo giữa các giống giữa các dòng, dễ lai tạo và có ưu thể lai cao, đồng thời công 3 tác đột biến ngày càng được đẩy mạnh nhằm tạo ra các giống ngô giàu lizin và cải tiến thành phần hóa học. Diện tích trồng ngô đã có bước tăng nhanh từ sau năm 1995 và hiện nay cả nước có khoảng trên 800.000 ha. Cuối thế kỷ XX thì sản lượng ngô nước ta đạt gần 2 triệu tấn hàng năm. Tuy nhiên so với tiềm năng thì cây ngô nước ta có thể có những bước phát triển mạnh mẽ hơn. Năng suất ngô nước ta còn thấp, thấp hơn trung bình của thế giới và thấp hơn quá xa so với các nước có năng suất ngô cao. Ở các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, cây ngô là một trong những loại cây đưa vào vụ Đông có hiệu quả. Do đó ở nhiều vùng đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển vật tư, vốn, ra sức đẩy mạnh việc sản xuất ngô, thường xuyên cải tiến các biện pháp kỹ thuật và áp dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất ngô và khuyến khích các vùng phát triển vùng trồng ngô. Nước ta là một nước nông nghiệp, số lao động làm nghề nông chiếm gần 80%. Tuy nhiên khả năng thâm canh sử dụng giống, áp dụng khoa học kỹ thuật vẫn chưa được chú trọng. Bởi lẽ đó, năng suất và chất lượng chưa cao. Mặt khác trong 10 năm trở lại đây sản xuất của nước ta đã không ngừng tăng lên cả về diện tích lẫn năng suất, nhưng do dân số tăng nhanh về mặt số lượng nên sản lượng ngô sản xuất ra vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường. Đối với TØnh NghÖ An nói chung và x· DiÔn Hoµng huyÖn DiÔn Ch©u nói riêng do điều kiện tự nhiên như đất đai đa dạng, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, khả năng tiếp nhận về việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vẩn chưa cao, diện tích trồng ngô biến động qua các năm, làm cho năng suất thường thấp hơn so với các vùng khác trong cả nước. Vì vậy, cần phải đầu tư thâm canh hợp lý thì cây ngô sẽ cho năng suất cao và sản xuất ngô sẽ mang lại hiệu quả kinh tế hơn. Trước những thực trạng đó chúng tôi tiến hành điều tra tình hình sản xuất ngô tại x· DiÔn Hoµng, huyÖn DiÔn Ch©u, TØnh NghÖ An nhằm tìm hiểu tình hình phát triển sản xuất ngô của vùng này như thế nào. Để giải quyết vấn đề đó tôi tiến hành đề tài: “ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÔ TẠI XÃ diÔn hoµng, huyÖn DiÔn Ch©u” 4 1.2. Mục đích của đề tài. Điều tra đánh giá thực trạng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất của xã để từ đó đánh giá tiềm năng sản xuất ngô và tìm ra những khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất ngô. Điều tra tình hình sử dụng đất đai của xã DiÔn Hoµng, huyÖn DiÔn Ch©u, TØnh NghÖ An qua một số năm. Điều tra tình hình sâu bệnh hại trên các giống ngô, từ đó để đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh của các giông ngô. Đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp cho người nông dân trồng ngô đạt năng suất cao. Qua kết quả điều tra sẽ phân tích đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu của việc sản xuất ngô. Từ đó đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất ngô của địa phương, đồng thời có hướng khắc phục những mặt yếu kém và phát huy những mặt mạnh. 5 PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. LỊCH SỬ, NGUỒN GỐC, VAI TRÒ VỊ TRÍ CỦA CÂY NGÔ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. 2.1.1. Lịch sử nguồn gốc: Những nghiên cứu về nguồn gốc cây trồng Vailov (1926) đã cho rằng Mehio và Pêru là những trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền của ngô. Mehicô là trung tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh), vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi cây ngô đã trải qua quá trình tiến hoá nhanh chóng. Nhận định này của Vailov đã được nhiều nhà khoa học chia sẽ (Galinat 1997, Wilkess 1980, Kato 1984). Theo Wilkesss (1980) ngô bắt đầu từ cây hoang dã ở miền trung Mêhicô trên độ cao 1500m của vùng bán khô hạn, có mưa vào mùa hè khoảng 350mm. Mẫu phấn ngô cổ nhất được tìm thấy ở độ sâu 70m và xác định vào niên đại sông băng, ít nhất cách đây 60000 năm. Những khai quật của hang động bát của New Mêhicô đã cung cấp nhiều thông tin về nguồn gốc cây ngô. Ở đây người ta tìm thấy cùi ngô dài 2-3cm và đã xác định tuổi vào khoảng 3.600 năm trước công nguyên. Ngày nay các nhà khoa học trên thế giới hầu như đã công nhận và thống nhất Mêhicô là trung tâm phát sinh cây ngô, thậm chí người ta còn cho rằng cái nôi đầu tiên của thung lũng Tehuaca nằm ở bang Puebla ở đông nam Mehicô. Có thể nói cuối thế kỹ 15, sau khi Chistopher Columbus tìm ra ở châu Mỹ từ trung Mỹ ngô phát triển đến gần cả phía bắc và phía nam châu Mỹ. Năm 1493 Columbus đã mang ngô vào châu Âu (Tây Ban Nha), năm 1521 ngô được đưa đến bán đảo đông Ấn Độ và quần đảo Inđônêxia. Củng từ thời gian 6 này ngô lan truyền sang các thuộc địa Bồ Đào Nha ở châu Phi đến Ấn Độ và đông nam á. Ở Trung Quốc lần đầu tiên ngô được nhắc đến vào năm 1516. Ngô vào Việt Nam có thể thông qua hai con đường: Từ Trung Quốc và Inđônêxia. Theo nhà bác học Lê Quý Đôn nêu trong "Vân Đài Loại Ngữ" thì vào thời đầu Khang Hy (1682-1723), Trần Thế Vinh là người đầu tiên phong đi sứ sang Trung Quốc thấy loại cây này mang về trồng ở hạt Tây Sơn và gọi là ngô. Hiện nay diện phân bố của cây trồng này bao gồm toàn bộ trái đất, ngô là cây nhiệt đới, nhưng nó là cây hàng năm, tránh được mùa đông nên phổ biến rất xa ngoài vùng nhiệt đới và xâm nhập cả vùng ôn đới có mùa hè kéo dài và khá ấm dịu. Đặc biệt ngô đã xâm nhập sâu vào vùng bắc bán cầu. Ở đây khí hậu lục địa nên nhiệt độ khá cao trong các tháng mùa hè.Ở bán cầu bắc, giới hạn vùng trồng ngô lên đến 52 0 vĩ bắc để lấy hạt, còn để lấy thân xanh cỏ thể trồng đến 46 0 vĩ độ nam về độ cao so với mặt nước biển. Ở châu Âu ngô trồng được trên dãy Cacpat tới độ cao 3.500m. Tính đa dạng và khả năng thích nghi của ngô có lẽ không có cây nào sánh kịp. 2.1.2. Giá trị kính tế, vai trò của cây ngô trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống xã hội Ngô là một trong những cây ngũ cốc có năng suất cao nhất và rất quan trọng cho loài người. Bên cạnh việc mở rộng diện tích, năng suất ngô ngày càng tăng lên, do đó mà sản lượng ngô của thế giới không ngừng tăng lên trong những năm gần đây (FAO: 2000). Hạt ngô có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt ngô có chứa tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho người và gia súc, hạt ngô có hàm lượng protit và lipit nhiều hơn hạt gạo, bột ngô chiếm 65-83% khối lượng hạt. Đó là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chể biến bột. Cứ 100kg ngô hạt cho khoảng 20-21kg ghiten, 73-75 kg tinh bột tách từ mầm 100kg ngô hạt có thể ép được từ 1,8-2,7kg dầu. Một số thành phần hoá học của hạt ngô (chất béo và một số sinh tố) cao hơn so với hạt gạo. Giá trị sử dụng rộng rãi của ngô được chứng minh 7 bắng 670 mặt hàng khác nhau của các nghành lương thực, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp dược, công nghiệp nhẹ. Ngô là cây lương thực nuôi sống 1/3 số dân trên toàn thế giới, tất cả các nước trồng ngô nói chung đều sử dụng ngô làm lương thực ở mức độ khác nhau. Toàn thế giới sử dụng 21% tổng sản lượng ngô, ở các nước trung Mỹ, Nam Mỹ và châu Phi sử ngô làm lương thực chính. Các nước Đông Phi sử dụng 85% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Tây Trung Phi sử dụng 80%, Vì vậy trên phạm vi toàn thế giới, ngô vẫn là cây thực phẩm, người ta dùng bắp ngô bào tử làm rau cao cấp. Sở dĩ ngô rau được ưa chuộng vì nó sạch và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Các thể loại ngô nếp, ngô đường được dùng làm ăn tươi hoặc đóng hộp xuất khẩu. Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp, ngô là thức ăn lý tưởng cho nhiều loại gia súc, là nguồn thức ăn chủ lực để chăn nuôi cung cấp thịt, trứng, sữa. từ 70-90% sản lượng ngô tại đây được dùng để sản xuất thức ăn gia súc, hơn 50% tổng số thức ăn gia súc là các dạng khác của ngô. Hầu như 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp là từ ngô, điều đó phổ biến trên toàn thế giới. Ngoài việc cung cấp chất tinh, cây ngô còn là thức ăn xanh và ủ chua lý tưởng cho đại gia súc, đặc biết là bò. Thông thường để sản xuất 1kg sữa bò cần 5kg thức ủ tươi bằng ngô, 1kg bò tươi cần 2,5kg ngô hạt, Ngoài việc ngô là nguyên chính cho các nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp, ngô còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượư, cồn, tinh bột, dầu, gulucoza, bánh kẹo, Người ta đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau từ ngô của các nghành công nghiệp lương thực thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ (như làm giây, làm sợi, ). Trên thế giới hàng năm lượng ngô nhập khẩu khoảng 700 triệu tấn. Đó là nguồn lợi lớn của các nước nhập khẩu và đạt được được hiệu quả kinh tế cao. Các nước xuất khẩu chính như Pháp, Mỹ, Achentina, Trung Quốc, Thai Lan, các nước nhập khẩu chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Phi, Mêhicô, 8 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT NGÔ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM: 2.2.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ngô trên thế giới: Ngô là cây có phạm vi phân bố rộng, nhờ đó mà hiệ nay cây ngô có mặt trên toàn thế giới, cây ngô đứng thứ ba về diện tích, đứng thứ hai về sản lượng và đứng thứ nhất về năng suất. Sở dĩ được như vậy là các nước trồng ngô trên thế giới ngày cành nhận thức được vị trí của cây ngô trong vấn đề giải quyết lượng thực, thực phẩm, đặc biệt là giả quyết thức ăn cho gia súc, nên đã phát triển ngô một cách hết sức mạnh mẽ và đẩu tư thâm canh bằng việc đầu tư thêm những tư liệu sản xuất tiên tiến trên đơn vị diện tích. Trong đó có thành tựu của cuộc cách mạng về giống ngô đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sản xuất ngô của thế giới. Việc sử dụng các loại giống ngô ở các nước phản ánh khá rõ trình độ sản xuất của mỗi nước. Khoảng nữa thế kỹ vừa qua, diện tích trồng ngô trên toàn thế giới đã tăng lên gấp rưỡi, năng suất tăng lên gấp 2,5 lần và tổng sản lượng ngô hang năm tăng lên 4 lần. Trước đại chiến thế giới thư II, so với năng suất lúa thì ngô còn kém khá xa. Nhiều thập kỷ vừa qua, với sự bùng nổ năng suất của nhiều vùng trồng ngô trên toàn thế giới. Nhờ vậy, mặc dầu diện tích trồng ngô ít hơn trồng lúa nước và kém xa lúa mỳ nhưng ngô vẫn chiếm hơn 1/3 sản lượng ngũ cốc của thế giới. Cây ngô được tiến hoá và phát triển bắt đầu từ khi người da đỏ thuần hoá ở thung lũng Tehucan - miền Trung Mêhicô và được phổ biến trồng khắp nơi từ Bắc xuống Nam, nền văn minh của thổ dân chây lục mới. Khi người dân châu Âu đến Bắc Mỹ họ đã thấy người dân da đỏ trồng ngô mà chủ yếu là ngô 8 hàng hạt, cùi có màu trắng và thân mảnh, không cao lắm, hạt nhẵn và chủ yếu là ngô đá rằn được trồng khoảng 20.000 ha. Đi xuống phía Nam Manylanol và Virgnia, người da đỏ trồng một ít ngô 16-30 hàng hạt có thân to, cùi đỏ có năng suất cao và hạt mềm. Loại ngô này được đưa vào Mỹ từ Mêhicô và được trồng khoảng 8.000 ha. Người dân dọc bờ biển phía Đông từ Pennsy Irania xuống phía Nam là ngô "hạt bí". 9 Theo TS Paul Weather Wax, vùng trồng ngô thâm canh của người da đỏ không trùng với thâm canh ngày nay. Vùng ngô của châu Mỹ cổ đại không phải là những thảo nguyên màu mỡ của vùng Trung - Tây Hoa Kỳ và nay gọi là vành đai ngô, cũng không phải là những cánh đồng hoang ở Achentina mà là những thung lũng khô hạn của bang Arzona, New Mêhicô của cao nguyên Mêhicô và thung lũng Ande Nam Mỹ. Theo Jenos, Andersen và Cutter, 1924 cho rằng: Kiểu cấu trúc nội nhũ của ngô trồng có ý nghĩa về sinh thái, chính vì vậy mà ở những vùng địa lý khác nhau thì sự phân bố ngô cũng khác nhau. Ở Mêhicô chủ yếu là ngô răng ngựa chiếm ưu thế, còn ở phía Nam nước Mỹ, vùng núi Pêru thì chủ yếu là ngô bột, phần phía Bắc của Mỹ là ngô tẻ chiếm ưu thế. Những năm đầu của thế kỹ XIX, Peter Browne đã tiến hành điều tra rất tỉ mỉ về cây ngô ở vùng Penny Vannia, để trình lên ban khoa học tự nhiên Chester. Vào năm 1873 , sau khi đề cập đến nguồn gốc và mô tả biện pháp trồng trọt, Browne đã mô tả 35 giống khác nhau, phần lớn là hổn hợp của "hạt bí" và ngô đá, ngoài ra còn mô tả ngô bọc như ngô Texas và nhiều giống khác. Năm 1856, ở Mỹ đã chọn ra giống Liming (tên người tạo giống) có năng suất cao. Đên cuối thế kỷ XIX, châu Mỹ đã có đến 770 giống ngô cải lương. Năm 1990, xuất hiện môn di truyền hiện đại, được áp dụng vào di truyền ngô. Vào năm 1908-1912 một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ (East, Esluillg, Hayesd, Jonesd) đã đưa ra khái niệm dòng tự phối và lai đơn, lai kép. Đây là cơ sở cho việc chọn tạo giống sau này. Giống lai đầu tiên từ chương trình ngô của H.A. Wallace là "Coper Cross" giữa dòng từ Ieaming và một số dòng từ "Booel butcher", "Coper Cross" đưa vào khảo nghiệm tại ban Iowa từ năm 1922-1924 cho năng suất cao. Năm 1942 ngô lai đã hoàn toàn thay thế ngô cũ (78%) ở vành đai ngô của Mỹ. Năm 1965 ngô lai chiếm (95%) diện tích ngô toàn nước Mỹ. Nếu tăng năng suất bình quân 1933 là 1.511 kg/ha thì năng suất năm 1981 là 6.884 kg/ha. Sự tăng trưởng năng suất ngô ở Mỹ vào thập kỷ 60 gầm đây là rất đáng ghi nhận. Nhờ ứng dụng ngô lai vào sản xuất đã làm cho năng suất bình quân 10

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất,sản lượng ngô trên thế giới từ 1961 – 2008 - luan van(Hien D-Hoang)
Bảng 2.1 Diện tích, năng suất,sản lượng ngô trên thế giới từ 1961 – 2008 (Trang 14)
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thừa Thiên Huế. - luan van(Hien D-Hoang)
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất ngô ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 20)
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất ngô của thành phố Huế. - luan van(Hien D-Hoang)
Bảng 2.5 Tình hình sản xuất ngô của thành phố Huế (Trang 21)
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của Thừa Thiên Huế từ năm 2005 -   2007 - luan van(Hien D-Hoang)
Bảng 4.1 Diễn biến thời tiết khí hậu của Thừa Thiên Huế từ năm 2005 - 2007 (Trang 27)
Bảng  4.2: Tỡnh hỡnh sử dụng đất của xó Diễn hoàng qua cỏc năm. - luan van(Hien D-Hoang)
ng 4.2: Tỡnh hỡnh sử dụng đất của xó Diễn hoàng qua cỏc năm (Trang 29)
Bảng  4.3: Tình hình dân số và lao động của xã qua các năm. - luan van(Hien D-Hoang)
ng 4.3: Tình hình dân số và lao động của xã qua các năm (Trang 34)
Bảng 4.5: Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển  của các giống ngô - luan van(Hien D-Hoang)
Bảng 4.5 Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống ngô (Trang 38)
Bảng 4.6: Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng cho các giống ngô ở các hộ  điều tra - luan van(Hien D-Hoang)
Bảng 4.6 Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng cho các giống ngô ở các hộ điều tra (Trang 38)
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại ngô: - luan van(Hien D-Hoang)
Bảng 4.7. Tình hình sâu bệnh hại ngô: (Trang 43)
w