1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

KTGK2-TV 4(2009-2010)

3 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 55 KB

Nội dung

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HK2 – KHỐI 4 – NĂM HỌC 2009 – 2010 Môn : Tiếng Việt 1. Chính tả: Đọc cho học sinh viết bài: Sầu riêng SGK/34 (Hoa sầu riêng…tháng năm ta) ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… 2. Tập làm văn: Đề bài: Tả một cây có bóng mát mà em yêu thích ở sân trường em. Bài làm ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………. 1. Đọc thầm bài: HOA HỌC TRÒ Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thăm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghỉ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thăm đậu khít nhau. Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy ? Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt tròi chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Theo: XUÂN DIỆU 2. Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”? A. Vì hoa phượng được trồng nhiều ở các trường học. B. Vì hoa phượng gắn bó với nhiều kỉ niệm về mái trường của các bạn học sinh. C. Vì hoa phượng báo cho học sinh biết mùa thi đã đến và sắp đến kì nghỉ hè. D. Vì tất cả những lí do đã nêu trong các câu trả lời trên. Câu 2: Bài văn giúp em hiểu điều gì ? A. Hoa phượng là một loài hoa đẹp. B. Hoa phượng đẹp lộng lẫy. C. Hoa phượng là loài hoa đẹp, rất gần gũi thân thiết với học trò D. Cả ba ý trên. Câu 3: Câu: “Hoa phượng là hoa học trò.” Là kiểu câu: A. Câu kể Ai thế nào? B. Câu kể Ai làm gì? C. Câu kể Ai là gì? D. Câu khiến. Câu 4: Chủ ngữ trong câu “Lòng cậu học trò phơi phới làm sao!” là: A. Cậu học trò B. Phơi phới làm sao C. Lòng cậu học trò D. Lòng cậu học trò phơi phới Câu 5: Vị ngữ trong câu “ Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.” A. Lá xanh um B. ngon lành như lá me non. C. xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. D. như lá me non 2. ( Đọc tiếng ) Học sinh đọc các bài tập đọc sau đây: 1. Điều ước của vua Mi-đát SGK/90. Đọc từ: Từ đầu … thế nữa Câu hỏi: Vua Mi0dát xin thần Đi-ô-ni-dốt điều gì? 2. Trung thu độc lập SGK/66. Đọc từ: Đêm nay… ngày mai Câu hỏi: Trăng thu độc lập có gì đẹp? 3. Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca SGK/55. Đọc từ: An-đrây-ca lên 9……ông chết Câu hỏi: An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? Hướng dẫn đánh giá cho điểm: Thang điểm 5 - Đọc đúng tiếng, đúng từ ( 3 điểm ) + Đọc sai dưới 3 tiếng: trừ 0,5 đ + Đọc sai dưới 5 tiếng: trừ 1đ + Không đọc được : 0đ - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu: ( 1đ) + Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 5 dấu câu: trừ 0,5đ + Không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 5 dấu câu: 0 đ - Tốc độ đọc đạy yêu cầu (không quá 1 phút) : 1 đ + Đọc trên 1 phút đến 2 phút : 0,5đ + Đọc quá 2 phút, phải đánh vần: 0đ ĐÁP ÁN ĐỌC THẦM GIỮA HK2 – KHỐI 4 – NĂM HỌC 2009 – 2010 * Mỗi câu HS khoanh đúng đạt 1 điểm Câu số 1 2 3 4 5 Câu đúng D C C C D ĐÁP ÁN VIẾT GIỮA HK2 – KHỐI 4 – NĂM HỌC 2009 – 2010 I/- Chính tả: 5 điểm - Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. (5 điểm) - Cứ sai 1 lỗi chính tả thông thường (phụ âm, đầu, vần, dấu thanh…) trừ 0,5 điểm. - Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, trình bày bẩn tuỳ mức độ có thể trừ toàn bài đến 1 điểm. II/- Tập làm văn: 5 điểm. 1/ Hình thức: 1 điểm. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 0,25 điểm. - Bài viết có đủ các phần: mở bài, thân bài và kết bài: 0, 5 điểm. - Không sai quá 5 lỗi chính tả: 0,25 điểm. 2/ Nội dung: 4 điểm. - Học sinh viết được phần mở bài (trực tiếp hoặc gián tiếp): 0,75 điểm. - Học sinh viết được thân bài, miêu tả có trình tự bao quát đến chi tiết, tả được những đặc điểm tiêu biểu nổi bật của cây bóng mát (2,5 điểm). - Hoc sinh viết được phần kết bài (mở rộng hoặc không mở rộng): 0,75 điểm. Lưu ý đối với phần thân bài: - Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, sinh động, dùng từ có sự chọn lọc, có những ý văn hay thể hiện rõ đặc điểm của cây bóng mát, tình cảm của người đối với cây thì được 2,5 điểm. - Đoạn viết rõ ràng, mạch lạc, dùng từ chính xác, biết sử dụng các kiểu câu chính xác, sinh động thì được 2 điểm. - Đoạn viết tương đối rõ ràng, mạch lạc, dùng từ khá chính xác thì được 1,5 điểm. - Đoạn viết không đúng trọng tâm, dùng từ thiếu chính xác, viết câu không đúng ngữ pháp… và bài văn mẫu: 0 đ

Ngày đăng: 02/07/2014, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w