BỆNH DẠI ( Rabies ) (Kỳ 1) pps

5 261 0
BỆNH DẠI ( Rabies ) (Kỳ 1) pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BỆNH DẠI ( Rabies ) (Kỳ 1) 1. ĐẠI CƯƠNG: 1. Định nghĩa: Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra, bệnh chủ yếu của súc vật (chó, mèo ) lây sang người qua đường da và niêm mạc. Biểu hiện lâm sàng của bệnh chủ yếu là trạng thái kích thích tâm thần vận động hoặc một hội chứng liệt kiểu Landry. Khi phát bệnh gây tử vong 100%. 2. Mầm bệnh: - Là virut dại, thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. - Pasteur chia vi rut dại ra làm 2 loại: + Virut dại đường phố: có độc lực mạnh, gây bệnh dại ở súc vật và người. + Virut dại cố định: là virut dại được nuôi cấy và thích ứng trong phòng thí nghiệm, đã giảm, mất độc lực và không gây bệnh dại. Được dùng để điều chế vacxin vì có cùng kháng nguyên với virut dại đường phố. - Sức đề kháng: + Có sức đề kháng kém: Bị bất hoạt nhanh chóng bởi xà phòng, Ether, cồn Iôt, ở 60 0 C chết trong 5 phút, ở 100 0 C chết trong 1 phút. + Tuy vậy, ở nhiệt độ phòng: virut có thể sống được từ 1 - 2 tuần. Vì vậy, đồ vật dính nước bọt chó dại, người bị dại được coi là nguy hiểm. 3. Nguồn bệnh: - Là các loài dã thú bị dại như: Chó sói, chồn, cáo và cả loại dơi Vampire hút máu bò ở Nam Mỹ. - Là gia súc bị dại: Phổ biến nhất là chó, mèo và có thể là lừa, ngựa, bò, cừu, lợn 4. Đường lây: - Qua da và niêm mạc: Virút dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại mà trên người lành sẵn có vết thương - Qua đường hô hấp: Gặp ở Nam Mỹ, khi người vào hang động có loài dơi mang virut dại cư trú. 5. Sức thụ bệnh và miễn dịch: - Sức thụ bệnh: tất cả các loài động vật máu nóng như người, gia súc, dã thú (đặc biệt động vật ăn thịt) đều có thể bị bệnh dại. - Sau khi phát bệnh ở người tử vong 100%. - Người chỉ thu được miễn dịch sau khi tiêm vacxin đủ liều. Kháng thể trung hòa tồn tại trong nước 3 tháng. Nếu tiêm nhắc lại lần 2 thì kháng thể tồn tại nhiều năm. 2. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ GIẢI PHẪU BỆNH LÝ: 1. Cơ chế bệnh sinh: Từ vết thương (do bị cắn, cào, liếm) virut theo đường dây thần kinh ngoại vi lên não gây tổn thương các tế bào thần kinh trung ương, đặc biệt là vùng sừng Amon, hành não. Virut có trong nước bọt chó dại, 10 ngày trước khi phát bệnh. Bệnh cảnh lâm sàng là do tình trạng não viêm. 2. Giải phẫu bệnh: Cơ quan tổn thương chính trong bệnh dại là não, tuỷ. Với tính chất não viêm từng chỗ, tổn thương cả chất xám lẫn chất trắng. Vùng não hay bị tổn thương là: Sừng Amon, vỏ não, hành não. 3. LÂM SÀNG: 1. Thời kỳ ủ bệnh: Từ 10 ngày đến trên 1 năm. Trung bình từ 20 ngày đến 60 ngày. Nếu số vết cắn nhiều, sâu và vị trí cắn ở gần thần kinh trung ương và giầu mạng lưới thần kinh (đầu, mặt, cổ, bàn tay) thì thời kỳ ủ bệnh sẽ ngắn. Trước khi phát bệnh có thể có tiền triệu: lo lắng, thay đổi tính tình, có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn. 2. Thời kỳ toàn phát: Có 2 thể bệnh sau: 3.2.1. Thể hung dữ hoặc co cứng: Biểu hiện bệnh là một tình trạng kích thích tâm thần vận động là chủ yếu. - Khi thì bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong. - Khi thì ở trạng thái kích thích vận động là chủ yếu với biểu hiện: co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng và thanh khí quản gây triệu chứng sợ nước. Khát không dám uống, chỉ nhìn thấy hoặc nghe thấy tiếng nước chảy cũng gây tăng co thắt họng và rất đau. Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có kích thích dù rất nhỏ vào các giác quan như: luồng gió nhẹ, mùi vị, ánh sáng.v.v Nét mặt luôn căng thẳng, hoảng hốt, mắt sáng và đỏ, tai thính, có thể có tình trạng kích thích sinh dục. Sốt tăng dần, vã mồ hôi, tăng tiết đờm dãi, rối loạn tim mạch và hô hấp, xuất hiện nhiều ảo giác. Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình sau 3 đến 5 ngày do ngừng hô hấp và ngừng tim. 3.2.2. Thể liệt: ít gặp hơn thể trên. Thường gặp ở người bị chó dại cắn đã tiêm vacxin nhưng muộn. Thường không có triệu chứng sợ nước, sợ gió. Lúc đầu có thể thấy đau nhiều vùng cột sống, sau đó xuất hiện hội chứng liệt leo kiểu Landry: Đầu tiên liệt chi dưới, sau đó rối loạn cơ vòng, rồi liệt chi trên. Khi tổn thương tới hành não thì xuất hiện liệt thần kinh sọ, ngừng hô hấp và tuần hoàn. Tử vong sau 4 đến 12 ngày. . BỆNH DẠI ( Rabies ) (Kỳ 1) 1. ĐẠI CƯƠNG: 1. Định nghĩa: Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut dại gây ra, bệnh chủ yếu của súc vật (chó, mèo ) lây sang người. mang virut dại cư trú. 5. Sức thụ bệnh và miễn dịch: - Sức thụ bệnh: tất cả các loài động vật máu nóng như người, gia súc, dã thú ( ặc biệt động vật ăn thịt) đều có thể bị bệnh dại. - Sau. niêm mạc: Virút dại có trong nước bọt của súc vật bị dại không bao giờ qua được da lành. Rất hiếm gặp mắc bệnh dại qua đồ vật trung gian bị dính nước bọt chó dại, người bị dại mà trên người

Ngày đăng: 02/07/2014, 08:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan