NẾU LỠ ĐÃ ĐẠO VĂN NGUYỄN QUANG THÂN Nhà văn, kể cả một số nhà văn lớn thường cũng có một ai đó có ảnh hưởng tới ngòi viết của mình. Sự ảnh hưởng này không có gì lạ. Chẳng hạn, trước đây, các nhà thơ của Trung Hoa hay một số nước dùng chữ Hán như nước ta thường ít hay nhiều chịu ảnh hưởng thơ Đường hay thơ Tống. Hoặc trong văn xuôi, không ít nhà văn trên thế giới đã một thời “viết như Tônx-tôi” vì thật khó mà thoát được cái bóng của nhà văn Nga vĩ đại này trên các trang viết. Nhưng đạo văn, đạo thơ lại là chuyện khác hẳn. Gần đây, chuyện đạo văn đạo thơ ở nước ta xẩy ra khá nhiều và có những trường hợp khá trắng trợn. Có người viết cả một cuốn tiểu thuyết giống y chang một vở kịch của người khác, thậm chí “mượn” luôn cả những nhân vật do người khác hư cấu và tưởng đó là nhân vật có thực trong lịch sử. Có người dùng nguyên văn bài viết của người khác và ký tên mình, cố tình quên dù một dòng “lạc khoản” cần thiết. Có người chép cả một bài thơ không phải của mình nhưng lại ngang nhiên ký tên mình và cho đăng báo dưới cái tên ấy. Dư luận cũng vừa sôi lên khi phát hiện một bài thơ “đạo một cách tinh vi và rất công phu”, một bài thơ nổi tiếng của người khác. Tinh vi vì người “đạo” không dại dột chép nguyên văn câu hay đoạn mà biết “mượn” chỗ hay nhất, đáng giá nhất là cách bố cục tứ thơ, giọng điệu độc đáo của bài thơ kia để úm ba la, hoá nó thành của mình. Nếu những “đạo sĩ” này là người mới cầm bút, nôn nóng có một cái tên dưới ánh nắng mặt trời thì đó là một hành động dại dột, chẳng nên nói đến làm gì, cũng chẳng nguy hiểm gì vì những người này chắc sẽ không bao giờ thành nhà thơ, nhà văn. Tiếc thay, như chúng ta đã thấy, có rất nhiều người làm “đạo” (chích) khi đã khá nổi tiếng, họ đã có không ít tác phẩm được đọc, hơn một lần được giải thưởng, thật khó hiểu khi đã nổi danh rồi mà cũng sẵn sàng “đạo”! Thì ra cái danh cái lợi là vô cùng, để nổi danh nhiều hơn, oai hơn nữa, người ta nhắm mắt “đạo”, nghĩ rằng trong cái thế giới bận rộn, bát nháo này, tham nhũng chút chữ nghĩa chắc là không ai biết, không ai hay. Thôi thì đó cũng là thói háo danh háo lợi tầm thường, lỡ rồi biết tính sao? Điều đáng trách là, khi chuyện đã hai năm rõ mười, những “đạo sĩ” vốn rất giỏi ngôn từ này lại không làm như thế. Họ chối bay biến sự thật và dùng khoé “loạn ngôn” làm rối trí người đọc, thậm chí bịa ra cả những sự kiện không có thật để tìm cớ ngoại phạm. Một triết gia có nói rằng, tên kẻ trộm có thể trở thành nhà đạo đức nếu y nhận mình là kẻ trộm. Điều rất khó làm, nhưng phải chăng đó là cách xử sự thích hợp nhất nếu đã lỡ…? . NẾU LỠ ĐÃ ĐẠO VĂN NGUYỄN QUANG THÂN Nhà văn, kể cả một số nhà văn lớn thường cũng có một ai đó có ảnh hưởng tới ngòi viết của. Hoặc trong văn xuôi, không ít nhà văn trên thế giới đã một thời “viết như Tônx-tôi” vì thật khó mà thoát được cái bóng của nhà văn Nga vĩ đại này trên các trang viết. Nhưng đạo văn, đạo thơ lại. rằng, tên kẻ trộm có thể trở thành nhà đạo đức nếu y nhận mình là kẻ trộm. Điều rất khó làm, nhưng phải chăng đó là cách xử sự thích hợp nhất nếu đã lỡ ?