1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy con đếm ppt

6 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 164,51 KB

Nội dung

Dạy con đếm Bạn có thể giới thiệu khái niệm về những con số khi con được cỡ 12 tháng tuổi bằng cách đếm những đồ vật nhỏ như “Có bao nhiêu cái muỗng? Một hay hai!” và hát những bài hát hay những tiết tấu có đếm số như “Một, hai con chó con”, “có ba con mèo kêu meo meo”… Khi con bạn lên hai tuổi, bé có thể học cách đếm vẹt từ 1 đến 10, mặc dù có thể trẻ sẽ chưa hiểu được khái niệm về số khi đếm các vật thể, và có thể còn đếm sót nữa “Một, hai, năm, sáu …”. Đừng lo khi trẻ đếm nhảy như thế vì trên thực tế, khi trẻ lập lại các con số có nghĩa là trẻ đang học những cái tên cho chính xác đấy. Lần tới có thể trẻ sẽ học cách chỉ ra những vật thể và đánh dấu bằng những con số (mặc dù bé làm không đúng). Tận dụng những cơ hội trong ngày để cùng đếm với con mình, có thể đếm ở ngay bàn ăn như “Một cái chén cho mẹ, một cái chén cho ba, một cái chén cho con! Một, hai, ba cái chén.” Lúc đầu có thể con bạn chỉ nói là có ba cái chén cho dù bạn có đưa ra bao nhiêu cái đi nữa, nhưng đến một lúc nào đó con bạn sẽ hiểu được số “3” là muốn nói đến số chén. Khi trẻ lên 3-4 tuổi, các em sẽ hiểu được khái niệm cộng thêm các vật thể sẽ làm tăng con số đã đếm (nhưng ngược lại lấy bớt các vật thể đi sẽ làm cho nó giảm đi số lượng). Vì thế khi ông bà đến chơi thì sẽ bày thêm một cái chén nữa trên bàn, và tổng số chén sẽ tăng lên thành 6 cái. Một cách khác để củng cố thêm khái niệm về con số là đếm các vật thể xung quanh bé mỗi ngày như số búp bê hoặc số xe đồ chơi mà bé có được và ghi nhận điều gì sẽ xảy ra khi các vật thể bị bớt đi (có thể do ăn bớt đi) hoặc thêm vào. Trẻ 3-4 tuổi cũng sẽ thành thạo hơn khi đếm các vật thể nhỏ – “hai quả cam, bốn đôi đũa”…Nói thì như vậy nhưng hầu hết trẻ em đều không thể nhận dạng được các chữ số hay viết ra, mặc dù các em đã lên 4-5 tuổi. Dạy con hiếu thảo (-D) Hiếu thảo thuộc phạm trù đạo đức, là tài sản tinh thần có gốc rễ lâu bền của dân tộc ta. Xưa kia hiếu thảo gắn với nền luân lý gia đình gồm ba thế hệ: ông bà, cha mẹ và con cái sống chung một mái nhà "Tam đại đồng đường". Ngày nay, tuy phần lớn đã chuyển sang dạng gia đình "hạt nhân": chỉ còn cha mẹ và con cái, nhưng chữ hiếu vẫn còn nguyên vẹn giá trị của nó; bởi mỗi con người đều phải được cha mẹ sinh ra (dù ngày nay nền y học tiên tiến có thể sinh con ra từ ống nghiệm). Và công nuôi nấng giáo dục của cha mẹ vô cùng lớn lao: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn đạo hiếu mới là phận con Câu ca dao đó như là một lẽ tự nhiên trong đạo làm người, nhưng trẻ em mới sinh ra đâu đã hiểu được? Vì vậy cha mẹ cần phải dạy cho con cái sớm biết hiếu thảo ngay từ nhỏ. Dạy cho con có tình yêu thương: Trên cả hiếu thảo, đó là tình yêu thương. Một đứa trẻ mới ba, bốn tháng tuổi cần phải dạy bé biết nhận ra những người thân trong gia đình như ông bà, cha mẹ và anh chị Ngôn ngữ đầu tiên của bé phải là hai chữ: Cha, mẹ! Thật ra một đứa bé mới sinh ra chưa hiểu được tình thương là gì. Người mẹ cần tập cho bé làm quen với những câu hỏi và trả lời như: - Ai sinh ra con? - Ba và mẹ ạ! - Bé có thương ba mẹ không? - Có thương ạ! - Thương ba mẹ để đâu? - Để lên đầu ạ! Những câu hỏi và trả lời như thế tưởng giản đơn, nhưng người mẹ đã phải lặp đi lặp lại cho con rất nhiều lần. Dần dà những điều ấy sẽ ăn sâu vào tiềm thức đứa trẻ. Nếu được dạy dỗ kỹ những tôn ti trật tự gia đình thì ngay từ lúc vài ba tuổi, bé đã có nề nếp kính trên nhường dưới, lễ phép với ông bà và người lớn. Người mẹ cũng cần phải dạy bé đi biết thưa, về biết trình Khi đi em hỏi, khi về em chào. Miệng em chúm chím, Mẹ yêu không nào? Một tập quán với những lễ giáo đẹp đẽ là thế mà ngày nay dường như bị quên lãng! Đi trên tàu xe, rất ít gặp hình ảnh những học sinh nhỏ tuổi nhường ghế cho người già và cũng không còn thấy cảnh em bé dắt bà lão qua đường Đáng buồn hơn là không ít em trong gia đình chỉ biết vòi vĩnh, hưởng thụ. Thấy ông bà cha mẹ làm lụng vất vả, các em vẫn trơ trơ lạnh giá, chẳng những không đỡ đần chia sẻ cùng gia đình mà còn đòi hỏi yêu sách đủ điều. Nếu cha mẹ có la rầy một chút là hỗn hào cãi lại hoặc giận dỗi bỏ học, bỏ nhà đi bụi đời mặc cho ông bà cha mẹ đau đớn lo lắng Đó là thói ích kỷ của con trẻ, là mầm bệnh sản sinh cho mai sau loại người cá nhân, vị kỷ chỉ biết lo cho bản thân mình, đạp đổ người khác! Vì vậy, người mẹ phải luôn dạy cho con trẻ có tình yêu thương. Khi đã tràn đầy tình yêu thương trong lòng con trẻ, nó sẽ biết cách biểu hiện lòng hiếu thảo ra với muôn hình muôn vẻ. Một bé gái mới lên 5 tuổi đã biết thể hiện tình thương mỗi khi mẹ đi làm về: - Mẹ có mệt không? Con thương mẹ! Hoặc thấy bà bị mắc mưa, cháu ra tận cửa đưa khăn cho bà lau và hỏi: - Bà có bị lạnh không hở bà? Tùy theo sức vóc của mình, bé có thể biểu hiện tình thương như là đưa tăm cho ông, rót nước mời bà, hay đút vào miệng ba một viên kẹo ngon Những đứa bé như thế, khi lớn lên nhất định trở thành những con người nhân hậu, hiếu thảo, giàu tình thương, biết quan tâm đến mọi người. Ầu ơ! Cháu ơi cháu ngủ cho lâu Mẹ cháu đi cấy đồng sâu chưa về Bắt được con trắm, con trê Tròng cổ mang về bà cháu mình ăn Những câu hát ru mộc mạc quen thuộc ấy đã ngấm sâu vào trong tiềm thức của bé, và những tình thương yêu gia đình đã trở thành chất xúc tác âm thầm lặng lẽ giúp các em vượt qua tất cả để vươn lên thành những người tốt có lương tri, biết hiếu thảo, sống tình nghĩa với mọi người. Lời ru không chỉ đưa trẻ vào giấc ngủ nhanh hơn bởi âm điệu du dương, trầm bổng mà nó còn là dòng sữa mát, sưởi ấm tâm hồn trẻ. Trong lời ru, người mẹ, người bà có thể gửi gắm vào đó những bài học về đạo lý làm người, cách đối nhân xử thế, ý thức vượt khó, lòng bao dung, tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên học các làn điệu dân ca để ru con. Rất nhiều chuyên gia tâm lý cũng khẳng định tầm quan trọng của hát ru trong việc giáo dục con. Đứa trẻ sẽ dễ dàng cảm nhận được tình yêu của người mẹ dành cho mình thông qua những câu hát mượt mà. Hơn nữa, bài học đầu đời mà đứa trẻ cảm nhận được chính là qua lời ru của mẹ, của bà. Ông bà cha mẹ, người lớn nên mở rộng lòng vị tha, thông cảm và độ lượng với con cháu mình để lòng hiếu thảo không phải là gánh nặng mà là chiếc cầu nối tình thương giữa các thế hệ. . có đếm số như “Một, hai con chó con , “có ba con mèo kêu meo meo”… Khi con bạn lên hai tuổi, bé có thể học cách đếm vẹt từ 1 đến 10, mặc dù có thể trẻ sẽ chưa hiểu được khái niệm về số khi đếm. Dạy con đếm Bạn có thể giới thiệu khái niệm về những con số khi con được cỡ 12 tháng tuổi bằng cách đếm những đồ vật nhỏ như “Có bao nhiêu cái muỗng?. những con số (mặc dù bé làm không đúng). Tận dụng những cơ hội trong ngày để cùng đếm với con mình, có thể đếm ở ngay bàn ăn như “Một cái chén cho mẹ, một cái chén cho ba, một cái chén cho con!

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w