Dạy con nơi đông người Ai cũng thấy ái ngại khi nhìn cảnh một bà mẹ quát tháo con mình ở chốn đông người. Nhưng hầu như người mẹ nào cũng như thế, cố phạt cho được đứa con bướng bỉnh đang khi mọi cặp mắt đổ dồn về nó với cái nhìn dò xét. Trẻ sẽ trở nên ngang bướng, thiếu lễ độ, hay cau có, dễ gây hấn và thường nói dối. Từ đó trẻ trở nên khép kín. Tùy tình huống, hoàn cảnh mà bạn chọn cách răn dạy con cái cho hợp lý. Không người mẹ nào muốn mọi người cho rằng con mình là môt đứa trẻ hư hỏng, bướng bỉnh, cư xử không đúng phép. Và cũng chẳng có cha mẹ nào muốn làm mất mặt con cái trước mặt người khác. Dạy con ở nhà không khó, nhưng xử lý thế nào với những thái độ không hay của nó nơi công cộng là chuyện đau đầu. Bạn có thể tham khảo cách giải quyết từ những tình huống có thật dưới đây: Tỏ vẻ không thích ai ra mặt: Hôm đó là sinh nhật đứa con trai 6 tuổi của bạn. Bà nội cháu đang xem nó mở quà. Thấy món quà bà tặng là bộ áo ngủ, nó thẳng tay đẩy sang một bên, mở món khác. Trông bà nội hụt hẫng thật sự. Trong trường hợp nó không thích ai cũng vậy. Mẹ chồng bạn hay người bị phản đối có thực sự buồn về chuyện đó hay chỉ thất vọng nhất thời? Có thể chỉ là thất vọng nhất thời. Bạn không nên đào sâu quá tình huống này, dù sao thì đứa bé 6 tuổi đã thể hiện trung thực cảm giác của nó lúc đó, tuy thiếu tế nhị. Nếu mẹ chồng của bạn mong đợi được ôm hôn thắm thiết hay lời cám ơn thật tình thì có lẽ bà không thực tế. Nhưng nói thế cũng không có nghĩa là bạn không cần quở trách trẻ về chuyện này. Đó là cơ hội để bạn dạy cho trẻ biết nghĩ đến tâm trạng của người khác, dù trẻ không thích thú điều này. Sau khi mọi người ra về, bạn có thể dạy bảo trẻ bằng cách đặt trẻ vào vị trí bà nội để hiểu được tâm trạng không vui về hành vi trẻ đã làm. Hãy cho trẻ ngồi ở ghế bà nội nó đã ngồi, bạn diễn lại hành động của trẻ lúc mở quà và hỏi xem cảm giác của trẻ như thế nào. Đòi mua quà: Bạn đi mua sắm ở siêu thị với đứa con gái 3 tuổi. Bé đòi xem hàng bán đồ chơi và nài bạn mua một món đắt giá. Bạn quyết định không mua, bé giận dỗi ra mặt. Dẫn trẻ vào cửa hàng bán đồ chơi mà không chắc sẽ mua cũng giống như đi trên bãi mìn, cứ sợ mìn sẽ nổ. Phòng bị là cách tốt nhất: Bạn nên nói cho trẻ biết về mục đích mua sắm và những gì cần mua trước khi đến siêu thị. “Hôm nay mẹ con mình đi mua sắm ở siêu thị. Ở đó có cửa hàng đồ chơi, mình vào xem nhưng sẽ không mua đồ chơi.” Trường hợp bạn không lường trước việc trẻ nằng nặc đòi mua cho được món đồ chơi, hãy dứt khoát chấm dứt đòi hỏi của nó. Đưa trẻ ra khỏi cửa hàng dù trẻ có la gào, tránh thái độ hay lời nói kích động cho đến khi trẻ bình tĩnh trở lại. Lúc đó bạn đừng la mắng vì trẻ không nghe những gì bạn nói. Sau khi cơn giận của trẻ đã qua, hãy nói với trẻ điều gì đó giúp nó khuây khỏa như: “Chuyện vừa rồi thật không hay cho mẹ con mình. Thôi mình đừng để ý đến nó nữa.” Sai khiến người khác: Bạn dẫn con đi ăn sinh nhật. Trong buổi tiệc, nó sai khiến bạn bè chung quanh. Trước tiên bạn hãy xem lại đây có phải là thái độ thường có ở trẻ hay không. Nếu không phải, bạn tìm hiểu xem trẻ có đói, mệt hay bệnh không. Vì những vấn đề đó vốn là những tình trạng dễ làm cho trẻ thể hiện ra bên ngoài. Nếu trước đây bạn đã từng thấy trẻ thể hiện thái độ này, lúc này bạn nên tránh can thiệp vào. Trong trường hợp đó, người có khả năng uốn nắn trẻ hiệu quả nhất là những đứa trẻ cùng dự tiệc. Nếu bạn không can thiệp ngay thì qua ứng xử của những đứa trẻ khác như không để ý hoặc xa lánh, nó sẽ hiểu ra rằng thái độ của nó đối với chúng bạn là không thể chấp nhận được. Đòi ăn hàng: Đứa con 5 tuổi của bạn đòi ăn hàng bên đường. Bạn không đồng ý. Ngay giữa phố, nó gào lên và đánh dỗi bạn. Có 2 biện pháp áp dụng thích hợp cho tình huống này: - Thứ nhất là ôn hòa: bằng giọng nói kiên định, bạn nói cho trẻ biết rằng bạn không thay đổi quyết định của mình, sau đó hãy dẫn trẻ đi khỏi chỗ đó. Biện pháp này cho trẻ thời gian suy nghĩ và kết quả của nó tồn tại trong tâm trí của trẻ. Bạn nên lập tức đưa trẻ ra khỏi chỗ nó gây huyên náo và báo cho nó biết sẽ nói về chuyện vừa rồi khi về đến nhà. Bạn hãy ra một hình phạt nào đó để răn dạy trẻ: "Mẹ phạt con không được xem TV và chơi đồ hàng vì lúc nãy con la hét và đánh dỗi mẹ.” Sau đó bạn cất hết những đồ chơi trẻ thích. - Biện pháp thứ hai bạn sử dụng lối nói dí dỏm nhưng với gương mặt nghiêm nghị. "Mình không ăn chỗ này. Mẹ biết con không vui, nhưng mình sẽ không ăn ở đây.” Khi nói như vậy, bạn cho trẻ thấy bạn ở vị thế chủ động. Có thể bỏ qua những giận dỗi thông thường của trẻ. Cơn giận của trẻ con không có hại ngoại trừ nó làm cho bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng bạn nên nghiêm túc xem xét việc trẻ đánh dỗi bạn. Nếu bạn bỏ qua lần này thì lần sau trẻ sẽ quá đáng hơn. Xúc phạm người khác: Bạn đưa trẻ đi chơi công viên. Vì không được nhường xích đu, con bạn đã mắng bé gái đang chơi: "Mày là đồ ngu!" Bạn đừng dài dòng răn dạy trẻ. Lúc này nên nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu nói nặng như vậy sẽ xúc phạm người khác. Bạn nên nói điều gì đó đại loại như: “Con không được phép nói những lời không hay như vậy.” Đừng quở trách nặng lời lúc này. Con của bạn thực sự đã hiểu những lời nói như vậy gây tổn hại cho người khác, đó là lý do tại sao nó đã dùng những lời lẽ như vậy. Giành đồ chơi: Bé 3 tuổi con bạn có bộ đồ chơi xếp nhà. Bé nhất định không cho những đứa trẻ khác chơi chung khi cùng mẹ đến nhà đứa bạn. Đừng quá bận tâm chuyện này, đó là biểu hiện rất bình thường của trẻ nhỏ. Bà mẹ nào có con ở độ tuổi này chắc chắn sẽ nhận ra điều này. Trẻ nhỏ đang trong quá trình học biết chia sẻ. Để hạn chế tranh giành, bạn hãy kiên nhẫn thuyết phục trẻ nhường đồ chơi cho trẻ khác, hay kéo sự chú ý của trẻ ra khỏi món đồ chơi đó. Tốt hơn hết, những lần sau bạn nên chuẩn bị sẵn 2 bộ đồ chơi xếp nhà. Mặc dù việc dạy trẻ biết chia sẻ là điều tốt, nhưng không phải một sớm một chiều. Phải mất từ 4 đến 5 năm trẻ mới hiểu chia sẻ là đức tính tốt. Phá trong bữa ăn: Gia đình bạn đang dùng bữa tối ở nhà hàng với một vài người bà con. Bé gái con bạn nghịch thức ăn làm vung vãi đầy bàn. Người thân của bạn có vẻ ái ngại. Trẻ con thường làm như vậy mỗi khi buồn hay để gây sự chú ý của người khác. Trước tiên, hãy cứng rắn nói với trẻ không được nghịch vì đang là giờ ăn. Kế đến gợi chuyện cho trẻ nói hoặc bày cho trẻ làm một việc gì đó như đếm xem có bao nhiêu người trong nhà hàng mặc áo đỏ. Khi ăn ở nhà hàng bạn nên cho trẻ chơi đồ chơi để trẻ không quấy. Càng bị thu hút bởi những gì diễn ra ở ngoài bàn ăn bao nhiêu, trẻ càng ít nghịch phá bấy nhiêu. Nếu cách làm này không hiệu quả, hãy thẳng thắn răn đe trẻ. Trường hợp trẻ vẫn cứ nghịch, hãy đưa trẻ ra khỏi phòng. Đừng để sự việc ảnh hưởng đến bầu khí thân thiện của gia đình. . Dạy con nơi đông người Ai cũng thấy ái ngại khi nhìn cảnh một bà mẹ quát tháo con mình ở chốn đông người. Nhưng hầu như người mẹ nào cũng như thế, cố phạt cho được đứa con bướng. răn dạy con cái cho hợp lý. Không người mẹ nào muốn mọi người cho rằng con mình là môt đứa trẻ hư hỏng, bướng bỉnh, cư xử không đúng phép. Và cũng chẳng có cha mẹ nào muốn làm mất mặt con. với một vài người bà con. Bé gái con bạn nghịch thức ăn làm vung vãi đầy bàn. Người thân của bạn có vẻ ái ngại. Trẻ con thường làm như vậy mỗi khi buồn hay để gây sự chú ý của người khác.