1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dạy bé biết giá trị của tiền pdf

5 326 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 129,72 KB

Nội dung

Dạy bé biết giá trị của tiền Theo các chuyên gia giáo dục, cách cha mẹ cho con tiền khi cần thiết không hay bằng cách trợ cấp hàng tháng. Ở độ tuổi lên 5-6, bé có thể lãnh trợ cấp vì đã có ý thức về mối liên hệ giữa đồng tiền và sự mua bán, có thể phân biệt hình dáng tờ giấy bạc, biết cộng trừ Số tiền là bao nhiêu còn phụ thuộc vào 3 yếu tố:  mức độ trưởng thành của trẻ  khả năng tài chính của cha mẹ  những món đồ mà bạn kỳ vọng rằng con mình sẽ bỏ tiền ra mua. Bất kể món tiền ít hay nhiều, chẳng bao lâu bé sẽ cảm thấy cần nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự động tăng trợ cấp hàng năm cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất tự nhiên khi ban hành lệnh cấm vận, siết chặt hầu bao nếu trẻ bị điểm thấp ở trường, hoặc cư xử không đúng mực. Lúc này, đồng tiền được sử dụng như là vũ khí phục vụ cho việc trừng phạt hay khen thưởng. Các chuyên gia giáo dục cho rằng chiến thuật này không phải lúc nào cũng thắng lợi. Vì nếu bị siết chặt, trẻ sẽ tỏ ra không cần tiền, và tiếp tục lập lại những hành động ấy. Hoặc cũng có thể, trẻ sẽ nảy sinh ý định ăn trộm tiền của người khác. Đi cùng với việc cho tiền hằng tháng, bạn cần hướng dẫn trẻ cách quản lý tiền bạc. Phải giáo dục con cần cất riêng một món nho nhỏ để hoạch định cho tương lai. Hãy giúp trẻ quyết định xem nên tiết kiệm ở khoản nào và số tiền còn thừa sau khi chi tiêu đúng mục đích là bao nhiêu. Đối với trẻ em, để dành tiền sẽ ý nghĩa nhiều hơn nếu như ấp ủ một giấc mơ như mua bộ xếp hình kỹ thuật, máy tính cá nhân Bạn nên khuyến khích con tiết kiệm tiền bằng cách đề ra các kế hoạch ngắn hạn như bớt mua đồ chơi, giấy dán, bộ sưu tập thú bông hay bất cứ thứ gì. "Cũng như học nói, học đi, học đọc, học viết ", trẻ con cần phải học cả cách ăn uống. Giáo dục con mình ăn uống đúng cách để đảm bảo sức khỏe, tăng trưởng về mặt thể chất, phát triển trí tuệ đòi hỏi sự kiên trì lớn của bố mẹ. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đôi chút trong cách tạo cho con bạn một thói quen ăn uống hợp lý mà không làm cho chúng chán:  Hãy rủ con bạn đi chợ cùng, đây là cơ hội tốt để cho chúng nhận biết được các loại thực phẩm, rau quả khác nhau, để dạy cho chúng cách chọn lựa quả cam ngọt hay quả xoài ngon  Bạn hãy cố gắng thực hiện nguyên tắc "mùa nào thức nấy" ở mức độ tối đa có thể được. Điều này tiện cho việc làm đa dạng thực đơn và con bạn sẽ không chán vì quanh năm ngày tháng chỉ có một vài món thay đổi  Hãy khích lệ chúng nói lên ý kiến của mình về món mà chúng được ăn: mùi, vị, các thành phần hãy dạy chúng nói theo kiểu: món này cay, món kia ngọt hơn là chỉ đơn thuần "con thích" hay "con không thích"  Nên rủ chúng cùng tham gia nấu các món ăn với bạn để "đánh thức" cảm giác ngon miệng ở chúng. Sau đó việc ăn uống đối với chúng không phải là bị ép buộc nữa mà trở thành niềm thích thú  Hãy kích thích trí tò mò của chúng: đừng bỏ lỡ cơ hội cho con bạn làm quen với các vị mới. Một cách tự nhiên, tất cả các trẻ em đều thích vị ngọt hơn các vì khác nhưng bằng sự khéo léo của mình bạn sẽ hướng sự chú ý của chúng vào các hương vị khác nhau. Hãy để chúng "khám phá" các món ăn mới, nếu chúng không thích thì không nên ép. Tuy nhiên hãy thử vào lần sau. Trong khoảng từ 4 đến 7 tuổi trẻ em cần 4-5 lần để quen với 1 vị mới  Việc trang trí các món ăn một cách tinh tế của bạn sẽ làm cho bữa ăn trở nên vô cùng hấp dẫn và thu hút. Hãy cùng ăn tối một cách vui vẻ và thư giãn, không nói về công việc hay chuyện bài vở  Bạn thử thay đổi thói quen vào bữa tối chủ nhật chẳng hạn: bạn hãy thay món hàng ngày bằng bất ngờ nào đó. Tạo nên điều bất ngờ sẽ giúp con và gia đình bạn cảm thấy bữa ăn không đơn thuần là ăn để sống mà còn là một niềm vui, một điều thú vị  Trong tủ lạnh nhà bạn nên thường xuyên có sữa chua chứ không phải là kem, hoa quả tươi thay cho nước ngọt. Nên cho trẻ ăn hoa quả trước bữa ăn nửa giờ tốt hơn là sau đó. Bạn hãy tạo thói quen chỉ dùng nước ngọt trong các dịp lễ sinh nhật. Bởi thường xuyên sử dụng nước ngọt, nước uống có ga không tốt cho sức khỏe  Áp dụng cho con bạn quy tắc "hoặc" chứ không phải "và". Hoặc một cốc nước ngọt hoặc 2 cái kẹo chứ không phải tất cả. Không nên cấm đoán mà để chúng chọn lựa Dạy bé cách kêu cứu Trong lúc khẩn cấp hoặc khi tai nạn xảy ra, chúng ta thường hay thụ động và mất bình tĩnh vì thiếu sự chuẩn bị. Ðể giảm bớt tình trạng này, đây là những gì mà bạn có thể làm: -Bên cạnh mỗi cái điện thoại trong nhà đều có một danh sách gồm các số điện thoại của các trụ sở quan trọng như: Ðiện thoại khẩn cấp của nơi bạn cư ngụ (ví như số 911), bệnh viện gần nhà, cơ quan chống ngộ độc, nhà cứu hỏa, văn phòng bác sỹ, điện thoại nơi cha mẹ làm việc, điện thoại của những người thân nhất và hàng xóm. Bạn nên dùng bút màu đậm để viết danh sách này thật rõ ràng để dễ đọc -Trẻ em trên bốn tuổi cần được hướng dẫn cách sử dụng điện thoại khi cần thiết. Bạn nên giảng giải cho bé nghe sự quan trọng khi gọi điện thoại khẩn cấp (911) và trong những trường hợp nào mới dùng tới. Bạn có thể tập dượt cho bé bằng cách hỏi bé những câu hỏi như: Tên của bé là gì? Bé đang ở đâu? Chuyện gì đã xảy ra? Dạy bé cần phải giữ bình tĩnh và nói ngắn gọn khi kêu cứu. Dạy bé có lòng yêu loài vật Thông thường trẻ rất thích chơi với chó, mèo, gà, chim thú, cá cảnh bởi vì ngoài ông bà, cha mẹ, thì các con vật ấy rất gần gũi, quen thuộc với bé. Các nhà giáo dục cũng khẳng định, giữa vật nuôi và trẻ em có một tình cảm tự nhiên thân thiết. Con chó khôn lớn sẽ là trợ thủ đắc lực cho bé những lúc cha mẹ vắng nhà. Ở những nhà gần núi, không ít trường hợp chó đã cứu thoát được bé khỏi bị chó sói ăn thịt hoặc có nhiều chú chó khôn đã mang bé ra khỏi dòng nước chảy xiết. Vì vậy, sẽ rất có lợi nếu như các bà mẹ nuôi trong nhà một con chó hoặc một con mèo, hay bình cá cảnh. Nếu như hằng ngày trẻ em được chuyện trò, vuốt ve, ngắm nhìn những con vật nhỏ bé đáng yêu thì tâm hồn các em sẽ được thanh thản và bình yên biết bao. Các bậc cha mẹ nên lưu ý là không nên dạy con căm ghét, hành hạ thú vật. Gần đây, một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, những trẻ thường đánh đập thú vật có nguy cơ hành động bạo lực cao hơn trẻ bình thường. . Dạy bé biết giá trị của tiền Theo các chuyên gia giáo dục, cách cha mẹ cho con tiền khi cần thiết không hay bằng cách trợ cấp hàng tháng. Ở độ tuổi lên 5-6, bé có thể lãnh trợ. cho bé nghe sự quan trọng khi gọi điện thoại khẩn cấp (911) và trong những trường hợp nào mới dùng tới. Bạn có thể tập dượt cho bé bằng cách hỏi bé những câu hỏi như: Tên của bé là gì? Bé đang. giữa đồng tiền và sự mua bán, có thể phân biệt hình dáng tờ giấy bạc, biết cộng trừ Số tiền là bao nhiêu còn phụ thuộc vào 3 yếu tố:  mức độ trưởng thành của trẻ  khả năng tài chính của cha

Ngày đăng: 02/07/2014, 05:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w