Có phải trẻ hư do bạn bè xấu? Trước khi ngăn cấm con kết bạn với ai, hãy khách quan trả lời tại sao bạn không thích bạn của nó? Một số cha mẹ vì sự “thiên vị vô thức”, đã chủ quan cho rằng con mình hư là do xúi giục của bạn bè xấu, trong khi thủ phạm chuyên gây sự có thể là con mình. Có quan niệm cho rằng việc hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc vào bạn bè cùng trang lứa nhiều hơn gia đình. Những năm đầu, trẻ hoàn toàn bắt chước cách xử sự của cha mẹ. Nhưng khi trẻ lớn hơn một chút và bắt đầu kết bạn, trẻ có thể bị ảnh hưởng từ bạn chúng. Nếu gặp những đứa trẻ hư, hay gây gổ, con bạn cũng có thể trở nên hung hăng, bướng bỉnh hoặc ngược lại sẽ rất nhút nhát, sợ sệt. Nếu trẻ được gửi đi học nhà trẻ, mẫu giáo, các bậc phụ huynh có thể yên lòng hơn với cách chăm sóc, giáo dục ở nhà trường. Với những phương pháp sư phạm khoa học, trẻ sẽ được hướng dẫn chọn bạn và những trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Trong khoảng 4,5 đến 5 tuổi, trẻ bắt đầu tranh giành vị trí “trung tâm” trong các mối quan hệ bằng cách chứng tỏ khả năng, sức mạnh của mình trong các trò chơi, thậm chí bắt nạt bạn. Hầu hết mọi bé trai từ năm đến tám tuổi bắt đều tỏ ra hết sức ngang bướng, hay phá phách, nghịch ngợm. Tuy nhiên, phụ huynh không nên quá nóng nảy, vận dụng quyền hành đánh con hay dọa nạt bạn bè của chúng. Ngoài ra, sự cưng chiều quá mức của cha mẹ có thể làm hư trẻ. Một số gia đình cho rằng hành động dám ”bắt nạt” những đứa trẻ khác là biểu hiện của lòng can đảm. Trẻ có thể dựa vào điều này để làm mưa làm gió và ngày càng bướng bỉnh hơn. Tuy nhiên, không thể vì quá lo lắng việc con bị bắt nạt mà cha mẹ lúc nào cũng ra sức che chở, bảo vệ chúng một cách mù quáng. Đến một lúc nào đó, con bạn phải hòa nhập vào cuộc sống xã hội, sự bỏ bê hay nuông chiều quá mức cũng sẽ bất lợi cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Cha mẹ nên quan tâm, uốn nắn, nhưng cũng biết khuyến khích trẻ học tự lập, không ỷ lại hoàn toàn vào bố mẹ. Muốn như thế, cha mẹ phải học cách hiểu để ứng xử thích hợp với trẻ. Xét lại hành động của mình Tính cách, ứng xử của cha mẹ phần nào ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Trước khi tỏ ý ngăn cấm con mình kết bạn với ai đó, hãy khách quan trả lới câu hỏi tại sao bạn không thích bạn của con? Ngoài ra, đừng can thiệp quá sâu vào mối quan hệ của con. Hãy khuyến khích, hướng dẫn trẻ tự giải quyết những rắc rối. Điều ấy sẽ có lợi khi trẻ lớn lên. Đừng quá thành kiến với trẻ Trẻ em luôn nhớ rất rõ những điều người lớn nhận xét, và một khi bạn có thành kiến với chúng thì chúng cũng sẽ có thành kiến với bạn. Nên đối thoại, đừng áp chế trẻ Các bậc cha mẹ thường mắc phải sai lầm là sử dụng lối giáo dục áp chế. Đa số cha mẹ thường không dành thời gian giải thích cặn kẽ và chia sẻ những kinh nghiệm với trẻ. Thậm chí, ngay cả khi trẻ thắc mắc, một số cha mẹ đã gạt phăng và còn cho trẻ cố cãi bướng. Nếu cha mẹ cố tình áp chế, không chịu giải thích và tìm hiểu tâm tư của trẻ, có thể dẫn đến việc trẻ ngày càng trở nên bướng bỉnh và lầm lì hơn, gây nên những hậu quả không tốt trong tương lai. Đừng lạm dụng quyền lực Trong giáo dục, quyền lực có một giới hạn nhất định ở phạm vi hướng dẫn và uốn nắn. Việc lạm dụng quyền lực để biến trẻ trở thành theo ý bạn là một sai lầm. Khi trẻ lớn lên và bắt đầu có tư duy, trẻ trở thành một thành phần của xã hội. Trẻ phải tự hòa nhập với cuộc sống và cả một con đường tương lai dài phía trước. Cha mẹ hãy là nơi nương tựa tinh thần vững chắc, chắp cánh cho trẻ bay xa. 1. Một ông bố chở con đi học. Tới ngã tư, đèn đỏ, ông nhìn trước sau, rồi vượt qua. Cô bé ngồi sau hỏi: "Bố vượt đèn đỏ là không đúng rồi". Ông bố gắt: "Trễ giờ họp rồi, vượt đèn đỏ một lần có sao đâu. Con toàn vẽ chuyện". 2. Cả gia đình đi chơi công viên, bà mẹ mua cho cô con gái một lon nước ngọt. Uống xong, cô bé cầm cái lon trên tay không biết bỏ đâu. Thấy vậy mẹ cô bé bảo: "Vứt đại xuống cỏ đi." Cô bé kỳ kèo: "Mẹ dắt con đi kiếm cái thùng rác đi, vứt bừa thế này ai dọn?" Bà mẹ gắt: "Cứ vứt xuống khắc có người đến dọn lo gì." Nghe mẹ bảo thế, cô bé không hiểu được vì sao khi ở nhà bé lỡ bỏ vật gì sai vị trí hay vất rác không đúng nơi quy định là bị mẹ mắng ngay. Thế mà giờ đây mẹ lại bảo con vứt bừa đi là sao? 3. Cậu bé ngồi cả buổi mà không thể giải được bài tập toán, cậu quay sang nhờ bố. Ông bố không muốn bỏ lỡ phim hay nên bảo: "Con cứ lật sách bài giải ra chép vào để nộp cho cô giáo, hôm nào rảnh bố sẽ giảng lại". Vậy mà có một lần con nghe bố tranh luận với các bác đồng nghiệp, bố cứ nhắc đi nhắc lại câu nói: "Bất cứ lúc nào, ở đâu sự trung thực là rất cần thiết. Vì thế bài học đầu phải dạy cho trẻ không thể thiếu hai chữ này." 4. Một bà mẹ đã từng dạy con: "Lao động là vinh quang, vì thế người làm ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều cao quý như nhau, cũng đều đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của xã hội." Vậy mà khi mẹ hỏi: "Lớn lên con sẽ làm nghề gì?" Cậu bé háo hức kể cho mẹ nghe: "Ước mơ của con sau này là cầm chiếc bay để xây những viên gạch thành những ngôi nhà đẹp cho đời, cho người." Nghe con nói đến đó, người mẹ cau mày gắt: "Hết nghề rồi hả? Kỹ sư, bác sĩ, giám đốc công ty không mơ, sao lại đi làm thợ xây dựng?" Có những lúc thằng bé bị sụt hạng, bà mẹ vừa ký tên vào sổ liên lạc vừa chì chiết thằng con: "Học hành kiểu ấy sau này chỉ có đi quét rác cho xấu mặt cả dòng họ." Cậu bé đem kể chuyện này cho cha, ông bảo: "Đúng, nghề nào cũng tốt hết con à. Nhưng cha mẹ lại muốn con có được một nghề tốt nhất, chứ làm chị quét rác hay anh công nhân xây dựng lương vừa thấp vừa phải làm việc nặng nhọc lúc nào cũng đội nắng dầm mưa vất vả lắm. Với lại, trong xã hội nghề đó không được coi trọng con à. Đừng mơ tới nó nữa". … Còn nhiều nữa thắc mắc, câu hỏi của trẻ khi chúng nhận thấy những điều người lớn nói, lời nói và việc làm đôi lúc lại không giống với những gì chúng được dạy dỗ. Việc hình thành nhân cách của trẻ, một phần nhờ vào việc giáo dục thông qua những bài giảng của thầy cô giáo, của cha mẹ, ông bà, của những người chung quanh. Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng. Để có được những tâm hồn và nhân cách hoàn thiện, chúng ta - những người lớn hãy viết lên đó những điều tốt đẹp bằng chính lời nói và hành động của mình. . đầu, trẻ hoàn toàn bắt chước cách xử sự của cha mẹ. Nhưng khi trẻ lớn hơn một chút và bắt đầu kết bạn, trẻ có thể bị ảnh hư ng từ bạn chúng. Nếu gặp những đứa trẻ hư, hay gây gổ, con bạn cũng có. Có phải trẻ hư do bạn bè xấu? Trước khi ngăn cấm con kết bạn với ai, hãy khách quan trả lời tại sao bạn không thích bạn của nó? Một số cha mẹ vì sự “thiên. rằng con mình hư là do xúi giục của bạn bè xấu, trong khi thủ phạm chuyên gây sự có thể là con mình. Có quan niệm cho rằng việc hình thành nhân cách của trẻ phụ thuộc vào bạn bè cùng trang