Lo ngại về loại hạt giống "tự kết liễu" Từ 9 đến 18/2, đại diện 188 quốc gia tham gia Công ư ớc Đa dạng Sinh học họp tại Bangkok, Thái Lan. Các đại biểu đang xem xét đi đến một Nghị định thư mới, ràng buộc loại hạt giống “tự kết liễu” mà một số công ty đa quốc gia đang đưa vào các nước đang phát triển. Hàng nghìn năm nay, nông dân trên thế giới thường sử dụng hạt giống tốt nhất của mùa trước để gieo trồng vụ sau Nhiều đại biểu tham dự mong đợi hội nghị sẽ mở đường cho m ột thoả thuận quốc tế về việc sử dụng loại công nghệ trên. Công nghệ ''tự kết liễu'' liên quan tới việc đưa một gien vào hạt cây chuyển đổi gien. Khi cây trồng được thu hoạch, mọi hạt mới đều không có khả năng nảy mầm. Như vậy, công nghệ này buộc nông dân mỗi năm phải mua hạt giống mới của công ty sản xuất sinh vật chuyển gien Công nghệ ''tự kết liễu'' là tên gọi do các nhóm bảo vệ môi trường nghĩ ra. Họ khuyến cáo công nghệ có thể ngăn cản nông dân gây giống và cải tạo các loại hạt địa phương. Trong khi đó, những người ủng hộ công trên gọi nó là Công ngh ệ hạn chế sử dụng gien (Genetic Use Restriction Technologies - GURTs) hay công nghệ triệt sản hạt cây. Những người này tin rằng, nó là giải pháp hứa hẹn ngăn chặn sự thụ phấn chéo giữa cây chuyển gien (GM) và cây bình thường. Tuy nhiên, Tổ chức Nông lương LHQ đã khuyến cáo về tác động tiêu cực của GURTs. Chuy ên gia nông nghiệp Camila Montecinos ở Chilê nói, phấn hoa từ cây có mang gien “tự kết liễu” có thể nhiễm sang cây bình thường. Thoạt tiên không có gì xảy ra cả. Nhưng đến mùa v ụ sau, nông dân mới tá hoả khi nhận thấy hạt giống từ cây trồng bình thường cũng không thể nảy mầm được. Hậu quả là, nó gây ra tình trạng sụt giảm lớn sản lượng, gây mất an ninh lương thực cho các cộng đồng nghèo. Lo ngại trước nguy cơ đó, các cuộc thảo luận tại Bangkok tập trung vào tác động của GURTs đối với các nông dân nhỏ. Đề xuất của hội nghị sẽ được 188 quốc gia thành viên của Công ước đa dạng sinh học xem xét vào đầu năm tới tại Brazil. Mục tiêu là thông qua một nghị định thư mới, ràng buộc về công nghệ này. Được biết, Công ty Monsanto và Chính phủ Mỹ cùng nắm giữ bằng sáng chế về công nghệ hạt giống ''tự kết liễu''. . Lo ngại về lo i hạt giống "tự kết liễu" Từ 9 đến 18/2, đại diện 188 quốc gia tham gia Công ư ớc. ràng buộc lo i hạt giống “tự kết liễu” mà một số công ty đa quốc gia đang đưa vào các nước đang phát triển. Hàng nghìn năm nay, nông dân trên thế giới thường sử dụng hạt giống tốt. quốc tế về việc sử dụng lo i công nghệ trên. Công nghệ ''tự kết liễu'' liên quan tới việc đưa một gien vào hạt cây chuyển đổi gien. Khi cây trồng được thu hoạch, mọi hạt