Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN VẬT LÝ 7. A Lớp: 7/ Tuần : 10 - Tiết 10 - Ngày: 06/11/2009. I. Phần trắc nghiệm: (3đ). 1.Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây: (1,5đ). Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật ? A. Khi mắt ta hướng vào vật. B. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu vào vật. C. Khi vật phát ra ánh sáng. D. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. Câu 2: Trong trường hợp nào, ánh sáng không còn truyền đi theo đường thẳng ? A. Truyền từ không khí vào nước. B.Truyền trong không khí. C. Truyền trong nước. D. Truyền trong thuỷ tinh. Câu 3: Góc tới bằng bao nhiêu thì tia phản xạ hợp với tia tới một góc bằng 60 0 ? A. 120 0 . B. 60 0 . C. 30 0 . D. 0 0 . Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất sau : A. Là ảnh thật, lớn hơn vật. B. Là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. Là ảnh thật, nhỏ hơn vật. D. Là ảnh ảo, lớn bằng vật. Câu 5: Chiếu một chùm tia tới song song vào 1 gương cầu lõm, ta thu được chùm tia phản xạ là chùm tia: A. Song song. B. Hội tụ. C. Phân kỳ. D. Không phải 3 câu A, B và C. Câu 6: Người ta dùng gương cầu lồi để làm kính chiếu hậu ở xe ô tô là vì : A. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn. B. Gương cầu lồi cho ảo ảnh lớn. C. Gương cầu lồi cho ảnh rõ hơn các gương khác. D. Cả 3 câu trên. 2. Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây: (1,5đ). Khi nguồn sáng có kích thước nhỏ, thì trên màn chắn đặt phía sau vật cản, ta thu được vùng (1) và vùng (2) Nhật thực xảy ra vào ban (3) , khi (4) che khuất ánh sáng từ mặt trời chiếu xuống trái đất. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi (5) hơn vật; ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm (6) hơn vật. II. Phần tự luận: (7đ). 1. Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng ? Lấy 1 ví dụ ứng dụng ? (1,5đ). 2. Ảnh của một vật cho bởi gương phẳng có những tính chất gì ? (1,5đ). 3. Cho 1 điểm sáng S và 1 điểm A ở trước 1 gương phẳng như hình vẽ. a. Vẽ ảnh S ' của điểm sáng S tạo bởi gương ? (1đ). b. Vẽ 1 tia sáng đi từ S tới gương, phản xạ rồi đi qua điểm A ? (1đ). c. Vẽ hình và gạch chéo vùng đặt mắt để có thể nhìn thấy ảnh S ' ? (1đ). d. Chứng minh rằng, tia sang truyền từ S phản xạ trên gương rồi qua A theo đường ngắn nhất? (1đ) A . S . Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN VẬT LÝ 7. B Lớp: 7/ Tuần 10 - Tiết 10 - Ngày 06/11/2009. I. Phần trắc nghiệm: (3đ). 1. Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây: (1,5đ). Câu 1: Vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng? A. Mặt trời. B. Mặt trăng. C. Ngọn nến đang cháy. D. Bóng đèn đang sáng. Câu 2: Trường hợp nào dưới đây, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng? A. Từ mặt trời xuống trái đất. B. Từ không khí vào nước. C. Từ nước vào không khí. D. Truyền 1 đoạn ngắn trong không khí. Câu 3: Góc tới bằng bao nhiêu thì tia phản xạ vuông góc với tia tới? A. 90 0 . B. 60 0 . C. 45 0 . D. 30 0 . Câu 4: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng có tính chất sau: A. Ảnh ảo, lớn bằng vật. B. Ảnh ảo, lớn hơn vật. C. Ảnh ảo, bé hơn vật. D. Ảnh thật, lớn bằng vật. Câu 5: Chiếu 1 chùm tia tới song song vào 1 gương cầu lồi, ta thu được 1 chùm tia phản xạ là chùm tia: A. Song song. B. Hội tụ. C. Phân kỳ. D. Không phải 3 câu A, B, C. Câu 6: Người ta dùng gương cầu lõm để đun nấu bằng ánh sáng mặt trời, vì: A. Gương cầu lõm rất nóng. B. Gương cầu lõm làm phân kỳ ánh sáng mặt trời. C. Gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn. D. Gương cầu lõm hội tụ ánh sáng mặt trời. 2. Chọn từ thích hợp điền vào các chỗ trống dưới đây cho hợp nghĩa: (1,5đ). Khi nguồn sáng có kích thước lớn, trên màn chắn đặt phía sau vật cản, ta thu được vùng (1) , vùng (2) và vùng (3) Nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng từ nguồn chiếu tới, gọi chung là (4) Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lõm (5) hơn vật; ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi (6) hơn vật. II. Phần tự luận: (7đ). 1. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Dụng cụ nào có ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng? (2đ). 2. Ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì? (1đ). 3. Cho 1 điểm sáng S và 1 điểm A ở trước 1 gương phẳng như hình vẽ. a. Vẽ ảnh S' của điểm sáng S tạo bởi gương? (1đ). b. Vẽ 1 tia sáng đi từ S tới gương, phản xạ rồi đi qua điểm A ? (1đ). c. Vẽ hình và gạch chéo vùng đặt mắt để có thể nhìn thấy ảnh S' ? (1đ). d. Chứng minh rằng, tia sang truyền từ S phản xạ trên gương rồi qua A theo đường ngắn nhất? (1đ) A . S . ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ A: I. Phần trắc nghiệm: ( 3đ) 1. Chọn ý đúng: Mỗi câu đúng 0.25đ. Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn D A C B B A 2. Điền vào chỗ trống: Mỗi cụm từ đúng 0.25đ. (1) : sáng (2) : bóng tối (3) : ngày (4) : mặt trăng (5) : nhỏ (6) : lớn II. Phần tự luận: ( 7đ) 1. Phát biểu đúng định luật truyền thẳng ánh sáng: 1đ. Nếu thiếu hoặc sai 1 ý thì trừ 0.25đ. Cho 1 ví dụ đúng: 0.5đ 2. Ảnh của một vật cho bởi gương phẳng là ảnh ảo ( 0.5đ), lớn bằng vật (0.5đ). Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương ( 0.5đ). 3. a. Vẽ ảnh S' của S đối xứng với nhau qua gương ( 1đ). Nếu vẽ khoảng cách không bằng nhau hoặc không vuông góc, trừ 0.5đ. b. Nối S' với A, cắt gương tại điểm tới I. ( 0,5đ) Nối SI ( 0.5đ) Nếu vẽ tia ảo S'I bằng nét liền thì trừ 0.25đ c. Vẽ đúng 2 tia từ S' đi qua 2 mép gương, mỗi tia 0.25đ Vẽ đúng 2 tia từ S đến 2 mép gương, mỗi tia 0.25đ Nếu vẽ 2 tia ảo bằng nét liền thì trừ 0.25đ d. Lấy 1 điểm M bất kì trên gương, vẽ tia SMA ( 0.25đ) Bằng kiến thức hình học, chứng minh SMA luôn luôn lớn hơn SIA ( 0.75đ). ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM ĐỀ B: I. Phần trắc nghiệm: ( 3đ) 1. Chọn ý đúng: Mỗi câu đúng 0.25đ. Câu 1 2 3 4 5 6 Chọn B D C A C D 2. Điền vào chỗ trống: Mỗi cụm từ đúng 0.25đ. (1) : sáng (2) : bóng tối (3) : bóng nửa tối (4) : vật sáng (5) : lớn (6) : nhỏ II. Phần tự luận: ( 7đ) 1. Phát biểu đúng định luật phản xạ ánh sáng: 1.5đ. Nếu thiếu hoặc sai 1 ý thì trừ 1đ. Cho 1 ví dụ đúng: 0.5đ 2. Ảnh của một vật cho bởi gương cầu lồi là ảnh ảo ( 0.5đ), nhỏ hơn vật (0.5đ). 3. a. Vẽ ảnh S' của S đối xứng với nhau qua gương ( 1đ). Nếu vẽ khoảng cách không bằng nhau hoặc không vuông góc, trừ 0.5đ. b. Nối S' với A, cắt gương tại điểm tới I. ( 0,5đ) Nối SI ( 0.5đ) Nếu vẽ tia ảo S'I bằng nét liền thì trừ 0.25đ c. Vẽ đúng 2 tia từ S' đi qua 2 mép gương, mỗi tia 0.25đ Vẽ đúng 2 tia từ S đến 2 mép gương, mỗi tia 0.25đ Nếu vẽ 2 tia ảo bằng nét liền thì trừ 0.25đ d. Lấy 1 điểm M bất kì trên gương, vẽ tia SMA ( 0.25đ) Bằng kiến thức hình học, chứng minh SMA luôn luôn lớn hơn SIA ( 0.75đ). Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT- MÔN VẬT LÝ 7. A Lớp : 7/ Bài số 2 - Tiết 27 - Ngày 03/04/2008. I.Phần trắc nghiệm: (4đ). 1.Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây: (3đ). Câu 1: Sau khi thanh thuỷ tinh cọ xát với lụa thì: A.Thuỷ tinh mang điện dương, lụa mang điện âm. B.Thuỷ tinh mang điện âm, lụa mang điện âm. C.Thuỷ tinh mang điện dương, lụa mang điện dương. D.Thuỷ tinh mang điện âm, lụa mang điện dương. Câu 2: Khi 2 vật nhiễm điện hút nhau, ta có thể kết luận: A.Chúng đều nhiễm điện âm. B.Chúng đều nhiễm điện dương. C.Một vật nhiễm điện dương, 1 vật nhiễm điện âm. D.Các câu trên đều sai. Câu 3: Hạt nhân nguyên tử là hạt: A.Mang điện dương. B.Mang điện âm. C.Không mang điện. D.Cả A và B. Câu 4: Dòng điện có thể đi qua môi trường: A.Không khí. B.Nước cất. C.Kim loại. D.Cả A, B, và C. Câu 5: Đồ dùng nào sau đây có ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện? A.Ti-vi. B.Đèn LED. C.Chuông điện. D.Ấm điện. Câu 6: Tác dụng nào sau đây được ứng dụng để chế tạo nam châm điện? A.Tác dụng nhiệt. B.Tác dụng phát sáng. C.Tác dụng từ. D.Tác dụng hoá học. 2.Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống dưới đây: (1đ). Ở tâm mỗi nguyên tử có một (1) mang điện tích (2) Chung quanh hạt nhân có các (3) mang điện tích (4) chuyển động rất nhanh tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. II.Phần tự luận: (6đ). Câu 1: Dòng điện là gì? Nêu chiều qui ước của dòng điện? (1,5đ). Câu 2: Lấy mỗi tác dụng của dòng điện dưới đây 2 ví dụ ứng dụng: (1đ). - Tác dụng nhiệt: - Tác dụng hoá học: Câu 3: Vì sao cánh quạt điện quay rất nhanh, gió thổi mạnh mà sau một thời gian vẫn có bụi bám vào? (1,5đ). Câu 4: Vẽ sơ đồ mạch điện có: nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp, 1 khoá K, 1 bóng đèn đang sáng.Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch? (2đ). Họ và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT- MÔN VẬT LÝ 7. B Lớp : 7/ Bài số 2 - Tiết 27 - Ngày 03/04/2008. I.Phần trắc nghiệm: (4đ). 1.Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây: (3đ). Câu 1: Sau khi thanh nhựa sẫm màu cọ xát với vải khô thì: A.Thanh nhựa mang điện dương, vải khô mang điện âm. B.Thanh nhựa mang điện âm, vải khô mang điện âm. C.Thanh nhựa mang điện dương, vải khô mang điện dương. D.Thanh nhựa mang điện âm, vải khô mang điện dương. Câu 2: Khi 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, ta có thể kết luận: A.Chúng đều nhiễm điện âm. B.Chúng đều nhiễm điện dương. C.Một vật nhiễm điện dương, 1 vật nhiễm điện âm. D.Cả 2 câu A và B. Câu 3: Electron là hạt: A.Mang điện dương. B.Mang điện âm. C.Không mang điện. D.Cả A và B. Câu 4: Dòng điện có thể đi qua môi trường: A.Dung dịch muối đồng . B.Nước cất. C.Thuỷ tinh D.Cả A, B, và C. Câu 5: Đồ dùng nào sau đây có ứng dụng tác dụng từ của dòng điện? A.Ti-vi. B.Đèn LED. C.Chuông điện. D.Ấm điện. Câu 6: Tác dụng nào sau đây được ứng dụng để chế tạo bóng đèn bút thử điện? A.Tác dụng nhiệt. B.Tác dụng phát sáng. C.Tác dụng từ. D.Tác dụng hoá học. 2.Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào các chỗ trống dưới đây: (1đ). Vật trung hoà về điện, nếu thu thêm electron thì nhiễm điện (1) ; nếu (2) electron thì nhiễm điện (3) Khi 2 vật cọ xát với nhau, nếu bị nhiễm điện thì chúng mang điện tích (4) II.Phần tự luận: (6đ). Câu 1: Dòng điện trong kim loại là gì? Trong mạch điện, các electron tự do dịch chuyển trong dây dẫn theo chiều nào? (1,5đ). Câu 2:Lấy mỗi tác dụng của dòng điện dưới đây 2 ví dụ ứng dụng: (1đ). - Tác dụng phát sáng: - Tác dụng từ: Câu 3: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào mặt gương.Giải thích tại sao? (1,5đ). Câu 3: Vẽ sơ đồ mạch điện có: nguồn điện gồm 2 pin mắc nối tiếp, 1 khoá K, 1 bóng đèn đang sáng.Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch? (2đ). ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM. ĐỀ A: I.Phần trắc nghiệm: (4đ). 1.Chọn ý đúng: (3đ). Mỗi câu đúng: 0.5đ. Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: C 2.Điền vào chỗ trống: (1đ). Mỗi từ đúng: 0.25đ. (1): Hạt nhân. (2): Dương. (3): Electron (4): Âm. II.Phần tự luận: (6đ). 1 Nêu định nghĩa dòng điện đúng như SGK. (1đ). - Chiều qui ước của dòng điện. (0.5đ). 2 Tác dụng nhiệt: Mỗi ví dụ đúng 0.25đ. Nếu nêu 3 ví dụ, đúng 2 thì cho 0.25đ. - Tác dụng hoá học: Tương tự như trên. 3.Khi quay, cánh quạt cọ xát với không khí, 0.5đ. cánh quạt bị nhiễm điện, 0.5đ. nên hút chặt các hạt bụi bám vào nó 0.5đ. 4 Vẽ đúng toàn bộ mạch điện. 1.5đ. Nếu thiếu 1 nguồn điện hoặc thiếu 1 thiết bị điện trừ 0.5đ. - Vẽ đúng chiều dòng điện. 0.5đ. ĐỀ B: I.Phần trắc nghiệm: (4đ). 1.Chọn ý đúng: (3đ). Mỗi câu đúng: 0.5đ. Câu 1: D Câu 2: D Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: C Câu 6: B 2.Điền vào chỗ trống: (1đ). Mỗi từ đúng: 0.25đ. (1): Âm (2): Mất (3): Dương (4): Trái dấu, khác loại. II.Phần tự luận: (6đ). 1 Nêu định nghĩa dòng điện trong kim loại đúng như SGK. (1đ). - Chiều ngược với chiều qui ước của dòng điện.(Từ cực âm qua các dụng cụ điện đến cực dương của nguồn điện). (0.5đ). 2 Tác dụng phát sáng: Mỗi ví dụ đúng 0.25đ. Nếu nêu 3 ví dụ, đúng 2 thì cho 0.25đ. - Tác dụng từ : Tương tự như trên. 3.Khi lau, vải khô cọ xát với mặt gương, 0.5đ. mặt gương bị nhiễm điện, 0.5đ. nên hút chặt các vụn vải bám vào nó 0.5đ. 4 Vẽ đúng toàn bộ mạch điện. 1.5đ. Nếu thiếu 1 nguồn điện hoặc thiếu 1 thiết bị điện trừ 0.5đ. - Vẽ đúng chiều dòng điện. 0.5đ. . và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN VẬT LÝ 7. A Lớp: 7/ Tuần : 10 - Tiết 10 - Ngày: 06 /11 /2009. I. Phần trắc nghiệm: (3đ). 1. Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây: (1, 5đ). Câu 1: Khi nào ta nhìn. và tên: KIỂM TRA 1 TIẾT - MÔN VẬT LÝ 7. B Lớp: 7/ Tuần 10 - Tiết 10 - Ngày 06 /11 /2009. I. Phần trắc nghiệm: (3đ). 1. Chọn ý đúng nhất trong các câu dưới đây: (1, 5đ). Câu 1: Vật nào dưới đây. của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất gì? (1 ). 3. Cho 1 điểm sáng S và 1 điểm A ở trước 1 gương phẳng như hình vẽ. a. Vẽ ảnh S' của điểm sáng S tạo bởi gương? (1 ). b. Vẽ 1