Khởi nghiệp trong 12 tuần TUẦN 7: SẮP XẾP LẠI CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT Week 7: Getting Your Startup Paperwork in Order Người ta biết đến doanh nhân thường không phải là những người lười, nhưng họ lại có tiếng là lười đụng vào các giấy tờ mang tính pháp lý. Nhưng không có chỗ dành cho sự lười biếng khi nhu cầu cần tới là giấy đăng ký hoặc giấy phép cho doanh nghiệp của bạn. Tưởng chừng đây là các chi tiết vụn vặt hoặc phí tiền, nhưng lại rất cần. Các doanh nghiệp ngày nay muốn hoạt động cần phải có một hoặc nhiều giấy phép để đáp ứng yêu cầu của chính phủ về đăng ký, thuế, an toàn, môi trường và hàng loạt các yêu cầu khác. Thường thì giấy đăng ký và giấy phép bạn cần lưu ý ở các mức quản lý của chính phủ như Sở, ngành, ủy ban nhân dân thành phố, quận và đôi khi cả phường nữa. Đăng Ký Với Chính Phủ và Giấy Phép Các doanh nghiệp nhỏ thường không phải lo lắng nhiều về giấy phép an toàn và môi trường, nhưng phải đăng ký thuế. Quy trình xin mã số thuế, mua hóa đơn tài chính đã được nêu ra ở phần trước. Có một số ngành khi hoạt động bạn cần có giấy phép như dịch vụ pháp lý, khám, chữa bệnh, dược phẩm, dịch vụ thú y, thuốc thú y, dịch vụ thiết kế quy họach xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng, dịch vụ kiểm toán, sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật, dịch vụ xông hơi khử trùng, thiết kế phương tiện vận tải, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, dịch vụ kế toán, môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản. Ngoài ra có một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện bạn cần lưu ý như: hoạt động Karaoke, phát hành và xuất bản ấn phẩm, quảng cáo, trò chơi điện tử, ngành nghề y, dược. Các ngành nghề kinh doanh cần có vốn pháp định như: tổ chức tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, kinh doanh lữ hành và dịch vụ giới thiệu việc làm. Một số dự án đặc biệt có thể cần sự chấp thuận của các bộ hoặc văn phòng chính phủ, tùy theo quy mô và mức độ phức tạp của dự án bạn định thực hiện. Đăng Ký Với Chính Quyền Địa Phương Bên cạnh các yêu cầu của chính phủ về giấy phép và đăng ký kinh doanh, đôi khi bạn cần đăng ký hoặc thông báo việc kinh doanh cho chính quyền địa phương như Ủy ban nhân dân hoặc Công an sở tại nhằm hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn. Đúng là nhiều khi khá khó khăn và mất thời gian khi tìm hiểu tất cả các giấy phép hoặc giấy đăng ký bạn cần khi kinh doanh. Có nhiều doanh nhân bỏ qua phần này và không quan tâm phù hợp tới các giấy phép, đăng ký cần thiết khi kinh doanh và họ phải chịu rủi ro bị phạt, hoặc bị gây ảnh hưởng uy tín đôi khi dẫn tới phá sản khi bị phát hiện thiếu một số giấy phép hoặc đăng ký cần có. Tôi nghĩ rằng các doanh nhân này không phải do không muốn xin giấy phép hoặc đăng ký mà do lười. Một lần nữa, xin bạn hãy kiểm tra lại xem mình đã hoàn thành tất cả các giấy tờ cần thiết chưa nhé! Nếu đã hoàn thành rồi, tức là chặng đường khởi nghiệp của bạn đã qua dược 7 tuần rồi đấy! . Khởi nghiệp trong 12 tuần TUẦN 7: SẮP XẾP LẠI CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT Week 7: Getting Your Startup Paperwork in Order Người ta biết. cả các giấy tờ cần thiết chưa nhé! Nếu đã hoàn thành rồi, tức là chặng đường khởi nghiệp của bạn đã qua dược 7 tuần rồi đấy! . tới là giấy đăng ký hoặc giấy phép cho doanh nghiệp của bạn. Tưởng chừng đây là các chi tiết vụn vặt hoặc phí tiền, nhưng lại rất cần. Các doanh nghiệp ngày nay muốn hoạt động cần phải có một