"Ngón" mớitiếpthịsốcùng nghệ thuậtthứ7 Tại hội chợ giải trí Comic-con diễn ra gần đây, các nhà tổ chức đã mời gọi người dùng iPhone đến thu hình tại những điểm nóng xuất hiện trong bộ phim "Resident Evil: Afterlife" (Tạm dịch Xác chết hồi sinh: cuộc đời sau cái chết). Đằng sau "màn kịch" này chính là ý tưởng nhắm đến những khán giả mới cho bộ phim 3D bom tấn sắp ra mắt này. Từ những ứng dụng di động cho các bộ phim ma, đến các trailer phim, kỷ nguyên số đang mở ra cơ hội rút ngắn con đường tiếp cận khán giả cho nghệ thuậtthứ 7. Trong cái đầu ma mãnh của các giám đốc tiếp thị, câu kéo lượng khán giả đông đảo ở Comic-Con cũng tương tự như bắt cá đang bơi trong chậu vậy. Chính hãng phim Disney suốt 3 năm qua cũng đã tung ra "mồi nhử" khán giả là những đoạn trailer của "Tron" (Kẻ lật đổ) tại sự kiện này. Tuy nhiên, phải đến thời điểm hiện tại thìmới có thể nói ngành quảng cáo và phân phối số cho điện ảnh cuối cùng đã bước vào giai đoạn trưởng thành. Đối với Jason Yim, tổng giám đốc của công ty truyền thông số Trigger, các ứng dụng tương tác trên điện thoại là mỏ vàng lớn nhất cho ngành tiếpthị phim ảnh. Ông nói với CNN: "Đây chính là mắt xích cuối cùng tạo nên vòng quay hoàn chỉnh. Đối với các studio và các nhà làm phim nhỏ, những ứng dụng trên điện thoại tỏ ra rất hữu ích. Chúng ta chỉ cần phát triển nó 1 lần và có thể nhúng vào 13 ngôn ngữ khác nhau. Chỉ với 1 ứng dụng nhỏ, bạn đã có cả một chiến dịch quảng cáo toàn cầu. Nếu là vài năm trước đây thì chuyện này là không thể." Theo Yim, khả năng thiết kế các chiến dịch toàn cầu và phát triển những sản phẩm tùy chọn chỉ mới xuất hiện trong 1 năm gần đây. Năm ngoái, công ty của ông đã thực hiện thành công chiến dịch trên mạng cho bộ phim "District 9" (Quận 9) và hiện đang phối hợp với Sony để tiếpthị cho những bộ phim Hollywood có ngân sách lớn như "Green Hornet" (Tạm dịch: Ong bắp cày xanh). Bên cạnh lý do tiến bộ của công nghệ, kết quả này còn do ngành công nghiệp điện ảnh cũng đã bắt đầu biết tận dụng những khả năng thế giới số đem lại cho họ. "Các nhóm tiếpthịsố trước đây thường rất chậm chạp trong những bước đi đầu tiên, vì vậy mà đơn đặt hàng không mấy khi đến được với họ, bởi có quá nhiều kênh truyền thông khác. Giờ đây, sức mạnh không thể thay thế của kỹ thuậtsố đã được áp dụng để sản xuất những đoạn chiếu trước cho khán giả ngay khi bộ phim còn đang quay dở." Trong khi các ứng dụng trên điện thoại còn đang tiến hóa thì mạng xã hội vẫn là phương tiện đơn giản nhất và, rất có thể, hiệu quả nhất để tiếp cận khán giả. Theo Yim: "Facebook và các mạng xã hội khác thực sự đem lại sự kết nối. Nếu như có 1 người trên Facebook thích phim của bạn, khoảng 50 người khác cũng sẽ chú ý đến bộ phim đó. Không dễ gì tìm được sự kết nối này trong quá khứ." Bên cạnh những công ty như Trigger, các nhà làm phim độc lập và các nhà phân phối sáng tạo trên điện thoại và mạng internet là những người có khả năng hưởng lợi nhiều nhất từ thế giới số đang ngày càng rộng mở. Phil Cox, nhà sản xuất phim của hãng Native Voices Films nói với CNN: "Trong quy trình hiện nay, tiếpthị và phân phối số chính là yếu tố mà chúng tôi phải nghĩ đến đầu tiên." "Chúng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thành công của một dự án. Mà năng lực của kỹ thuậtsốthì liên tục mở rộng rất nhanh. Chúng tôi thậm chí còn phải gắng sức để theo kịp những tiến bộ mới." Kết nối với khán giả chính là mục tiêu cao nhất cho các nhà làm phim độc lập và hẳn Cox cũng chẳng quá lời khi ca tụng truyền thông kỹ thuậtsố như vậy. "Facebook với hơn nửa tỉ người dùng cộng với các ứng dụng trên điện thoại ngày càng được ưa chuộng đã tạo ra vô vàn cơ hội để khán giả biết đến những bộ phim của chúng tôi và xem thử chỉ sau vài cú nhấp chuột đơn giản." Bộ phim tài liệu mới nhất của của Cox với tên gọi: "Thám tử Bengali" đang được quay tại Kolkata, Ấn Độ. Cách mà bộ phim được quay, được phân phối và thậm chí cấp vốn đều đã thực sự thay đổi khi Cox hợp tác với Babelgum, một mạng truyền hình số miễn phí cung cấp nội dung theo yêu cầu. "Những cơ hội mà họ đã mang lại cho chúng tôi thật tuyệt vời," Cox nhận xét. "Chúng tôi đã làm nhiều đoạn phim chiếu trước độc quyền cho họ trong quá trình quay phim". 8 đoạn phim chiếu trước và một số cảnh hậu trường của "Thám tử Bengali" đã được đăng lên mạng và bắt đầu gây được những tiếng vang. "Bằng cách này, chúng tôi có thể sớm thu về một khoản tiền và đảm bảo bộ phim được nhiều người biết đến trước khi hoàn thành. Bên cạnh đó, chúng tôi còn có thể thu hút thêm nhà đầu tư, nhà phân phối và người hùn vốn cho bộ phim." Trước đây, Babelgum từng sử dụng một số đoạn phim chiếu trước mà tiêu biểu nhất là bộ phim tài liệu về hệ sinh thái "The End of the Line" (Quá sức chịu đựng). Công ty này cũng cho biết họ đứng đằng sau bộ phim đầu tiên ra mắt trên điện thoại di động "Rage" hợp tác với nhà làm phim Sally Potter." Đi theo hướng mới trong ngành công nghiệp kỹ thuật số, Babelgum đã từng bước tạo được chỗ đứng cho mình. Karol Martesko-Fenster, giám đốc tại Babelgum cho biết: "Các nhà làm phim giờ đây đã tìm được lối ra khác ngoài kênh phân phối truyền thống. Những đoạn phim chiếu trước trên mạng không chỉ có vai trò tiếpthị mà còn "dọn đường" cho giai đoạn ra mắt của bộ phim chính. . "Ngón" mới tiếp thị số cùng nghệ thuật thứ 7 Tại hội chợ giải trí Comic-con diễn ra gần đây, các nhà tổ chức đã mời gọi. số đang mở ra cơ hội rút ngắn con đường tiếp cận khán giả cho nghệ thuật thứ 7. Trong cái đầu ma mãnh của các giám đốc tiếp thị, câu kéo lượng khán giả đông đảo ở Comic-Con cũng tương tự như. giả mới cho bộ phim 3D bom tấn sắp ra mắt này. Từ những ứng dụng di động cho các bộ phim ma, đến các trailer phim, kỷ nguyên số đang mở ra cơ hội rút ngắn con đường tiếp cận khán giả cho nghệ