1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Rắn độc cắn ppt

5 347 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 228,84 KB

Nội dung

Rắn độc cắn 1.Các loại rắn độc: Người ta chia làm 2 loại: -Rắn lục, rắn chàm quạp. -Rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia. Các loại rắn ít độc hơn: Rắn gáo, rắn nước. 2.Triệu chứng: -Rắn lục: Chỗ cắn đau buốt, sưng tấy, phù nề nhanh chóng, hoại tử lan dần xung quanh chỗ cắn về phía gốc chi. Truỵ tim mạch nếu có nọc độc nhiều, có thể phù phổi cấp tính, chảy máu các phủ tạng, liệt hô hấp, những ngày sau có tổn thương gan thận … -Rắn hổ: Dấu hiệu tại chỗ không đáng kể, ít phù, ít đau nhưng sau 30 phút trở đi, mệt mỏi rã rời, liệt các chi, liệt hô hấp, hôn mê, tổn thương cơ tim nặng như bloc nhĩ – thất hoàn toàn có thể làm ngưng tim, những giờ sau dễ có rối loạn đông máu gây đông máu rải rác trong mạch. 3.Xử trí: -Bất động bệnh nhân ngay. Nếu vết cắn ở các chi, để phần chi bị cắn thấp hơn người. -Băng ép chặt trên chỗ bị cắn 5 – 10 cm làm ga - rô tĩnh mạch bằng băng bản rộng nếu vết cắn ở chi để hạn chế sự lưu thông của máu tĩnh mạch và bạch mạch. Cứ 10 phút lại nới và băng ép tiếp phía trên cho đến gốc chi. -Dùng mũi dao sắc hoặc góc lưỡi dao cạo râu rạch rộng vùng rắn cắn qua điểm răng cắn (chỉ rạch hết lớp da) và nặn máu ra hoặc dùng bầu giác hút máu. Chú ý phải vô khuẩn các dụng cụ khi tiến hành. -Trước khi rạch da hút máu có thể rửa sạch vết cắn bằng nước chanh quả, xà phòng, phèn chua, rượu trắng hoặc Betadin. Những ngày sau, rửa vết thương bằng nước thuốc tím loãng: -Chườm đá tại chổ và trên chổ rắn cắn. -Có thể tiêm phóng bế quanh vết cắn bằng Novocain 2% 10ml. -Để trung hoà độc tố, tốt nhất thì dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu (nếu có), nhưng phải tiêm sớm. -Chống dị ứng: Depersolon 30 mg tiêm bắp thịt. Nếu đau nhiều dùng giảm đau cho bệnh nhân. -Nếu huyết áp giảm thấp thì truyền tĩnh mạch Noradrenalin 4 mg pha trong 500ml dung dịch glucose 5 % để đưa huyết áp lên. -Thở ôxy: -Nếu suy hô hấp phải bóp bóng Ambu hoặc đặt ống nội khí quản. -Tiêm kháng sinh chống bội nhiễm. Nếu tiến triển nặng hơn, hoặc biết chắc chắn là bị rắn hổ cắn, chuyển càng nhanh càng tốt về bệnh viện tiếp tục cấp cứu, đề phòng liệt cơ hô hấp. Điều trị bằng y học dân tộc: *Bài 1: Lấy ngay trong một các loại thuốc sau đây: -Lá Kim Vàng 20g + phèn 5g; giã vắt nước uống, bã đắp tại chỗ. -Rau răm 20g + muối 2g; giã vắt nước uống, bã đắp tại chỗ. -Chanh trái 1 quả + phèn 5g; vắt uống. -Rượu hội: 10ml uống 1 lần, cứ 15 phút lại uống 1 lần, không quá 5 lần. *Bài 2: Sau khi sử trí cấp cứu theo y học hiện đại rồi thì dùng tiếp đơn sau: -Lá trầu không tươi 40g, sinh khương 40g, quế chi 80g, phèn chua phi 20g, vôi đã tôi 20g. Vôi, quế, phèn phi tán thành bột mịn, gừng (sinh khương), trầu không giã vắt lấy nước cốt, trộn với bột trên, đem phơi khô, tán mịn lại lần nữa đưa vào chai vô khuẩn. Cho bệnh nhân uống 12g bột hoà với nước đun sôi để nguội. Lấy 10g bột pha với nước đun sôi để nguội rửa vết thương, 10g bột rắc vào vết thương băng lại. *Bài 3: Lá phèn đen còn tươi 1 nắm ( 5 – 10g) nhai nát nuốt nước, bã đắp lên chổ rắn cắn. 4.Điều kiện chuyển tuyến sau: -Bệnh nhân tạm thời ổn định: Mạch đều rõ, huyết áp tối đa >90 mmHg có thể chuyển bệnh nhân về tuyến sau. Vừa hồi sức vừa chuyển. -Nếu bệnh nhân vẫn còn nặng, điều kiện vận chuyển khó khăn, phải mời tuyến sau lên chi viện. . Rắn độc cắn 1.Các loại rắn độc: Người ta chia làm 2 loại: -Rắn lục, rắn chàm quạp. -Rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia. Các loại rắn ít độc hơn: Rắn gáo, rắn nước. 2.Triệu chứng: -Rắn. bệnh nhân ngay. Nếu vết cắn ở các chi, để phần chi bị cắn thấp hơn người. -Băng ép chặt trên chỗ bị cắn 5 – 10 cm làm ga - rô tĩnh mạch bằng băng bản rộng nếu vết cắn ở chi để hạn chế sự lưu. vùng rắn cắn qua điểm răng cắn (chỉ rạch hết lớp da) và nặn máu ra hoặc dùng bầu giác hút máu. Chú ý phải vô khuẩn các dụng cụ khi tiến hành. -Trước khi rạch da hút máu có thể rửa sạch vết cắn

Ngày đăng: 01/07/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w