L.H.BACKELAND (1863-1944) Phát minh Bakelit Tuy xenluloit là chất dẻo xuất hiện sớm nhất nhưng nguyên liệu sản xuất ra nó vẫn là từ tự nhiên. Cho nên danh hiệu “ông tổ chất dẻo” phải dành cho sản phẩm đa ngưng tụ phenol với formaldehyd được gọi là bakelit, hay còn gọi là “gỗ điện”. Người phát minh ra sản phẩm đó là nhà hóa học Mỹ L.H.Backeland (1863-1944). L.H.Backeland sinh ngày 14-11-1863 tại Gent, nước Bỉ. Đó là một thành cổ có lịch sử văn hóa lâu đời. Năm 21 tuổi, bằng thành tích khoa học xuất sắc, ông đã đoạt được học vị Tiến sĩ Đại học Gent, trở thành người đạt học vị tiến sĩ trẻ nhất trong lịch sử của trường này. Năm 1889, ông di cư sang Mỹ, làm việc tại một công ty nhiếp ảnh. Không lâu sau ông đã phát minh ra giấy ảnh có thể hiện hình trong ánh sáng nhân tạo, nên đã tự lập ra công ty riêng của mình để sản xuất loại giấy ảnh đó. Nhưng vì hứng thú của ông là phát minhnên ông bán công ty của mình để quay trở lại phòng thí nghiệm. Từ năm 1905, ông bắt tay vào nghiên cứu một loại vật liệu có thể thay thế cho Schellak. Schellak là một loại sáp thiên nhiên, do một loại côn trùng là cánh kiến bài tiết ra. Vào thời kỳ chưa có chất dẻo thì Schellak có tác dụng rất lớn: có thể dùng nó làm khuy áo, đĩa hát, sơn Schellak…Nhưng Schellak thiên nhiên có rất ít, phải cần tới mấy vạn con cánh kiến mới có được 0,454 kg Schellak. Để nghiên cứu chế ra Schellak nhân tạo, ông đọc rất nhiều báo cáo và luận văn thực nghiệm hóa học. Ông biết được, vào những năm 70 của thế kỷ 19, nhà hóa học Đức A.Von. Baeyer (1835-1917) đã phát hiện rằng formaldehyd và phenol có thể phát sinh phản ứng hóa học. L.H.Backeland có được gợi mở, bèn quyết định làm lại thí nghiệm của Baeyer, tìm “đột phá khẩu” từ trong đó. Theo những ghi chép của Baeyer, đầu tiên L.H.Backeland hỗn hợp formaldehyd và phenol với nhau. Ông nhận thấy hai thứ đó phản ứng hóa học với nhau không mãnh liệt, bèn thử đem đun nóng thì cũng không giải quyết được vấn đề. Thế là ông lấy phenol cho thêm vào một ít, coi như là chất xúc tác xem sao. Đâu ngờ các chất phản ứng lại dần dần biến thành một chất keo màu vàng, tựa như nhựa thông, nhựa đào dính chặt vào thành cốc sấy. Backeland định dùng nước để rửa chúng đi nhưng không sao rửa được. Tiếp đó, ông dùng nhiệt độ cao để nung chảy nó ra, nhưng lại làm chất keo trong cốc biến thành tảng cứng! Backeland ý thức được rằng đó là một vật liệu mới không sợ nước, cũng không bị tan chảy khi đun nóng. Để làm rõ tính chất của sản phẩm mới, Backeland đã kiên trì và hứng thú để thời gian suốt 4 năm nghiên cứu, tới năm 1909 mới làm rõ được sản phẩm là kết quả của phản ứng hóa học giữa phenol và formaldehyd; hình thái của nó rất giống nhựa cây, và ông đặt tên cho sản phẩm là nhựa phenol formaldehyd. Nhựa phenol formaldehyd có màu trắng như sữa, rất giống như ngà voi. Nó rất nhanh được dùng thay gang, thép, gỗ, xi măng, thủy tinh, phát huy đặc tính rất tốt của nó trong việc làm công tắc đèn điện, đui đèn, vỏ máy điện thoại, các linh kiện của máy điện, chế tạo bánh răng, trục và các linh kiện cơ khí. Dùng chất dẻo này để chế tạo thì các linh kiện khi làm việc không phát ra tiếng ồn, tuổi thọ dài, tính cách điện, cách nhiệt tốt. Việc sản xuất ra nó cũng tương đối đơn giản. Cho tới nay, nó vẫn là 1 trong 6 loại chất dẻo được sản xuất nhiều nhất. . vào nghiên cứu một loại vật liệu có thể thay thế cho Schellak. Schellak l một loại sáp thiên nhiên, do một loại côn trùng l cánh kiến bài tiết ra. Vào thời kỳ chưa có chất dẻo thì Schellak có. tiên L. H. Backeland h n h p formaldehyd và phenol với nhau. Ông nhận thấy hai thứ đó phản ứng h a h c với nhau không mãnh liệt, bèn thử đem đun nóng thì cũng không giải quyết được vấn đề. Thế l . dành cho sản phẩm đa ngưng tụ phenol với formaldehyd được gọi l bakelit, hay còn gọi l “gỗ điện”. Người phát minh ra sản phẩm đó l nhà h a h c Mỹ L. H. Backeland (1863-1944). L. H. Backeland