1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

"ÁNH TRĂNG" - Nguyễn Duy

3 411 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 31,5 KB

Nội dung

Và, ánh trăng lại còn đẹp hơn nữa, lung linh hơn nữa trong những ngày tháng con người tham gia chiến đấu trong rừng: "Hồi chiến tranh ở rừng, vầng trăng thành tri kỷ" Tri kỷ là biết ngư

Trang 1

ÁNH TRĂNG CỦA NGUYỄN DUY

"Tre xanh, xanh tự bao giờ, Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi"

("Tre Việt Nam" -Nguyễn Duy) Tên tuổi của Nguyễn Duy gắn liền với bài thơ "Tre Việt Nam" Với một giọng thơ mộc mạc chân tình, chất thơ sâu lắng, lời thơ như thủ thỉ, tâm tình, những tác phẩm của Nguyễn Duy đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ Bài thơ

"Ánh trăng" là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Duy được viết trong những năm đầu sau giải phóng Cũng từ chất thơ ấy, giọng thơ ấy, nhà thơ đã đưa vào bài thơ những trải nghiệm, những triết lý của một cuộc đời chiến đấu, gắn bó với quê hương, cuộc sống Qua đó, nhà thơ muốn gửi gắm đến mọi người một bài học về lòng ân nghĩa, thủy chung

Bài thơ được viết theo thể thơ năm tiếng, gồm bốn khổ, mỗi khổ bốn câu thơ Đặc biệt, chữ đầu của mỗi dòng thơ không được viết hoa Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dạt dào chảy theo hoài niệm ?

Hai khổ thơ đầu nhắc lại hình ảnh quá khứ thời thơ ấu và những năm tháng kháng chiến chống ngoại xâm

Vầng trăng tuổi thơ trải rộng mênh mông trong một không gian bao la:

"Hồi nhỏ sống với đồng, với sông rồi với bể"

Mạch thơ như cảm xúc dạt dào trôi chảy Hai câu thơ được gieo vần lưng, từ "với" được lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả một tuổi thơ được đi nhiều, được hạnh phúc cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, và ánh trăng sáng luôn là một người bạn thân thiết với con người Ánh trăng lung linh trên cánh đồng, huyền ảo soi bóng trên dòng sông, trên mặt bể Và, ánh trăng lại còn đẹp hơn nữa, lung linh hơn nữa trong những ngày tháng con người tham gia chiến đấu trong rừng:

"Hồi chiến tranh ở rừng, vầng trăng thành tri kỷ"

Tri kỷ là biết người như biết mình, bạn tri kỷ là bạn rất thân, là người luôn thấu hiểu, luôn chia sẻ với những những tâm tư, tình cảm của mình Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, người chiến sĩ luôn có vầng trăng làm người bạn chân tình Trăng luôn chia sẻ những buồn vui, những gian khổ, những mất mát hy sinh của người chiến sĩ Nẻo đường hành quân của người chiến sĩ trong đêm đã trở thành "nẻo đường trăng dát vàng" Trăng chia sẻ niềm vui thắng trận với người lính Đất nước trải qua những năm dài máu lửa, trăng là động lực giúp người chiến sĩ vượt lên mọi sự ác liệt của bom đạn quân thù:

"Và vầng trăng, vầng trăng đất nước, Vượt qua quầng lửa, mọc lên cao"

(Phạm Tiến Duật) Tình cảm của con người đối với vầng trăng là một tình cảm đơn sơ, giản dị mà chân thành Đó là một thứ tình cảm không vụ lợi, không toan tính, là một tình cảm rất mực thiêng liêng, trong sáng:

Trang 2

"Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ"

Câu thơ vẫn tiếp nhau theo vần lưng cùng với phép ẩn dụ, so sánh làm nổi bật chất hồn nhiên, trong sáng của cuộc đời người lính Hai câu thơ như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình

dị, hiền hậu Trăng là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy Trăng đã trở thành một người bạn tri âm, tri kỷ mà con người ngỡ sẽ không bao giờ lãng quên, sẽ giữ cho tình cảm ấy bền bỉ với thời gian:

"ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa"

Thế nhưng, cuộc đời bao giờ cũng có những ngã rẽ Và ngã rẽ của nhân vật trong thơ chính là ngày từ bỏ những năm tháng ở chiến khu để sống một cuộc đời tự do nơi thành phố mỹ lệ:

"từ hồi về thành phố quen ánh điện cửa gương"

"Ánh điện", "cửa gương" đâu chỉ là những phương tiện hiện đại, hoa mỹ, đó còn là những thứ xa hoa, tráng lệ nơi thị thành Những thứ ấy đã làm con người quên mất ánh trăng, đã trở thành rào cản, là hố sâu ngăn cách con người với vầng trăng tình nghĩa Con người bị đắm chìm trong thế giới vật chất, bị cuốn trôi theo những thứ xa hoa của thị thành, để rồi:

"vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường"

Những tình cảm mộc mạc, trần trụi ngày xưa đã bị con người quên lãng, bị thay thế bởi những ham muốn vật chất tầm thường Trăng vẫn theo con người đến tận thành phố xa hoa, nhưng giữa trăng và người đã có một khoảng cách quá lớn Vầng trăng trong câu thơ đã được nhân hóa Trăng đã trở thành một người dưng, một kẻ xa lạ Con người đã quên mất vầng trăng, quên cả những kỷ niệm đẹp bên vầng trăng tình nghĩa Giọng thơ thầm thì như trò chuyện, như giải bày tâm sự Chất trữ tình của thơ ca trở nên sâu lắng, chân thành

Thế rồi một tình huống bất ngờ xảy ra bắt con người phải đối diện với vầng trăng như ngày xưa:

"Thình lình đèn điện tắt phòng Buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn"

Tác giả sử dụng những từ có sức gợi tả rất lớn "thình lình", "đột ngột" để diễn tả một tình huống bất ngờ trong cuộc sống thị thành Khi ánh điện tắt đi cũng là lúc rào cản giữa con người và ánh trăng bị phá vỡ Vầng trăng ấy vẫn sáng, vẫn chiếu rọi ánh sáng hiền dịu, vẫn đợi chờ con người trở về với quá khứ nghĩa tình Và, khi đối diện với vầng trăng sáng, bao kỷ niệm, bao cảm xúc tràn về trong tâm trí của con người:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể

Trang 3

như là sông là rừng"

Câu thơ thể hiện một cảm giác xót xa khi quá khứ uà về như thác đổ Hai chữ

"mặt" trong câu thơ: mặt trăng và mặt người đối diện Vầng trăng vẫn đẹp, vẫn chan chứa nghĩa tình Vầng trăng ấy chẳng nói chẳng trách, thế mà người lính của ngày xưa ấy vẫn thấy "có cái gì rưng rưng"-một cảm giác xúc động, nước mắt ứa ra Những hình ảnh thân quen nhất gắn liền với tuổi thơ và năm tháng chiến đấu ùa về Đó là "đồng", là

"bể", là "sông", là "rừng", là vầng trăng tình nghĩa Trong giây phút này, khi đối mặt với người bạn tri kỷ ngày xưa, một cảm giác xót xa trỗi lên trong lòng nhân vật Có cái gì nghẹn ngào, sâu lắng là cho nhân vật không nói nên lời Cấu trúc thơ song hành kết hợp với điệp từ, so sánh diễn tả một cách chân thực những cảm xúc và tâm trạng của người trong cuộc

Khổ thơ cuối mang một ý nghĩa độc đáo, ngời sáng:

"Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình"

Vầng trăng vẫn đẹp, vẫn tròn đầy tình nghiã đối với con người Cụm từ "tròn vành vạnh" đâu chỉ có ý nghĩa miêu tả Đó còn là biểu tượng cho một quá khứ tròn đầy, một quá khứ với những kỷ niệm đẹp không phai nhoà theo thời gian Đó là một hình ảnh trái ngược với sự hờ hững, vô tình của con người khi sống ở thành phố hoa lệ trong hiện tại Ánh trăng ấy vẫn hiền dịu, không hề nói một lời oán trách Thế nhưng cái "im phăng phắc" của vầng trăng lại là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà nghiêm khắc đối với con người: con người có thể vô tình, có thể lãng quên, thậm chí là quay lưng với quá khứ, nhưng những hình ảnh nghĩa tình trong quá khứ gắn liền với thiên nhiên thì vẫn luôn tròn đầy, bất diệt Khổ thơ không chỉ đơn thuần là một lời kể, mà ẩn chứa trong đó còn là một chiều sâu tư tưởng, một triết lý trong tác phẩm

"Ánh trăng" là một trong những bài thơ đặc sắc của Nguyễn Duy bởi tác phẩm mang một chiều sâu tư tưởng, một triết lý sâu sắc Bằng thể thơ ngũ ngôn, lời thơ trong sáng, tha thiết, giọng điệu như tâm tình, nhà thơ đã bộc lộ với mọi người những tâm tư sâu kín nhất của mình "Ánh trăng" vẫn sẽ sống mãi trong lòng người đọc như một bài học sâu sắc: phải sống thuỷ chung, trọn vẹn, phải nghiã tình sắt son với bạn bè đồng chí, không bao giờ được lãng quên một quá khứ nghĩa tình, một tình cảm trong sáng, mộc mạc

Ngày đăng: 01/07/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w