ĐỜINHÀGIÁO Đã có nhiều câu danh ngôn, giả thiết, ví von rằng "nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Thực tình thời buổi này nghề giáo nằm ở vị trí nào trong xã hội nước ta? * Thực tế công việc, đồng lương và cuộc sống của nghề giáo. Xưa nay người theo nghề giáo hầu hết vẫn nghèo, chỉ có một số người (rất ít) trong nghề giáo có thể dạy thêm để tăng thêm thu nhập, còn lại chỉ có thể sống bằng đồng lương ít ỏi với bao khoản chi phí trông chờ vào đó như: Bảo hiểm Y tế (5%), Công đoàn phí (1%), Đảng phí, thăm hỏi trong cơ quan, tiền hỗ trợ người nghèo, thiên tai bão lũ và nhiều khoản phát sinh khác. Chưa nói đến việc để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác giảng dạy ngày nay giáo viên phải tự mua sắm trang bị máy tính, kết nối Internet, tiền chi phí sửa chữa máy tính khi hỏng hóc, một khoản tiền khá lớn cho chi phí văn phòng phẩm, Các khoản đó nếu được hỗ trợ thì cũng chẳng đáng là bao. Đấy là chưa kể đến tất cả mọi khoản chi phí cho cuộc sống của bản thân và gia đình thì giáo viên cũng chỉ trông chờ vào đồng lương của mình. Thử hỏi làm sao bạn có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình mình nhất là trong thời đại ngày nay? Bạn chỉ còn cách "thắt lưng buộc bụng" chờ tháng đoạn ngày qua và "nhờ trời " mà thôi Tôi hiểu những khó khăn trong cuộc sống của bạn tôi, những người đã có gia đình khi phải khó khăn như thế nào để tính toán trong chi tiêu hàng trăm khoản trong ngày. Hàng năm giáo viên cũng có được TIỀN THƯỞNG vào các dịp lễ tết theo quy định như: Ngày nhàgiáo Việt Nam, tết Nguyên đán. Nếu trường bạn có điều kiện thì có thể có thêm chút tiền thưởng cho ngày tết dương lịch, ngày Quốc tế lao động với số tiền trên dưới 100.000đồng/người. Thử làm một phép tính ta có kết quả là trung bình mỗi tháng một giáo viên có 57 giờ đứng lớp (tương đương 76 tiết dạy), có 4 đến 7 buổi đến trường sinh hoạt chuyên môn, họp hội đồng và công tác khác, mỗi tháng bạn phải giành ít nhất 4 giờ để dự giờ đồng nghiệp, mỗi tối bạn phải bỏ ra ít nhất 1 giờ để soạn bài, xem tài liệu, ngoài ra bạn còn phải chuẩn bị đồ dùng dạy học, tự học, ghi chép tích lũy chuyên môn, sưu tầm tài liệu trên Internet, chấm bài, vào điểm, ghi chép hồ sơ cá nhân vv. Ai không hiểu thì cho rằng giáo viên là những người được ăn trắng mặc trơn, mỗi ngày chỉ phải đi làm có 1/2 ngày, lại được nghỉ 3 tháng hè, họ đâu biết để có 45 phút đứng trên bục giảng ấy giáo viên đã phải giành rất nhiều thời gian chuẩn bị, và thời gian hè họ cũng phải làm rất nhiều công việc để kết thúc một năm học cũng như chuẩn bị cho năm học mới. Mà nghề giáo đâu chỉ đơn thuần là đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho học sinh, bên cạnh đó họ còn phải thực hiện nhiệm vụ thứ hai là giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh nữa. Cả hai chức năng nhiệm vụ đó luôn đòi hỏi người giáo viên phải hoàn thành. Bạn có ở trong nghề giáo mới biết và hiểu rằng nghề giáo không nhàn nhã một chút nào, trong khi đồng lương lại quá ít ỏi, tiền thưởng thì có đáng là bao. Ngành giáo dục chẳng bao giờ hết các phong trào thi đua học tập, hết phong trào này đến phong trào khác, có lúc thấy ngộp thở vì thi đua. Thế mà nghề giáo vẫn được coi là nghề rất nhàn nhã??? * Một góc sự thật về hai chữ "cao quý" trong nghề giáo hiện nay là như thế nào? Tôi không bi quan, tiêu cực hay phiến diện khi nói về nghề mà mình đang theo đuổi, nhưng phải cay đắng xót xa thốt lên rằng hai chữa "cao quý" ấy giờ đây chỉ còn trong ký ức, đã dần mất đi cái giá trị thực của nó, trở nên lý thuyết, sáo rỗng và không còn phù hợp với nghề giáo nữa. Bởi một thực tế là đa số người ta coi nghề giáo giờ đây là một nghề lao động kiếm tiền như bao nghề lao động khác. Học trò coi thầy cô đi dạy là để "ăn lương" nhiều hơn là để truyền thụ kiến thức văn hóa. Thậm chí có một đồng nghiệp tâm sự với tôi rằng khi đến nhà học sinh vận động các em bỏ học đến lớp trở lại thì được nghe chính phụ huynh của em ấy nói rằng: "Cô sợ học trò bỏ học rồi không biết dạy ai nữa nên mới đi vận động " (???). Nhiều lần tôi tiếp xúc với một số người làm việc ở các ngành nghề khác nhau, có cả các ngành nghề có thu nhập cao như Ngân hàng, Bưu điện, điện lực họ vô tình ghép chúng tôi vào một nhóm và ưu ái giành cho một cái tên thật đẹp: "Hội các thầy". Chữ "các thầy" ở đây ẩn một ý rất sâu xa mà nếu nói lái theo kiểu Trạng Quỳnh thì thật chua xót. (Trạng Quỳnh trong truyện Món ăn mầm đá đã nói lái món tương thành món ăn có tên gọi Đại phong: Đại phong = gió lớn = đổ chùa = tượng lo = lọ tương). Trong khi chúng tôi hiện nay đã phải đòi hỏi đạt chuẩn trình độ từ Cao đẳng trở lên thì những người đó số đông hầu hết chỉ ở trình độ trung cấp (Bưu điện, điện lực ), mà đồng lương của họ thì chênh lệch rất cao so với chúng tôi. Điều đó có nghĩa là vẫn có nhiều người nhìn nghề giáo là nghèo và với một thái độ thiếu trân trọng. Một sự thật khác là có một số ít giáo viên có trình độ chuyên môn chưa cao, lại ít cố gắng học hỏi cập nhật thông tin mới, ít tìm tòi sáng tạo, áp dụng phương pháp dạy học mới nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và áp dụng vào bài giảng, chỉ "nhai lại" kiến thức cũ và truyền đạt cho học sinh một cách thụ động, dẫn đến chuyện học sinh nhàm chán. Lâu dần chính bản thân họ tự chán nghề chán mình, không còn mặn mà với nghề nghiệp nữa, và lẽ đương nhiên là học sinh sẽ có thái độ xem thường họ rồi ảnh hưởng đến cả đồng nghiệp khác. Dù nói gì đi nữa thì vấn đề chữ "Thầy", đồng lương nghề giáo và sự nghiệp giáo dục vẫn là vấn đề ở tầm vĩ mô của quốc gia không thể giải quyết trong nay mai được. Những người trong ngành cũng chỉ biết "hy vọng" và chờ đợi một sự thay đổi dù biết còn phải chờ dài dài. Bạn là nhà giáo, dù bạn ở hoàn cảnh đời sống kinh tế như thế nào đi nữa thì tôi vẫn nghĩ và tin rằng: - Dù ít hay nhiều bạn cũng hài lòng về công việc mình đang làm. - Không bao giờ bạn hài lòng về đồng lương tiền công bạn đang hưởng so với công sức bạn bỏ ra. - Bạn ít có cơ hội để thay đổi cuộc sống của bạn hay làm một công việc khác tăng thu nhập cho bản thân. - Bạn phải chấp nhận cuộc sống khó khăn như bạn đã, đang và sẽ phải trải qua. Dù bạn có nổ lực cố gắng kiếm việc làm thêm tăng thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho gia đình bạn thì cũng chẳng đáng là bao, vì thời gian bạn phải giành cho nghề nghiệp chính đã chiếm gần hết quỹ thời gian của bạn. Việc "chân ngoài dài hơn chân trong" là rất khó để đạt được. Vì bạn không được phép bỏ bê công việc chính của mình, bởi nếu bạn không hoàn thành tốt công tác chuyên môn được giao thì chính bạn tự hạ thấp bản thân mình, tự đào thải mình một cách nhanh chóng nhất. Những trăn trở, khó khăn trong cuộc đờinhàgiáo có thể ví như một câu chuyện tình dở dang viết mãi không đến hồi kết thúc, như cuộc tình duyên lỡ làng mà "bỏ thì thương, vương thì tội". Người trong cuộc chỉ biết tìm niềm vui mỗi ngày lên lớp khi nhìn những "đứa con" (học trò) của mình tiến bộ. Chúng là niềm động viên lớn nhất trong đờinhà giáo. Quốc Bảo Tháng 10/2009 ___________________________________________________ ĐOÀN XUÂN BẢO Giáo viên Trường THCS Bình Thịnh Huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh Tel: 0986633886 Email: bailamos08@gmail.com Nick YM: bailamos08 Blog: http://blog.tamtay.vn/ketnoitrithuc/blog Website: http://xuanbao.tk ___________________________________________________ " Người trong cuộc chỉ biết tìm niềm vui mỗi ngày lên lớp khi nhìn những "đứa con" (học trò) của mình tiến bộ. Chúng là niềm động viên lớn nhất trong đờinhà giáo". Tôi rất thích câu kết này của QB. Còn chuyện "chân ngoài dài hơn chân trong", đó cũng là điều hiển nhiên thôi vì ai cũng vậy trước hết chúng ta phải có một gia đình riêng "đủ" cái đã. Có thực rồi mới tình đến đạo chứ. Nói thế thì xem ra có bị cho là ích kỉ koh? Ông bà xưa có câu "Nhất nghệ tinh nhất thân vinh" : đương nhiên ai cũng biết rằng khi ta chú tâm sống chết vào 1 việc gì đó thì luôn chắc chắn sẽ gặt hái được kết quả cao nhất - Là người thầy, ai lại koh muốn các tiết dạy của mình luôn đạt hiệu quả cao nhất. Mà muốn vậy thì phải tập trung đầu tư, trông khi xung quanh mỗi người thầy cô giáo chúng ta luôn ám ảnh bởi hình ảnh "cơm áo,gạo, tiền" mà lương nhà nước thì không đủ trang trải Nói thêm, Hiện tại theo như báo chí và xã hội đang đề cập là lương giáo viên đang lên? Để trả lời câu hỏi trên, tôi xin làm 1 bài toán thực tế như sau: Cách đây khoảng chừng trên dưới 10 năm, lúc ấy lương của tôi khoảng 1,1 triệu đồng/ tháng, vàng lúc ấy là 500 ngàn /chỉ. Như vây nếu qui ra vàng tôilảnh được 2,2 chỉ/ tháng. Còn bây giờ, lương tôi 3,5 triệu/ tháng, vàng 23 triệu đồng/ chỉ. Vậy là lương tôi đang lên chăng??? Nên thực tế koh "nhất nghệ tinh" được thì phải "nhị nghệ tinh" mà thôi chứ biết làm sao bây giờ. Mặc dù, biết đó là giải pháp chưa thật sự hoàn hảo cho lắm. Đây chỉ là giải pháp tình thế, theo suy nghĩ riêng của tôi để chờ đợi thời cơ!!! Bạc một chút, nhọc nhằn một chút nhưng vinh quang thì lặng thầm. Lặng thầm nhưng vĩ đại. Rmongmute 11:51:32 ngày 10-10-2009 @thanhthananlacvosu,ketnoitrithuc : tôi đồng cảm với hai người. Tôi cũng đã từng đứng trên bục giảng và đã rời khỏi bục giảng. @omaichuoinb : có lẻ kinh nghiệm thực tế còn chưa nhiều. trong xã hội ngày nay. đòi hỏi giá trị vật chất thực tế. chứ giá trị về tinh thần là của riêng của mỗi con người.cho dù là ai đi chăng nữa, có yêu nghề bao nhiêu đi chăng nữa, ai cũng đi làm vì chén cơm manh áo. ngày nay thật sự không ít nhàgiáo đã không còn đi dạy nữa. Chúc cho 2 ông bạn vui với nghề và đời sống kinh tế đựoc khấm khá hơn. thân • omaichuoinb 11:18:43 ngày 10-10-2009 với tôi chỉ thoáng buồn nhẹ nhàng khi tiễn đưa một lứa học trò qua mỗi niên khóa , nhưng lại vui rất nhiều mỗi khi nghe tin có những học trò mình thành công trên đường đời , hữu dụng cho đất nước , vượt xa mình về tài năng , về sự nghiệp : 'con hơn cha nhà có phước , trò hơn thầy đất nước vinh quang . . Tôi chỉ xót xa đau lòng khi biết được một học trò nào đó có những hành vi bất xứng , không phân biệt rõ thiện ác , chính tà chỉ vì chút danh lợi phù du mà có thể bán rẻ lương tâm , coi nhẹ nhân cách , a tòng tiếp tay với kẻ tàn ác , bạo ngược rồi cam tâm trở thành một 'tiểu nhân phù thịnh . . Nghề thầy về vật chất thật rất đạm bạc , nhưng về tinh thần thì quá tuyệt vời . Qủa là một nghề vô cùng cao quí . Tôi thấy mãn nguyện và hãnh diện về mình trước kia đã quyết định chọn lựa làm người đưa đò văn hóa • trandangsonlinh 10:35:04 ngày 10-10-2009 có một cậu học trò mới tốt nghiệp cử nhân, sau 1 năm công tác, quay trở lại thăm trường, gặp cô giáo (thạc sĩ) đã dạy mình ở ĐH, hỏi cô:"lương của cô giờ này bao nhiêu ạ?" cô trả lời:" cô được ba triệu rưỡi lận" hoc trò:" cũng cao đó chứ cô nhỉ!" cô hỏi lại:" lương em khoảng bao nhiêu?" trò:"mười hai triệu cô ạ" thế mới thấy sự chênh lệch ghê gớm giữa các ngành hiện nay thanhthananlacvosu 09:20:34 ngày 10-10-2009 Bạn muốn nghề nhàgiáo có vị trí như thế nào trong xã hội thì chỉ cần quan sát và tự hỏi mình: - Trong 1 lớp 12, những em học giỏi nhất lớp có muốn thi vào D9HSP để thành GV ko? Hay thi vào các ngành kinh tế, kỹ thuật? - Trong 1 gia đình, bố mẹ, anh em có còn muốn cho con thi vào SP hay ko? Những bạn bè của tôi trong lớp cao học (về kỹ thuật điện) sau khi học xong phần lớn đều xin đi làm, ko làm giảng viên dạy ĐH nữa vì thu nhập và cơ chế quản lý. Là một người làm trong ngành giáo dục, tôi rất đồng cảm với tác giả. Ước gì Nhà nước có chính sách ưu đãi để phát triển giáo dục. . ĐỜI NHÀ GIÁO Đã có nhiều câu danh ngôn, giả thiết, ví von rằng "nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý". Thực tình thời buổi này nghề giáo nằm ở vị trí. giáo viên phải hoàn thành. Bạn có ở trong nghề giáo mới biết và hiểu rằng nghề giáo không nhàn nhã một chút nào, trong khi đồng lương lại quá ít ỏi, tiền thưởng thì có đáng là bao. Ngành giáo. bộ. Chúng là niềm động viên lớn nhất trong đời nhà giáo. Quốc Bảo Tháng 10/2009 ___________________________________________________ ĐOÀN XUÂN BẢO Giáo viên Trường THCS Bình Thịnh Huyện Đức