Sinh sảnnhântạo loài cángựa lớn nhấtthếgiới Trong số 7 loàicángựa ở vùng biển Việt Nam, đã có 5 loài được cho sinhsản ở điều kiện thí nghiệm, trong đó loàicángựa thân trắng là loài quý hiếm nhất. Cángựa thân trắng (Hippocampus kelloggi) là một trong số rất ít loài có kích thước lớnnhất trong giống Hippocampus. Hầu hết các loàicángựa trên thếgiới có chiều dài nhỏ hơn 20cm. Nhưng loàicángựa thân trắng đạt kích thước cực đại đến 35cm; loài H. abdominalis phân bố ở Úc chỉ đạt tối đa 32cm. Những nghiên cứu gần đây cho thấy cángựa thân trắng có hàm lượng amino acid và acid béo không no HUFA rất cao, đặc biệt là DHA. Hàm lượng kẽm và mangan cũng khá cao ở cá ngựa. Về mặt y học, điều này giải thích vì sao sử dụng cángựa giúp tăng cường hoạt động của thận và sự sinh tinh. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng cángựa giàu Na, K và P, rất cần thiết cho sự trao đổi chất của con người. Hàm lượng kẽm và sắt cao (160 microgam/g) ở cángựa giúp cải thiện hệ miễn dịch và tăng sự vận chuyển oxy của huyết sắc tố ở người. Cángựa thân trắng được ưa chuộng nhất trong y học cổ truyền Trung Quốc nhờ có kích thước lớn, thân trắng và nhẵn. Người ta cho rằng loài này có hoạt tính sinh học cao nhất trong các loàicángựa (ở Hồng Kông một số loàicángựa đen được tẩy trắng bằng hóa chất cũng là vì lý do này), do đó giá của chúng rất cao từ 100-300USD cho một cáthể có chiều dài từ 29-32 cm. Ở Việt Nam, cùng kích thước này, cá có giá dao động từ 700.000 đồng - 1.000.000 đồng/con. Cũng như hầu hết các loàicángựa khác ở nước ta và trên thế giới, loàicángựa thân trắng nằm trong sách đỏ Việt Nam, danh sách đỏ (Red list) của Liên minh Quốc tế bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên (IUCN) và phụ lục II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES). Điều này có nghĩa là chúng có nguy cơ bị đe dọa về nguồn lợi và vấn đề mua bán phải được giám sát chặt chẽ theo CITES. Ở Việt Nam, loàicá này phân bố ở độ sâu 20-150m, từ vùng biển Đà Nẵng đến Vũng Tàu, và rất hiếm gặp trong các mẻ lưới khai thác. Cángựa con được nuôi thả trong bể tại Viện Hải dương học. Trong thời gian gần đây, tập thể nghiên cứu của Viện Hải dương học đã cho sinhsản thành công đối với loàicá này. Cá có tỷ lệ sống trên 60%, tốc độ sinh trưởng nhanh, cá 7 tháng tuổi đạt chiều dài trung bình 20cm, dự kiến cá tròn 1 năm tuổi đạt chiều dài 25-26cm và có khả năng phát dục trong điều kiện thí nghiệm. Thành công này sẽ mở ra triển vọng tạo đàn cá bố mẹ F1, khép kín chu trình nuôi. Lưu ý rằng, một cá đực mang trứng ngoài tự nhiên có thể đẻ 1.000 con (với tỷ lệ sống như trên), sau một năm, người nuôi sẽ thu được hơn 600 cá thương phẩm, giá bán dao động 300.000-400.000 đồng/con. Tuy nhiên, trở ngại lớnnhất là nguồn cá bố mẹ rất hiếm để cho sinh sảnnhân tạo. Chi phí nuôi cángựa không lớn, ít rủi ro cho nên đây là đối tượng nuôi có triển vọng và tiềm năng về kinh tế. Tuy nhiên, nuôi cángựa cũng cần lưu ý đến vấn đề phát triển bền vững, tránh tình trạng mâu thuẫn giữa nghề nuôi và bảo vệ nguồn lợi như đã xảy ra ở một số đối tượng nuôi khác ở nước ta. Biện pháp hiệu quả nhất để sử dụng hợp lý nguồn lợi cángựa là phát triển nghề nuôi trên cơ sở sử dụng cá bố mẹ thế hệ F1 và thả cá giống trở lại với sinh cảnh thích hợp của chúng để tái tạo nguồn lợi. . Sinh sản nhân tạo loài cá ngựa lớn nhất thế giới Trong số 7 loài cá ngựa ở vùng biển Việt Nam, đã có 5 loài được cho sinh sản ở điều kiện thí nghiệm, trong đó loài cá ngựa. trắng là loài quý hiếm nhất. Cá ngựa thân trắng (Hippocampus kelloggi) là một trong số rất ít loài có kích thước lớn nhất trong giống Hippocampus. Hầu hết các loài cá ngựa trên thế giới có. hơn 600 cá thương phẩm, giá bán dao động 300.000-400.000 đồng/con. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là nguồn cá bố mẹ rất hiếm để cho sinh sản nhân tạo. Chi phí nuôi cá ngựa không lớn, ít rủi