Bảo vệ da trong nắng mùa xuân potx

4 277 0
Bảo vệ da trong nắng mùa xuân potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bảo vệ da trong nắng mùa xuân Bạn biết gì về những căn bệnh ở da do nắng gây ra? Bạn có thể làm gì để bảo vệ làn da của mình trong cái nắng rực rỡ của những ngày đầu xuân này? Mề đay do ánh sáng (su): Là hiện tượng phản ứng với tia UV. Bệnh được P.Merklen phát hiện vào năm 1904, nhưng đến năm 1923, nó mới chính thức có tên. Điều đặc biệt của chứng bệnh này là có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào, dù được che chắn cẩn thận hay không. Bệnh xuất hiện ở khoảng 5,3% dân số, không phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn nam giới. Bệnh có thể gặp ở người từ 10 đến 70 tuổi. trẻ sơ sinh cũng có thể là bệnh nhân của căn bệnh này. Triệu chứng: Bệnh có thể xuất hiện ở cả những vùng da kín đáo được che chắn cẩn thận. Điều đặc biệt hơn là những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng có thể bị ảnh hưởng nhẹ hơn những khu vực được bảo vệ kỹ. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị ngứa và đau chỉ vài phút sau khi bị ánh nắng mặt trời chiếu phải. Sau đó, trên da họ sẽ xuất hiện các nốt mẩn đỏ. Nếu các vết phồng rộp xuất hiện nhiều, da người bệng sẽ bị mất nước, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, nôn mửa. Ở một số ít bệnh nhân còn có thể xuất hiện triệu chứng co thắt phế quản. Nếu các vết phồng rộp xuất hiện nhiều, da người bệng sẽ bị mất nước, dẫn đến các triệu chứng đau đầu, nôn mửa. Điều trị: Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh mề đay do ánh sáng: Thuốc kháng histamine liều cao thường được dùng để làm giảm tình trạng sưng, ngứa và đỏ da. Phương pháp sử dụng chlor pheramin được áp dụng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Phương pháp thứ ba là dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch. Ngoài ra, thuốc corticoides (uống hoặc tiêm) chỉ dùng điều trị trong trường hợp nặng. Phát ban đa dạng do ánh nắng (PMLE): Đây là một căn bệnh đặc biệt, được các bác sĩ gọi vui là bệnh của ma cà rồng hay nhiễm độc ánh nắng. Bệnh phát ban đa dạng do ánh nắng khiến da bị nổi mẩn ngay cả khi bạn ít tiếp xúc với ánh nắng. Những người dễ bị bệnh này tác động gồm: phụ nữ dưới độ tuổi 30, có làn da sáng, sống ở nơi không có ánh nắng mặt trời thường xuyên và có người thân trong gia đình mắc bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng ảnh hưởng đến trẻ em và không phổ biến ở nam giới. Các bệnh nhân của căn bệnh này chỉ thích hợp sống ở những nơi quanh năm không có ánh nắng mặt trời. Triệu chứng: Bệnh có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện phổ biến nhất là trên cánh tay người bệnh nổi từng đám mụn màu đỏ và hồng. Các vùng khác như cánh tay, cổ và ngực cũng chịu ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, các vết phát ban bị phồng lên và lan rộng. Vết phát ban kèm theo triệu chứng cảm sốt và biến mất sau vài ngày. Điều trị: Thông thường bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân bôi thuốc mỡ steroids. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn với loại thuốc hydroxychloroquine. Ở một số người, da bị sưng tấy lên khi cháy nắng. Cháy nắng: Thông thường, da dễ bị ăn nắng nếu bạn ở dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Tuy nhiên, mức độ cháy nắng còn tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên phơi nắng hợp lý để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc phơi nắng, các sắc tố trên da không đủ khả năng bảo vệ da. Những người có làn da trắng, mịn, màu tóc sáng sẽ có khả năng bị cháy nắng cao hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc và mỹ phẩm khi sử dụng cũng khiến chúng ta dễ bị ăn nắng hơn. Triệu chứng: Cháy nắng chính là triệu chứng của bỏng cấp, khiến người bệnh cảm thấy đau rát, làn da chuyển sang màu đỏ ửng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không nhận ra mình bị cháy nắng cho đến vài tiếng sau khi phơi nắng. Khi này, người bệnh sẽ có cảm giác đau và bỏng rát ở da. Ở một số người, da bị sưng tấy lên khi cháy nắng. Những bệnh nhân cháy nắng nặng sẽ có thê bị cảm, ớn lạnh và yếu đi rất nhanh. Một số ít trường hợp bệnh nhân có thể bị sốc vì cháy nắng. Vài ngày sau, cảm giác đau rát sẽ biến mất, nhưng lúc này vùng da cháy nắng sẽ bong tróc ra thành từng mảng lớn. Bệnh nhân có thể có cảm giác ngứa ngáy trong vài tuần sau đó. Điều trị: Bạn có thể dùng đá hoặc khăn lạnh chườm lên vùng da bị cháy nắng ngay lập tức. Uống aspirin hoặc acetaminophen (tylenol) ngay sau khi phơi nắng để làm dịu tình trạng sưng hoặc bong tróc da do nắng. Sử dụng gel lạnh hoặc thuốc mỡ có tinh chất lô hội hoặc kháng sinh histamine bôi lên những vùng da bị tổn thương do nắng. Bạn cũng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng đến khi tình trạng cháy nắng hết hoàn toàn. Trường hợp cháy nắng nghiêm trọng, lan trên diện tích rộng hoặc say nắng, bạn nên đi khám ngay. . Bảo vệ da trong nắng mùa xuân Bạn biết gì về những căn bệnh ở da do nắng gây ra? Bạn có thể làm gì để bảo vệ làn da của mình trong cái nắng rực rỡ của những ngày đầu xuân này? . Ở một số người, da bị sưng tấy lên khi cháy nắng. Cháy nắng: Thông thường, da dễ bị ăn nắng nếu bạn ở dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài. Tuy nhiên, mức độ cháy nắng còn tuỳ vào cơ. chúng ta nên phơi nắng hợp lý để cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc phơi nắng, các sắc tố trên da không đủ khả năng bảo vệ da. Những người có làn da trắng, mịn, màu

Ngày đăng: 01/07/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan